Người cha của tôi – thầy giáo Tồn ngốc nghếch và học trò của ông ấy
Mặc dù những người học trò không biết tôi là ai, nhưng sau khi họ biết tôi là con gái của thầy Vương Cạnh Tồn, thì mọi người lập tức vây quanh tôi với thái độ vô cùng nhiệt tình và xúc động.
“Tôi lúc ấy là học trò của thầy Vương. Thầy ấy phát hiện tôi thích viết thư pháp, liền nói tôi tham gia kỳ thi. Về sau, năm nào tôi cũng đi thi. Khi lên cấp ba, tôi lại thi đỗ vào trường cấp huyện Cao Hùng. Tôi học không giỏi, nhưng lại rất thích viết. Thật sự tôi rất biết ơn sự khích lệ của thầy.”
“Năm ấy, có một lần thầy nói với tôi rằng bài văn tôi viết rất tốt. Kết quả, tôi phát hiện bài văn ấy đã được dán lên ở khu vực trưng bày nhân dịp kỷ niệm trường, tôi thật sự rất xấu hổ. Nhưng kể từ lúc ấy, tôi bắt đầu yêu thích tiếng Trung Quốc. Thành tích môn tiếng Trung đều luôn tốt. Đến tận bây giờ tôi vẫn rất thích đọc sách.”
Mọi người thi nhau kể về những kỷ niệm của họ. Lần đầu tiên trong đời, tôi được nghe nhiều người đàm luận về ba mình như vậy. Suốt buổi trò chuyện, ai nấy đều gọi tôi là “bạn học”.
“Bạn học này, tôi nhớ thầy Vương rất hiền từ. Dù tôi nói với thầy bất kể chuyện gì thì thầy ấy đều mỉm cười. Thỉnh thoảng tôi thấy thầy ấy nếu không phải là đang đọc sách, thì cũng là đang chơi bóng trên sân bóng rổ. Mỗi lần ném bóng, thầy ấy sẽ nghiêng người qua một bên để xem trái bóng đã vào rổ hay chưa. Như vậy này (bạn học nghiêng đầu), trông rất là thú vị.”
“Bạn học này, để tôi kể cho bạn nghe. Một lần nọ có người chọc thủng lốp xe đạp của thầy. Thầy ấy không nói gì, chỉ chậm rãi tự mình dắt xe đạp trở về nhà. Tôi thấy thầy đang đi trên đường thì liền hỏi, thầy ơi, sao thầy lại dắt xe đạp vậy? Thầy ấy trả lời rằng xe đạp đã bị thủng lốp rồi. Tôi hỏi, nếu vậy thì phải dắt bao lâu nữa mới về được tới nhà? Thầy ấy lại cười nói, không sao cả.”
Tôi nhớ lần đó, vốn dĩ cha tôi phải mất hơn một tiếng đồng hồ để đạp xe trở về nhà. Nếu đẩy xe như vậy mà về nhà thì trời đã sập tối rồi. Tôi tức giận ngờ vực hỏi, cha à, có phải có người cố ý chọc thủng lốp bánh xe của cha không? Cha tôi chỉ lắc đầu, sẽ không có ai thú nhận điều đó. Nhưng cho dù là lý do gì khiến cha tức giận tôi, nếu ông ấy có thể nguôi giận vì làm như vậy, thì cũng tốt thôi. Đợi lúc sau tôi sẽ đẩy chiếc xe đạp ra tiệm để vá lại lốp xe, vậy là ổn rồi.
Trường Đại Xã lúc bấy giờ được xem là một ngôi trường vô cùng xa xôi, hẻo lánh. Đa số học sinh ở đó đều không có quan niệm về đại học. Tuy nhiên, sau khi trò chuyện từng bàn một, thì tôi phát hiện, họ đều có công việc ngay sau khi tốt nghiệp. Nếu không phải vậy thì số còn lại sẽ đi học ở các trường nghề kỹ thuật. Sau đó, mỗi người sẽ làm ở nhiều ngành nghề ở mọi lĩnh vực khác nhau. Có người mở một trung tâm mua sắm lớn, mở nhà hàng, mở lớp dạy thêm, mở cửa tiệm giặt giũ, mở nhà thuốc, mở cửa hàng hoa, mở thẩm mỹ viện. Có người làm bên điện nước, làm vật liệu ô tô. Một số người dạy khiêu vũ, làm xã hội đen. Có người bán thịt gà, bán quần áo, bán bảo hiểm, bán trái cây, bán các món thức ăn hầm kho, v.v.
Ngoài ra còn có một số người học rất giỏi, thậm chí còn được nhận vào Đại học Thanh Hoa. (Nếu Lão Vương biết điều này, chắc chắn ông ấy sẽ trợn tròn mắt và nói: Thật không thể tin được! Điều này thực sự không dễ dàng chút nào). Hiện tại họ đã có những công việc rất tốt, con của họ còn có thể đạt điểm cao nhất trong kỳ thi. Một số người đang theo học tại trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Hùng và trở thành kỹ sư cao cấp. Cũng có người được bầu làm Thị trưởng trong năm nhiệm kỳ liên tiếp. Tóm lại, những người học trò của thầy giáo ngốc nghếch này thật sự tài giỏi vượt xa khỏi những gì mà tôi tưởng tượng.
Ba nụ cười
Trong “Ba nụ cười” của nhà văn Tolstoy, sau khi sản phụ hạ sinh cặp bé gái sinh đôi, bà đã phải đối mặt với cửa tử. Bà khóc cầu xin Thiên sứ đừng mang bà đi, bà sợ hai con nhỏ không thể sống sót. Đây là lần đầu tiên Thiên sứ cảm thấy do dự với nhiệm vụ mà Thượng đế đã giao phó cho anh.
Vì vậy, Thượng đế giáng anh xuống thế giới phàm trần và yêu cầu anh tìm ra câu trả lời cho ba câu hỏi: “Trong trái tim con người có gì?” “Con người không biết điều gì?” và “Con người có thể dựa vào điều gì?” Khi tìm được ba câu trả lời thì anh mới có thể trở về Thiên đường.
Vị Thiên sứ tình cờ gặp được một người thợ đóng giày tốt bụng đưa anh về nhà giữa trời tuyết. Người thợ còn nhường cho anh chút đồ ăn còn sót lại, và đó là lần anh ấy nở nụ cười đầu tiên. Một người đàn ông giàu có phút trước mới đến đặt mua một đôi ủng dài để đi săn, thì phút sau đã mất trên đường quay trở về nhà. Người hầu quay trở lại cửa tiệm, yêu cầu đổi thành đôi ủng ngắn để làm đám tang. Vị Thiên sứ lần nữa nở nụ cười thứ hai. Một ngày nọ, có một người phụ nữ dắt theo một cặp bé gái sinh đôi xinh xắn bước đến cửa tiệm để làm giày. Cô ấy nói, mẹ của hai bé gái đã qua đời, hai bé gái này là nhờ vào hàng xóm xung quanh chung tay nuôi nấng. Lần này vị Thiên sứ đã nở nụ cười thứ ba.
Ngay tức khắc toàn thân anh phát sáng. Anh nói với người thợ đóng giày đang vô cùng kinh ngạc rằng: Lần đầu tiên anh mỉm cười là vì anh đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên: Trong trái tim con người có tình yêu. Lần thứ hai anh hiểu được rằng con người không biết điều gì tiếp theo sẽ xảy ra với họ. Lần thứ ba anh mỉm cười là vì anh phát hiện ra con người có thể nương tựa vào nhau.
Trong suốt mấy chục năm đi dạy, thêm mấy chục năm sau khi nghỉ hưu, cha tôi luôn lo lắng cho tương lai của những cô cậu học trò lớp chăn nuôi gia súc.
Hôm trước, khi mọi người đang ăn uống no nê và hăng say hát karaoke, tôi chợt hiểu ra rằng dù không có sự chăm sóc của thầy cô và sự thương cảm của Thiên sứ, chỉ cần các em nhỏ có tình yêu thương trong lòng, hiểu rằng thế giới là vô thường và giúp đỡ nhau bằng thái độ cảm thông, thì họ vẫn có thể tạo dựng nên thế giới của riêng mình, thuận lợi trưởng thành và có một cuộc sống tốt đẹp.
Chuông reo
Lúc này, chắc hẳn Thượng đế đã nói với thầy Vương, người đang đứng từ Thiên đường nhìn xuống chúng tôi với nụ cười: “Ông nhìn xem, mỗi người trong số họ đều có đủ phúc lành. Trước đây ông đều lo lắng vô ích rồi. Bây giờ thì ông đã có thể nói câu “Tan học thôi.”
Thầy Vương nhất định sẽ cười nói như vậy này: “Được rồi, được rồi, vậy chúng ta tan học thôi.”
“Đứng dậy!”
“Kính lễ!”
“Chúng em cảm ơn thầy ạ!”