Mối quan hệ mẹ chồng-nàng dâu mang đến bước ngoặt trong cuộc sống
Cô Yoki gần như không cảm nhận được gì về tình mẫu tử, bởi vì cha mẹ cô ly hôn khi cô mới ba tuổi. Sau khi trưởng thành, vào lúc cô đang mong muốn có một gia đình hạnh phúc cho riêng mình, thì lại bị người mẹ đánh bạc làm liên lụy, cô bị tống vào trại tạm giam. Quá trình trưởng thành như vậy khiến cô Yoki cảm thấy tương lai thật u ám, và không nhìn thấy hy vọng sống. Tuy nhiên, cô đã có một bước ngoặt.
“Bể cá vỡ tan trên sàn, con cá vàng bị lộn ngược”, sau hơn 20 năm, cô Yoki vẫn còn nhớ cảnh tượng sau khi cha mẹ cãi vã. “Trong ký ức của tôi không có cảnh tượng một gia đình ba người hạnh phúc. Tôi chỉ nhớ rằng cha mẹ thường xuyên cãi vã và đánh nhau.”
Cô Yoki sinh ra trong một gia đình không hề hạnh phúc, cô nói: “Cha tôi là một người đàn ông giàu có nổi tiếng ở địa phương. Mẹ tôi đã lấy một số tiền rất lớn của ông để lập gia đình mới với một người đàn ông khác. Mẹ tôi thích đánh bạc và mua sắm hàng xa xỉ.”
Một ngày không lâu sau khi cô Yoki và anh Hoằng Vũ yêu nhau, khi họ đang ở trên tàu và quẹt thẻ căn cước, nhân viên công tác đã chặn cô lại. Sau đó có mấy viên cảnh sát đến nói rằng cô nằm trong danh sách đen tín dụng và sẽ bị giam giữ.
“Mẹ tôi dùng thẻ căn cước của tôi để vay tiền người khác, tôi bị kiện và trở thành ‘kẻ xấu’”, cô nói.
“Lúc đó tôi hoàn toàn bối rối và rất sợ hãi”. Cô Yoki thậm chí còn nghĩ, “anh Hoằng Vũ sẽ vì điều này mà chia tay với tôi, cho rằng tôi là người có vấn đề về tài chính.”
Mỗi khi nhớ lại cảnh đó, cô Yoki vẫn cảm động rơi nước mắt. “Khi cảnh sát yêu cầu anh Hoằng Vũ rời đi trước, anh ấy nói một cách kiên quyết: ‘Cô ấy là vị hôn thê của tôi. Tôi muốn biết có chuyện gì xảy ra. Tôi sẽ cùng cô ấy đối mặt, cùng nhau giải quyết.’ Sau khi nghe điều này, tôi không khỏi bật khóc.”
Cô cho biết, trước đây cô cũng từng có bạn trai. Nguyên nhân hai người chia tay là do mẹ cô nghiện cờ bạc và nợ nần chồng chất khiến người ta không muốn liên quan. “Lúc đó, tôi cảm thấy có lẽ sau này mình sẽ không bao giờ tìm được người bạn đời để lập gia đình, bởi vì ai cũng sẽ không thích một người mẹ ruột như vậy.”
Người trong trại tạm giam phần lớn là gái mại dâm, nghiện ma túy, đánh nhau. Hộp cơm hôi hám đựng thức ăn khó mà nuốt nổi, nhà vệ sinh không có vật che chắn, cùng với sự sợ hãi, tủi nhục, mỗi phút đều giày vò cô. Cứ như thế, cô Yoki đã trải qua ngày đầu tiên không ngủ, không ăn, không uống.
Tôi cố gắng chịu đựng cho đến ngày thăm nom thứ ba. “Tôi lau nước mắt và xếp hàng chờ cảnh sát gọi ra. Khoảnh khắc nhìn thấy anh Hoằng Vũ, tôi đã bật khóc vì quá oan ức và quá sợ hãi.”
“Anh ấy liên tục an ủi tôi và nói sẽ tìm cách đưa tôi ra ngoài càng sớm càng tốt”. Tuy nhiên, khi biết công ty của cha cô đang mắc nợ, và không thể bù đắp được khoản nợ vay mà cô bị kiện, cô Yoki cảm thấy rất thất vọng.
“Trong tâm tôi tràn đầy hận thù. Tôi ghét mẹ ruột của mình, cảm thấy bà không xứng đáng làm mẹ và là một người xấu xa”, cô nói.
Về sau, cô mới biết được rằng anh Hoằng Vũ chưa bao giờ rời đi trong thời gian cô bị giam giữ. Anh ấy ở trong một khách sạn nhỏ gần trại tạm giam.
Vài ngày sau, anh Hoằng Vũ đã trả cho cô Yoki khoản nợ gần 100,000 nhân dân tệ và đưa cô về nhà.
“Tôi hỏi anh ấy lấy tiền ở đâu. Anh ấy nói chính mẹ anh ấy đã gọi cho anh ấy, còn nói rằng bố mẹ anh ấy đã khóc sau khi biết chuyện xảy ra với tôi. Mẹ anh ấy bảo anh ấy nói với tôi rằng: ‘Đừng oán giận mẹ con, mẹ con đã mang thai mười tháng để sinh ra con, dù sao thì bà ấy cũng đã cho con sinh mệnh’”, cô Yoki nói.
Cô Yoki đã rất ngạc nhiên vì sao ngày nay lại còn những người tốt như vậy. Người bình thường sẽ cho rằng cô gái này rất phức tạp, không nên tiếp xúc, tại sao còn bỏ ra một số tiền lớn để trả nợ cho một người gần như không có quan hệ gì. Khi đó, cô mới yêu anh Hoằng Vũ được hai tháng và vẫn chưa gặp mặt mẹ anh.
Cô nói: “Lúc đó, tôi thực sự ngưỡng mộ anh Hoằng Vũ vì có một người mẹ tốt như vậy.” “Tôi luôn cảm thấy rất tự ti vì việc này. Tôi hoàn toàn không nghĩ rằng gia đình họ lại chấp nhận một người có vết nhơ như tôi.”
Cô Yoki cho biết, khi anh Hoằng Vũ cầu hôn cô, anh ấy đã nói với cô rằng gia đình họ tu luyện Pháp Luân Công và anh ấy muốn biết cô nghĩ gì. “Tôi nói rằng tôi nghĩ anh rất tốt, các thành viên trong gia đình anh cũng rất tốt. Tôi tin Pháp Luân Công cũng rất tốt. Nhưng mọi người cứ luyện Pháp Luân Công, còn tôi sẽ không luyện.”
Cô Yoki cho biết, cha cô cũng rất hài lòng với anh Hoằng Vũ. “Bởi vì anh ấy rất lịch sự, tôn trọng người lớn tuổi. Anh Vũ cũng rất yêu quý tôi và bao dung cho tính khí thất thường của tôi.”
Khi con trai lớn của họ chào đời, mẹ chồng và cha chồng của cô Yoki đã sang Hoa Kỳ để tránh cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 2017, “cha chồng qua đời, visa của chồng tôi không được chấp thuận, anh không thể sang Hoa Kỳ bầu bạn cùng mẹ. Sau khi bàn bạc, tôi đã đưa con trai lớn cùng đi thăm mẹ chồng.”
Trước khi đi, cha của cô Yoki liên tục dặn dò cô rằng: “Con phải hòa thuận với mẹ chồng, không được ngang bướng cáu kỉnh.”
Trong thời gian ở Hoa Kỳ, cô kể rằng ngày nào mẹ chồng cũng làm bữa sáng cho cô, hoặc mua bánh bao hấp, bánh mì chà bông mà cô thích. Bà không bao giờ bắt cô rửa bát, giặt quần áo, không bảo cô làm việc nhà. Ngày nào bà cũng lau dọn phòng của cô ấy sạch sẽ.
Cô kể: “Bà không bao giờ từ chối bất cứ điều gì tôi muốn. Khi tôi cãi nhau với chồng, mẹ chồng luôn luôn vừa bảo tôi làm sao để giữ chồng, vừa trách chồng tôi không làm tròn trách nhiệm làm chồng. Bà luôn nói tôi đúng và không để chồng làm tôi buồn.”
“Lúc đó tôi đang mang thai con thứ hai. Bà luôn lo lắng tôi không được nghỉ ngơi đầy đủ, sợ tôi mệt, vậy nên bà đã chăm sóc con trai lớn của tôi. Bà còn bảo tôi đi tìm bạn bè ở Hoa Kỳ, đi dạo chơi, ăn uống khắp nơi. Bà là người vô cùng tiết kiệm, nhưng không bao giờ keo kiệt với tôi. Bà luôn cho tôi tiền, nói rằng tôi có thể mua thêm quần áo đẹp và nhiều đồ ăn mà tôi thích.”
“Đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được tình mẫu tử. Tôi luôn cảm thấy mẹ chồng mới là mẹ ruột của mình.”
Cô Yoki cho biết, bản thân có tính nóng nảy, nhưng cô chưa bao giờ cãi vã với mẹ chồng trong suốt nửa năm sống ở Hoa Kỳ. Bởi mẹ chồng luôn nói: “Được, miễn là con thích.”
Mẹ chồng cô mở một cửa hàng quần áo nhỏ ở Hoa Kỳ. Trong ký ức của cô Yoki, “mẹ chồng tôi luôn hòa nhã với mọi người, tôi chưa bao giờ thấy bà nổi giận với ai. Tôi nhớ có một lần, một khách hàng đã giở trò xấu, bịa đặt rằng thứ mà người đó ký gửi ở cửa hàng của bà không còn nữa, bảo bà phải đưa 100 đô la USD. Mẹ chồng tôi đã giải thích nhiều lần nhưng không có kết quả, cuối cùng bà đã đưa cho người đó 100 USD.”
Cô Yoki bối rối hỏi mẹ chồng tại sao bà lại làm vậy. Mẹ chồng cô chỉ cười rồi hỏi: “Con có muốn đọc sách với mẹ không? Tôi đã đồng ý. Cuốn sách đó chính là Chuyển Pháp Luân.”
“Lần đầu tiên đọc, tôi nghĩ cuốn sách có nội dung rất phong phú, nói về rất nhiều điều bí ẩn và cách đối nhân xử thế.” Cảm giác lớn nhất của cô Yoki lúc đó là nội dung trong sách hoàn toàn khác với những lời đồn thổi bên ngoài. Những gì cô đã nghe trước đó hóa ra đều là vu khống Pháp Luân Công.
“Tôi chỉ mới chính thức tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2018”, cô Yoki từng tự hỏi lực lượng nào đã khiến mẹ chồng cô kiên trì bất chấp tất cả và mạo hiểm mạng sống của mình. Thuận theo việc không ngừng đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, giờ cô đã hiểu điều đó chính là sức mạnh của chân lý.
Cô Yoki nói rằng, sự thay đổi lớn nhất sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Công là cô đã trở nên hiền lành và kiên nhẫn hơn so với bản tính nóng nảy và bướng bỉnh vốn có của mình. Cô từng thường xuyên phàn nàn, nhưng bây giờ khi có chuyện gì xảy ra, trước hết cô sẽ tìm vấn đề ở bản thân mình. Đồng thời, cô cũng trút bỏ được nỗi oán hận với mẹ ruột của mình.
Cô Yoki muốn nói với tất cả người dân Trung Quốc rằng: “Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp. Đừng nghe những lời dối trá mà hãy dùng lý trí để suy nghĩ và phán đoán.”