Nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc nhận thấy ‘ân điển của Thần’ trong thông điệp Năm Mới
Từ ngàn xưa đến nay, các bậc tổ bối và phụ mẫu không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở những nơi khác trên thế giới đã truyền dạy cho con cháu của mình rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.
Mọi người đều tin rằng giá trị [đạo đức] vốn gắn liền với văn hóa truyền thống Trung Hoa này là do Thần truyền cấp cho thế nhân.
“Nhưng Đảng Cộng sản [Trung Quốc] đã nhồi sọ người dân bằng vô thần luận. Sự lan rộng của hệ tư tưởng này đã tạo thành tai ương họa loạn cho Trung Quốc. Lương tri và đạo đức của con người đã bị băng hoại.”
Đó là những gì ông Hồ Kiến Quốc (Hu Jianguo), một nhà hoạt động nhân quyền ở Thượng Hải, đã nói sau khi đọc một bài viết gần đây của ngài Lý Hồng Chí có nhan đề “Vì sao có nhân loại” trước thềm Tết Nguyên Đán. Ngài Lý là nhà sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, cũng được gọi là Pháp Luân Đại Pháp.
Pháp môn này bắt nguồn từ truyền thống Trung Hoa cổ đại, vốn cho rằng con người nếu có thể đề cao phẩm hạnh thì trí huệ mới được khai sáng, được giác ngộ. Môn tu luyện này bao gồm các bài tập thiền định và một loạt các bài giảng đạo đức tập trung vào các nguyên lý căn bản là chân, thiện, và nhẫn.
Mặc dù bản thân ông Hồ không tu luyện Pháp Luân Công, nhưng bài viết của ngài Lý đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng người ủng hộ nhân quyền, đặc biệt là quan điểm về việc mọi người nên “bảo trì thiện lương” và “kính Trời kính Thần” ngay cả trong nghịch cảnh, ông cho hay.
Ông Hồ nói với The Epoch Times: “Lời giảng đó hoàn toàn giống với những lời giáo huấn mà các bậc tổ bối truyền lại.”
Trong bài viết mới nhất, ngài Lý cho biết, “Nếu, trong hoàn cảnh gian khổ người có thể bảo trì thiện niệm; đối mặt với xung kích của quan niệm hiện đại, người có thể kiên trì quan niệm truyền thống; trong xung kích của vô thần luận, tiến hóa luận, vẫn còn có thể tín Thần; người như thế chính là đạt được mục đích được cứu trở về trời. Hết thảy loạn tượng đều là Thần an bài vào cuối cùng, mục đích là khảo nghiệm chúng sinh có thể được cứu độ, đồng thời trong quá trình này cũng có thể tiêu tội nghiệp; hết thảy đều là để cứu người trở về thế giới thiên quốc.”
Thông điệp đó cũng đã khai sáng cho ông Lý Hằng Chân, một nhà nghiên cứu Trung Quốc mới chuyển đến Hoa Kỳ.
Trong một thời gian dài, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc này đã suy nghĩ tại sao đất nước quê hương ông không chuyển sang một con đường hợp lý hơn khi được trao cơ hội trong những thập niên qua.
“Ở trên tầng bề mặt mà nhìn, thì đó là bởi vì các tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất đạo đức của toàn bộ xã hội nhân loại đã rớt xuống đến đáy. Kỳ thực ở một tầng thứ thâm sâu hơn, chúng ta đã tiếp thụ quá nhiều giáo lý vô thần luận [mà ĐCSTQ] nhồi nhét, từ đó định hình tư duy của chúng ta và khiến chúng ta không còn cái tâm kính ngưỡng đối với Thần nữa.”
Ông Lý còn lo ngại rằng, kể cả khi đất nước này một ngày nào đó không còn ĐCSTQ nữa, thì những tư tưởng trái với luân thường đạo lý mà Đảng này đã nhồi nhét vào tâm trí người dân sẽ tạo thành chướng ngại cho con đường chuyển đổi sang một xã hội bình thường.
Ông cho hay: “Tư tưởng của một số người đã thực sự trở nên trì độn và tham lam,” và thậm chí không còn tin vào đạo đức nữa.
Ông Lý tin rằng chỉ khi mọi người nhận ra rằng tiến hóa luận và vô thần luận đã dẫn đến đạo đức băng hoại, thì xã hội mới có hy vọng, mới chuyển biến theo hướng tốt.
Lời cảnh tỉnh cho các quan chức ĐCSTQ
Ông Ngô Thiệu Bình (Wu Shaoping), một luật sư nhân quyền sống ở New York, nhận thấy rằng bài viết của ngài Lý đã giúp ông nhìn xã hội nhân loại và hiểu biết về Thần Phật ở một góc độ rộng lớn hơn. “Bài viết này thật sự rất sâu sắc.”
Ông Ngô cho hay, “Nhiều người đặt thành công hoặc lợi ích của bản thân lên trên hết, và sẽ dùng đủ mọi cách để đạt được điều họ muốn. Như ngài Lý đã nói, những người này đang tạo nghiệp, điều này cuối cùng sẽ chỉ khiến họ trở thành xấu.”
Từ xưa đến nay, văn hóa phương Đông luôn có một quan niệm đó là một cá nhân càng làm nhiều điều xấu hoặc vô đạo đức thì tội nghiệp sẽ tích lại càng nhiều.
“Nếu mọi người dùng đến những thủ đoạn vô đạo đức … thì họ thực sự khiến bản thân không xứng để được cứu độ,” ông nói. “Bài viết này muốn khuyên nhủ mọi người hãy sống thiện lương.”
Ông Ngô gợi ý rằng lời dạy của ngài Lý là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những người đứng cùng với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vì bản thân Đảng này là một tổ chức tội phạm.
Trong một thông điệp gửi đến các quan chức ĐCSTQ, ông cho biết, “Đừng nghĩ rằng những việc ác mà các vị làm không bị Thần trừng phạt, cho rằng mình như vậy là may mắn.”
“Bài viết của ngài Lý là để cảnh báo những người này rằng họ vẫn sẽ phải hoàn trả, nếu kiếp này không hoàn trả, thì kiếp sau sẽ phải hoàn trả.”
‘Siêu xuất khỏi tôn giáo’
Ông Qua Bích Đông (Ge Bidong), một nhà phân tích kinh tế, nhà bình luận chính trị, và nhà hoạt động nhân quyền sống ở New York, cho biết sự từ bi vĩ đại ngập tràn trong bài viết của ngài Lý đã chạm đến tâm hồn ông.
Ông Qua, một người theo đạo Cơ Đốc, cho biết Kinh Thánh và các kinh điển tôn giáo khác cũng kể về một câu chuyện có ý nghĩa giống nhau: rằng vào thời mạt hậu cuối cùng, Thần Phật sẽ hạ thế độ nhân.
Ông Qua nghĩ rằng những gì mà ngài Lý viết chính là vì mục đích đó. Ông gọi đó là một thông điệp “siêu xuất khỏi tôn giáo.”
“Nếu một trận lũ lụt hoặc một cơn sóng thần đang ập đến, và ai đó hét vào tai quý vị rằng: ‘Sóng thần đang đến kìa, quý vị hãy chạy nhanh lên! Chạy đi! Tôi ở đây để cứu quý vị!’ Đến lúc đấy liệu quý vị có cần phải hỏi là ‘chúng ta có tu cùng một môn không?’… hay ‘Ông ấy có phải là sư phụ của tôi không?’ Mà quý vị chỉ cần biết là người đó đang đến để cứu quý vị thôi đúng không?” ông Qua kể lại cuộc trò chuyện với bạn mình, một linh mục Cơ Đốc.
“Điều duy nhất quý vị nên làm là: Hãy chú ý đến lời cảnh báo này,” ông Qua nói. “Điều này quá đơn giản và ai cũng có thể nhận thức được.”
Ông Qua tin rằng bài viết của ngài Lý “không dành cho bất kỳ nhóm người cụ thể nào, mà dành cho toàn bộ nhân loại.”
Bản tin có sự đóng góp của Sarah Lu, Lý Vận, Dịch Như, và Thường Xuân
Nhã Đan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times