Thiển đàm mỹ thuật ngày nay (Phần 2)
Ở các viện mỹ thuật các quốc gia phương Đông, sở thích thẩm mỹ còn có truyền thống một chút, rõ ràng có một bộ phận người khó mà chấp nhận những thứ quá biến thái, từ đó kiên trì sáng tác điêu khắc, hội họa tả thực truyền thống.
Tiếp theo Phần 1
“Truyền thống” ở đây cũng không phải là truyền thống cổ điển chân chính kế thừa hàng trăm năm lịch sử. Về điểm này, thực ra rất nhiều người làm mỹ thuật truyền thống đều ý thức được, nhưng khổ nỗi rất nhiều phương pháp kỹ thuật truyền thống đã bị thất truyền, mọi người lại bị phong cách nghệ thuật biến dị cận hiện đại làm thay đổi thẩm mỹ, dẫn đến phương pháp kỹ thuật thể hiện ra đầu Ngô mình Sở. Ví dụ thi đại học mỹ thuật Trung Quốc, bao nhiêu năm nay đều khư khư phong cách kỳ quái phác họa nhấn mạnh kết cấu, chải nét các khối bột màu, điều này xưa nay chưa từng được giới hội họa truyền thống phương Tây thừa nhận. Bảo tàng Louvre Pháp lưu giữ số lượng khổng lồ các tranh phác họa và tranh màu, nhưng không có bức nào có thể nhìn thấy phong cách tranh dị thường kiểu thi đại học mỹ thuật Trung Quốc.
Loại mỹ thuật này nhìn một cách tổng thể là sản phẩm tổng hợp từ phong cách hội họa Chủ nghĩa Cộng sản có nguồn gốc từ Liên Xô cũ kết hợp với bộ phận thủ pháp vẽ của chủ nghĩa phân sắc phái ấn tượng, do vậy mới thể hiện ra đầu Ngô mình Sở. Người học hội họa ở Trung Quốc do từ bé đã bị nhồi thủ pháp hội họa đó, có thể đã quen với nhìn thấy cái bình tròn như là một vật bị đập vỡ thành đa diện, quả táo giống như bị dao cắt thành từng mẩu từng mẩu, nhưng vỏ vẫn còn trên đó, vải nền đơn sắc không bị vẽ giống như đồng lúa thì bị biến thành vải in hoa… Sinh viên toàn quốc mấy chục năm nay vẫn vẽ như thế này. Các họa sĩ vẽ tĩnh vật trường phái họa Hà Lan nếu sống đến hôm nay có thể sẽ kinh ngạc mà than thí sinh Trung Quốc lại kiên trì cố chấp đối với thủ pháp hội họa quái dị này đến vậy.
Sau khi thi đỗ vào học viện mỹ thuật, thủ pháp hội họa màu nước này do nguyên nhân thói quen vẽ tranh nên luôn luôn được đưa vào sáng tác các dòng tranh chủ lưu như sơn dầu v.v.. Do tuyệt đại đa số các thầy cũng không tiếp xúc với kỹ thuật tranh sơn dầu chính thống, do đó đại đa số là cũng hài lòng với thủ pháp hội họa các sinh viên sau khi pha màu xong trực tiếp quét màu lên vải vẽ, hơn nữa giới nghệ thuật chủ trương phong cách tự do sáng tác, về cơ bản các sinh viên thích làm thế nào thì làm thế đó. Về một ý nghĩa nào đó mà nói, trường học không truyền thụ kỹ thuật, thủ pháp hội họa đàng hoàng cho sinh viên, những gì sinh viên làm chỉ là tụ tập nhau lại luyện vẽ tranh, mà trên lớp học vẽ tả thực, các thầy cũng chỉ dạy những cái cụ thể như chỗ nào nên vẽ màu gì đậm hơn, sáng hơn hoặc tối hơn mà thôi.
Nếu nói người Trung Quốc không hiểu kỹ thuật thủ pháp hội họa chính thống châu Âu là do vị trí địa lý Đông – Tây cách xa nhau, hơn nữa thời gian mà Trung Quốc du nhập hội họa phương Tây khá ngắn, thế thì vấn đề của châu Âu chính là tự vứt bỏ báu vật truyền gia của tổ tông. Charles Moreau-Vauthier (1857-1924) – nhà lịch sử mỹ thuật, họa sỹ Pháp, vào năm 1923 khi viết sách kỹ thuật thủ pháp tranh sơn dầu đã bày tỏ đương thời thủ pháp kỹ thuật truyền thống đã bị coi thường rồi. Về vấn đề này, Max Doerner (1870-1939) – nhà chất liệu mỹ thuật Đức cũng phát biểu cảm khái tương tự như vậy. Trên thực tế, trào lưu vứt bỏ truyền thống của giới mỹ thuật đương thời đã khiến cho các họa sỹ hiểu thủ pháp kỹ thuật chân chính không lối thoát. Vào năm 1922, John William Godward(1861-1922) – họa sỹ phái tiền Raffaello và tân cổ điển do phong cách cổ điển tả thực nghiêm cẩn đã bị giới mỹ thuật tôn sùng phong cách vẽ loạn của Picasso kỳ thị mà tự sát, trước khi chết đã để lại một lời câu nói: “The world is not big enough for myself and a Picasso” (Thế giới không đủ lớn để dung nạp tôi và Picasso). Lúc đó những kẻ vẫy vùng trong giới mỹ thuật như cá gặp nước đã là người làm mỹ thuật chủ nghĩa hiện đại rồi. Năm 1917, Marcel Duchamp đã tùy tiện ký tên trên bãi nước tiểu vừa đổ ra liền thành tác phẩm nghệ thuật đem trưng bày rồi, lấy tên là “Suối tuôn” (Fountain). Sau này Manzoni phát triển lên đến trực tiếp trưng bày chữ ký trên mông cô gái đã cởi hết ra, đặt tên những cô gái khỏa thân có chữ ký của ông ta là “Pho tượng sống” (Sculture viventi)… Trái lại, những họa sỹ và nhà điêu khắc nghiêm cẩn tuân theo truyền thống, khắc khổ rèn luyện kỹ thuật nghệ thuật chân chính lại không có không gian sinh tồn, điều này đã dẫn đến sự biến mất nghiêm trọng của thủ pháp kỹ thuật truyền thống.
Do thủ pháp kỹ thuật và chất liệu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự thất truyền của thủ pháp kỹ thuật dẫn đến các họa sỹ không hiểu hoặc không coi trọng đặc tính chất liệu. Các trường, viện mỹ thuật ở các nước đều rất hiếm khi nhìn thấy giáo trình chất liệu hội họa chuyên ngành. Bởi vì các thầy đều không hiểu, chỉ nắm được một chút chất liệu còn lại nghe lỏm mà thôi. Thế là mọi người ném phần công việc này cho các nhà sản xuất chất liệu màu, để họ giải quyết vấn đề xung đột lẫn nhau về hóa học của các chất liệu màu khác nhau. Nhưng khoa học lại chưa phát triển đến mức có thể để tất cả các chất liệu màu hoặc chất điều hòa có thể tùy ý trộn lẫn mà không xảy ra phản ứng xấu nào, đồng thời mục đích của các nhà sản xuất chất liệu màu là vì để kiếm tiền, giữa các thương gia cũng có vấn đề cạnh tranh lẫn nhau. Do đó các thành phần trong chế tạo các sản phẩm chất liệu màu, môi chất điều sắc v.v…đã trở thành bí mật kinh doanh. Do các họa sỹ đại bộ phận trên lĩnh vực này đều là người hoàn toàn ngoại đạo, do đó không hề coi trọng chút nào, chỉ biết mua về dùng. Còn nói về dùng những thứ mua về có thể gây ra hậu quả xấu gì hay không, dường như tất cả họa sỹ đều có thái độ bỏ tiền ra mua vận may, cũng không nghĩ quá nhiều.
Ngày nay cho dù là các thương hiệu chất liệu màu vô cùng nổi tiếng, các họa sĩ cũng chỉ có thể tiếp xúc được lời giới thiệu vắn tắt cơ bản, ví dụ như về chất liệu màu tranh sơn dầu, nhà sản xuất chỉ giới thiệu nội dung vô cùng đại khái như thành phần cơ bản của chất liệu màu, hàm lượng dầu đại thể, tính chịu ánh sáng hoặc tốc độ khô đại khái v.v.. Cứ cho người trong nghề đi thì cũng khó mà chỉ có thể dựa vào các thông tin cơ bản này mà giám định được chất lượng sản phẩm, do đó điều duy nhất các họa sĩ có thể làm là xông đến danh tiếng và giá cả của các thương hiệu sản phẩm chất liệu màu mà thôi. Nhưng dưới tình huống không hiểu chất liệu, chỉ dựa vào bỏ khoản tiền lớn ra, chưa chắc có thể có được được hiệu quả như mong muốn. Max Doerner đã từng đưa ra ví dụ chính ông trải qua: Khi ông còn trẻ ông pha màu lục bảo ngọc với vàng nhạt đã vẽ ra bức tranh phong cảnh mùa xuân màu xanh nhạt, nhưng vài chục năm sau, bức tranh đó đã hoàn toàn biến thành màu đen sẫm, vượt xa những gì chúng ta thường hình dung về khái niệm “tranh sơn dầu trở nên đen”. Nguyên nhân màu xanh nhạt pha chế ra biến thành đen đậm không có liên quan đến chất lượng chất liệu màu, mà là hai nguyên tố đồng và cadmi trộn vào nhau sinh ra phản ứng lưu hóa gây ra, chất liệu màu có tốt hơn nữa cũng sẽ như thế.
Cũng lý do như vậy, những người say sưa với tìm mua nguyên liệu tự nhiên đắt tiền như “lam sẫm thật”, “chu sa thật” khi vẽ tranh cũng chỉ kiến nghị là thành thật theo thủ pháp kỹ thuật xưa cứ từng tầng từng tầng màu đơn vẽ lên. Nếu dùng thủ pháp kỹ thuật hiện đại trực tiếp pha trộn, những thứ này cùng với chất liệu màu khoáng chất có các thành phần kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, cuối cùng sẽ khiến tác phẩm biến thành tấm bảng đen.
Thực ra hiện nay không chỉ tác phẩm hội họa càng ngày càng không chuyên nghiệp, các phòng trưng bày các tác phẩm mỹ thuật cũng như vậy. Kết cấu kiến trúc Viện bảo tàng Louvre cổ kính với kim tự tháp pha lê phái hiện đại chắn ở phía trước, về phong cách mà nói thì chẳng ăn nhập chút nào, trở thành nét bút hỏng lớn nhất trong quần thể kiến trúc trung tâm Paris. Năm đó kim tự tháp pha lê khi xây dựng đã bị văn nghệ sỹ các giới kháng nghị mạnh mẽ, nhưng sau đó mọi người nhìn nhiều thành quen, có người còn lấy nó làm biểu tượng cho Viện bảo tàng Louvre thậm chí cho Paris.
Cái được phổ biến cho là biểu tượng của Paris là tháp Eiffel. Gustave Eiffel có thể có kỹ thuật luyện thép dẫn đầu trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp, nhưng cảnh giới của ông trên phương diện mỹ học thì không dám để người ta ca tụng. Năm đó ở thành Paris đậm đà hơi thở cổ điển đã dựng lên một cái cột thô kệch xấu xí như ống khói đen xì của nhà máy, làm bằng thép tán ri-vê, phong cách chủ nghĩa hiện đại phản cổ điển của nó khiến cho vật khổng lồ này phủ bóng đen phái hiện đại của nó xuống, đã làm tổn hại nghiêm trọng hình tượng thành phố Paris. Đương nhiên nhân loại hiện nay đã mất đi tinh thần văn hóa truyền thống, rất ít người có thể hiểu được những thứ này, nhìn thấy cái cột thép rất cao lớn liền cho rằng rất ghê gớm, dưới sự đồng hóa của ý thức tập thể biến dị thì cho rằng rất đẹp. Sự thực những thứ này quá xấu xí.
Thời đại ngày nay, ma tính của những phong cách “nghệ thuật” công nghiệp này đang phát tiết, mỹ thuật loại thiết kế có đặc trưng phi nhân loại rất rõ rệt, thực ra chính là biểu hiện hình tượng hóa của khái niệm ngoài hành tinh thẩm thấu, nói trắng ra là giống “nghệ thuật của người ngoài hành tinh”. Từ quảng cáo trên phố, bao bì sản phẩm, thư tịch tranh ảnh đến trang trí gia đình, bề ngoài đồ gia dụng, tuyệt đại đa số đều có thể khiến người ta nhìn ra cái gọi là “cái đẹp hiệu quả” thể hiện ra sau khi bị ảnh hưởng của văn minh nghệ thuật ngoài hành tinh. Thậm chí hiện nay cái khung ngoài của rất nhiều tranh sơn dầu cũng đang cố đơn giản hóa, hết sức tránh tạo hình biến hóa, xuất phát từ thực dụng. Trong hoàn cảnh sống, các loại tranh, hình thể mà mọi người nhìn thấy đều truy cầu phong cách hình học đường thẳng và đường dòng chảy, ngày nay gọi là “tinh thần hiện đại”, “đơn giản thuần khiết”, hợp với phương thức sống ngoài hành tinh xã hội thông tin tốc độ cao, coi trọng vứt bỏ những thứ không dùng đến. Thực ra tất cả những thứ này chỉ nhìn quan niệm có sử dụng hay không mà vứt bỏ sự truyền thừa của văn hóa nhân loại, xóa nhòa kết tinh của truyền thống chứa đầy, truyền tải nghệ thuật Thần truyền.
Vào thời đại trước nền văn minh nhân loại ngoài hành tinh hôm nay, các nước, các dân tộc đều rất coi trọng truyền thống. Trong ký ức từ thời viễn cổ lưu truyền lại, mọi người từng đời từng đời đều nói văn hóa của họ là Thần truyền cho. Trong quá trình lưu truyền, những cái truyền thống này về chi tiết và hình thức cụ thể sẽ có một vài thay đổi, nhưng ý chỉ chủ đạo thì ổn định. Ví dụ khảo cổ học phát hiện ra phong cách hội họa phương Tây hơn 2.000 năm trước đây luôn luôn đồng nhất với phong cách hội họa truyền thống thông qua sáng tối tạo hình mà ngày nay phương Tây vẫn đang sử dụng, phong cách này so với hội họa khác, ví dụ phương thức mà Trung Quốc từ cổ đến nay sử dụng đường nét để vẽ hình thể thì hoàn toàn khác nhau. Cũng có thể nói rằng, những truyền trống trong nghệ thuật văn hóa Thần truyền phương Đông – Tây là mạch trời liên kết thể hệ của Thần khác nhau và văn minh nhân loại. Vứt bỏ truyền thống không khác nào tự cắt đứt kinh mạch, thì cũng giống như cây đại thụ bị sâu ăn ruỗng gốc rễ, tình thế ắt sẽ dẫn đến sụp đổ và diệt vong.
Lịch sử phát triển cho đến hôm nay, các loại biến dị đã đầy rẫy đến các ngành các nghề, bao gồm tất cả mọi phương diện của nhân loại, thậm chí thân và tâm của nhân loại đều đang biến dị, mà những biến dị này đã đẩy nhân loại đến bờ hủy diệt. Do đó, trở về với truyền thống là xu thế bắt buộc. Muốn trở về truyền thống, sửa chữa phục hồi kinh mạch đã bị ma loạn, biến dị, đứt vỡ, khai mở lại con đường đại đạo quang minh thông lên thiên quốc, thì nghệ thuật là giác quan cảm thụ có thể trực tiếp ảnh hưởng đến con người, cải biến quan niệm tư tưởng nhân loại, có ý nghĩa trọng đại đối với việc quy chính chỉnh thể toàn diện nghệ thuật, cũng sắp đến rồi.
Arnaud Hu
Theo Minh Huệ
Xem thêm: