Sau đợt tái bùng phát COVID ở Trung Quốc, nhà sáng lập Pháp Luân Công cho biết virus nhắm vào ĐCSTQ
Sau hơn ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát đợt đầu tiên ở Vũ Hán, virus đang bùng phát trở lại ở Trung Quốc – quốc gia cộng sản từng trở thành tâm điểm của đại dịch toàn cầu.
Khi biến thể Omicron lan truyền nhanh chóng có tên là “Eris” — được đặt theo tên nữ thần xung đột và bất hòa của Hy Lạp — xâm chiếm Trung Quốc, một lần nữa quốc gia này chứng kiến số ca tử vong tăng đột ngột trong số các thành viên có cấp bậc cao nhất của nhà cầm quyền, cho dù họ được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế và thuốc men đặc biệt mà những người dân bình thường không nhận được.
Trong số những người tử vong trong đợt bùng phát mới nhất này, có hàng chục quan chức Trung Quốc, giám đốc điều hành cao cấp, các học giả, và nhà khoa học nổi tiếng, một số người trong số họ ở độ tuổi 20 và 30. Số ca tử vong tăng đột ngột dường như gợi nhớ đến tình trạng đã xảy ra vào cuối tháng Mười Hai năm ngoái (2022), khi nước này đang phải chật vật với một đợt bùng phát lớn khác về số ca nhiễm bệnh khiến các bệnh viện và nhà hỏa táng phải hoạt động quá tải.
Những bản cáo phó gần đây của các nhân vật nổi bật được truyền thông Trung Quốc, các tổ chức nhà nước, và các trường đại học Trung Quốc công bố đã nhấn mạnh mối liên hệ của họ với ĐCSTQ khi sử dụng các danh hiệu như “đảng viên Đảng Cộng sản lỗi lạc.”
Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, nói với The Epoch Times hôm 26/08 rằng loại virus này nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cùng với những ai mù quáng đi theo, bảo vệ, và hy sinh mạng sống của mình cho đảng đó.
Hồi tháng Một, Đại sư Lý cho biết hơn 400 triệu người ở Trung Quốc đã tử vong do COVID-19, và Đảng này đã che đậy tình hình thực sự của đại dịch kể từ khi đại dịch bùng phát hơn ba năm trước.
Khi đại dịch bắt đầu hồi tháng 03/2020, ngài Lý mô tả dịch bệnh là điều không thể tránh khỏi khi các giá trị đạo đức sa sút.
Đại sư Lý đã viết trong một bài viết có tiêu đề “Lý tính”: “Nhân tâm không tốt nữa thì sẽ tạo nghiệp, mắc bệnh, gặp nạn.”
“Nhưng mà ôn dịch ‘virus Trung Cộng’ hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng.”
Lời khuyên của ngài Lý là mọi người “hãy tránh xa tà đảng Trung Cộng, không đứng cùng phe với tà đảng, vì đằng sau nó là ma quỷ màu đỏ, hành vi bề mặt là lưu manh, hơn nữa là không việc ác nào không làm.”
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện bắt nguồn từ tín ngưỡng truyền thống của Trung Quốc về thăng hoa đạo đức và tinh thần. Gồm có các bài tập thiền định và một bộ các bài giảng đạo đức tập trung vào các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn, môn tu luyện này được thực hành ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.
Môn tu luyện này ước tính đã thu hút khoảng 100 triệu người theo học ở Trung Quốc vào năm 1999. Lo sợ về sự phổ biến của pháp môn này, chế độ cộng sản Trung Quốc đã phát động một cuộc đàn áp đức tin hung bạo tước đi vô số sinh mạng của các học viên.
Một góc nhìn lịch sử
Trong ba năm rưỡi qua, trong khi thế giới đã học cách chung sống với virus thì chế độ cầm quyền của Trung Quốc lại ráo riết theo đuổi chiến dịch hà khắc “zero COVID” nhằm mục đích loại bỏ mọi ca bệnh có thể xảy ra.
Theo các chuyên gia y tế, Eris hiện là biến thể chiếm ưu thế, và làm tăng tỷ lệ lây nhiễm ở Hoa Kỳ và các nơi khác, nhưng cho đến nay dường như biến thể này không nguy hiểm hơn các chủng virus trước đây.
Trong khi các quan chức ở Trung Quốc hạ thấp nguy cơ về sức khỏe cộng đồng, và hôm 28/08 họ đã bãi bỏ các yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với du khách quốc tế đến nước này, thì một số nhà quan sát xem các ca tử vong của giới thượng lưu Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy tình trạng ở nước này có thể không tươi sáng như những gì mà các cơ quan chức năng vẫn đang muốn thể hiện.
Ông Hoành Hà (Heng He), một nhà phân tích về các vấn đề chính trị Trung Quốc đang sinh sống tại Hoa Kỳ, lưu ý rằng số ca tử vong ở Trung Quốc vượt xa bất kỳ quốc gia nào khác trong đại dịch.
Ông Hoành nhận xét rằng xuyên suốt lịch sử, các loại thiên tai thường xuất hiện vào khoảng thời gian Trung Quốc đang trải qua thời kỳ chuyển giao triều đại.
“Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, người ta lưu truyền một niềm tin rằng tai họa là hậu quả do tình trạng đạo đức [sa đọa],” ông nói với The Epoch Times.
Ông nói, một biến cố điển hình là nạn dịch hạch đã diễn ra trong thời kỳ mạt hậu của triều đại nhà Minh. Trong những năm 1640, trận dịch đầy tử khí đó đã lấy mạng hàng trăm ngàn người và góp phần khiến triều đại này sụp đổ. Bệnh dịch biến mất khi Trung Quốc bước vào triều đại nhà Thanh kế tiếp, cũng là thời kỳ hoàng đế trị vì cuối cùng của nước này.
Thanh Nguyên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times