Giải tỏa cơn giận dữ? Hại người hại mình
Mỗi người có những cách giải tỏa căng thẳng khác nhau như ngồi thiền, dạo phố mua sắm, tụ tập ăn uống, vận động, chạy bộ… Nhưng nếu quý vị lựa chọn cách thức vận động để giải tỏa căng thẳng thì nên chú ý đừng vận động khi đang tức giận, nếu không quý vị sẽ làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Nhà nghiên cứu người Ireland Andrew Smyth cùng những nhà nghiên cứu khác phân tích tổng cộng 12,461 trường hợp bệnh nhân đến từ 52 quốc gia bị nhồi máu cơ tim cấp tính lần đầu, và tìm ra các yếu tố gây ra cơn đau tim trong vòng một giờ trước khi bệnh tình phát tác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cho dù là vận động (OR=2,31) hoặc tâm trạng mất ổn định và tức giận (OR=2.44) đều sẽ gia tăng tỷ lệ phát sinh nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tính. Không những thế, khi hai yếu tố vận động và tức giận kết hợp lại với nhau, thì xác suất bị nhồi máu cơ tim cấp tính sẽ cao hơn (OR=3,05). Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, nghiên cứu này phù hợp cho cả nam giới lẫn nữ giới trên khắp thế giới, không phân biệt bất kỳ dân tộc nào.
Những biến đổi của cơ thể khi tức giận
Trước đây từng có nhà nghiên cứu phân tích những điểm tương đồng và khác biệt về hình thái bên ngoài của hỗn hợp khí thở và nước ở các trạng thái tinh thần khác nhau. Kết quả cho thấy, hỗn hợp khí thở và nước ở trạng thái bình tĩnh sẽ trở nên trong suốt, còn khi tâm trạng bi thương, đau khổ thì hỗn hợp sẽ sản sinh ra hiện tượng kết tủa màu trắng, và khi tức giận thì sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa màu tím. Ngay cả khi đưa loại “nước tức giận” này vào chuột bạch, chúng sẽ tử vong lập tức trong vòng vài phút. Thí nghiệm kết tinh thể của nước do bác sĩ Masaru từng thực hiện qua, cũng cho thấy hiện tượng nước kết tinh thể có những thay đổi khác nhau là do tiếp nhận những yếu tố khác nhau từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến tâm trạng. Hiện nay ai cũng biết rằng nước là một trong những thành phần quan trọng của cơ thể con người. Nếu trạng thái nóng giận tiếp tục kéo dài, thì liệu nó có gây ra sự thay đổi nào về nước trong cơ thể con người hay thậm chí sinh ra độc tố như thí nghiệm trên mô tả không?