Tại sao muốn cứu độ chúng sinh

Bài viết của Đại sư Lý Hồng Chí - Nhà sáng lập Pháp Luân Công

Đại Sư Lý Hồng Chí là nhà sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu luyện này bao gồm một bộ công pháp gồm các bài tập chuyển động khoan thai và một bài tĩnh công tọa thiền, kết hợp với một bộ bài giảng đạo đức tập trung vào các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn.

Đại Sư Lý đã bốn lần được đề cử giải Nobel Hòa bình và được Nghị viện Âu Châu đề cử cho Giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng. Đại Sư cũng là người nhận Giải thưởng Tự do Tín ngưỡng Quốc tế của tổ chức Freedom House.

Bài viết dưới đây được dịch từ bản nguyên gốc tiếng Hán.

***

Vì sao Sáng Thế Chủ1 muốn cứu độ chúng sinh! Bởi vì Ngài yêu thương2 chúng sinh! Vì sinh mệnh của chúng sinh đều do Ngài ban cho.

Khi Thiên thể trong Thành, Trụ, Hoại, Diệt tới bước cuối cùng, Sáng Thế Chủ đã dùng thời gian 200 triệu năm tạo ra Tam giới, để an bài cho chúng sinh các hình thức và cơ duyên đắc cứu, đồng thời đặt định ra văn hóa và tư tưởng hành vi của con người. Ngài còn dùng Thần thể của mình để tiêu giải tội nghiệp cho chúng sinh! Vì cứu chúng sinh, Ngài đã hy sinh tất cả những gì mình có.

Để con người có thể đạt được yêu cầu của Thần vào thời cuối cùng khi mở ra sự cứu độ, trong 200 triệu năm Sáng Thế Chủ đã nhiều lần phân thân và chuyển sinh ở thế gian mà trải ra văn hóa nhân loại, gìn giữ đạo đức nhân loại. Qua năm tháng lâu dài đằng đẵng của lịch sử, sinh mệnh luân hồi chuyển sinh trong hàng nghìn vạn năm chờ đợi, dần dần thì chân thể3 của sinh mệnh con người thế gian (bao gồm tất cả các dân tộc) đa số đều có mối quan hệ thân quyến với Sáng Thế Chủ, khiến cho Sáng Thế Chủ càng yêu thương con người thế gian của Ngài. Khi tới bước cuối cùng, để hoàn thành việc cứu độ tốt hơn, sinh mệnh nào không có mối quan hệ đó với Sáng Thế Chủ thì không thể làm người thời nay, đến lúc này thì chân thể của con người thế gian đều đã là người của Ngài. Ngay cả những vị Thần mà con người thế gian tin, những vị chuyển sinh thành người tới giảng Pháp hay giảng Đạo, cũng đều là người của Sáng Thế Chủ. Mục đích là Thần dùng nhân thể trải ra văn hóa của Thần để phục vụ cho việc cứu độ thế nhân lúc cuối cùng của Sáng Thế Chủ. Các loại chính giáo được lưu lại để duy trì đạo đức nhân loại, chờ đợi sự cứu độ cuối cùng của Sáng Thế Chủ. Đối với Sáng Thế Chủ, Ngài có quyền yêu thương người của Ngài, Ngài cũng sẽ càng yêu thương những ai Ngài cho là đáng yêu. Đó là quyền của Ngài, không ai có quyền can thiệp! Đó là ân điển tối cao Ngài dành cho sinh mệnh!

Sáng Thế Chủ là Chủ của tất cả chư Thần trong Thiên thể, Ngài là Đấng sáng tạo ra Chủ của tất cả các Chủ, Vương của tất cả các Vương, là Chúa Tể của hết thảy chúng sinh, bao gồm người, Thần và vật trong Tam giới mà Ngài tạo ra. Tình yêu của Ngài là thánh ân tối cao đối với chúng sinh! Được Ngài yêu thương là vinh hạnh lớn nhất của con người!

Thầy: Lý Hồng Chí

17 tháng Tư, 2023


Ghi chú: (ghi chú là của người dịch Trung-Việt, chỉ để tham khảo).

Dịch từ bản gốc tiếng Hán:

http://big5.minghui.org/mh/articles/2023/4/17/458929.html.

Có tham khảo bản tiếng Anh:

https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/18/208128.html,

https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/18/208122.html.

Dịch thô ngày: 18-4-2023; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

1. Sáng Thế Chủ: cũng có nơi dịch là Chúa Sáng Thế, nghĩa bề mặt là đấng Chủ/Chúa sáng tạo ra thế giới. Trong bài «Vì sao có nhân loại» cũng của Đại sư Lý Hồng Chí đã đề cập đến chủ đề này.

2. ái: yêu, yêu thương, love. Trong văn hóa phương Tây có khái niệm tình yêu (love) của Thiên Chúa.

3. chân thể: [phần] thân thể chân thật. Đối với nhân loại, phần thân thể xác thịt thì không phải là toàn bộ tất cả thân thể, nó chỉ là phần bề ngoài mà mắt trần nhìn thấy được.

Bản dịch từ Minh Huệ Net

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Đại Sư Lý Hồng Chí là nhà sáng lập môn tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Môn tu luyện này kết hợp các bài tập có chuyển động khoan thai và tọa thiền, với một bộ các bài giảng về đạo đức xoay quanh các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn. Sau khi Đại Sư Lý phổ truyền pháp môn này ra công chúng ở Trung Quốc vào đầu những năm 1990, ước tính có khoảng 70 triệu đến 100 triệu người đã bước vào tu luyện. Kể từ đó, môn tu luyện này đã được truyền rộng ra hơn 100 quốc gia trên thế giới. Mặc dù vậy, ở Trung Quốc, môn tu luyện này đã đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp cực độ.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn