Chuyên gia chia sẻ 7 “quy tắc” tiêu tiền có thể quý vị chưa biết
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người cần phải tiêu tiền, nhưng họ không nhất định biết cách tiêu tiền, hoặc hiểu rõ các bí quyết tiêu tiền. Chuyên gia chia sẻ 7 “quy tắc” giúp tiết kiệm tiền, nhưng có thể rất nhiều người chưa biết rõ.
Theo tin tức của tờ HuffPost, rất nhiều chuyên gia tài chính đã đưa ra lời khuyên về cách tiêu tiền, trong đó bao gồm chi tiêu hàng ngày và những cách tiết kiệm tiền lâu dài, rất đáng để quý vị tham khảo:
Đôi khi quý vị phải chi tiêu nhiều hơn mới có thể tiết kiệm nhiều hơn
Chuyên gia tài chính tiêu dùng và ngân sách Andrea Woroch cho rằng việc mua hàng giá rẻ, chất lượng thấp không phải là tính toán có lợi nhất. Bởi vì về lâu dài mà nói, quý vị sẽ phải bỏ tiền ra để thay thế những sản phẩm dễ hỏng này. Cô kiến nghị mọi người nên chi nhiều tiền hơn để mua những sản phẩm có chất lượng tương đối tốt, và có thể sử dụng được lâu hơn.
Ví dụ, cô ấy sẽ mua sản phẩm đã qua sử dụng của các thương hiệu nổi tiếng. Nếu đó là một món đồ đắt tiền, cô ấy sẽ mua nó khi cửa hàng bán giảm giá. Nếu là sản phẩm theo mùa (như quần áo mùa đông), thì cô ấy sẽ mua vào cuối mùa. Quý vị cũng có thể tham gia vào các chương trình tặng thưởng của người bán hoặc tìm kiếm phiếu giảm giá trực tuyến.
Chú ý đến các phương thức thanh toán thuận tiện
Cô Anne Lester, tác giả cuốn sách “Cuộc sống tài chính tốt nhất của bạn” cho rằng trong xã hội ngày nay, mọi người rất dễ tiêu tiền vào mọi thứ mà không cần suy nghĩ. Các phương thức thanh toán như gia hạn tự động rất đáng được lưu ý.
Cô khuyên mọi người nên chậm lại khi mua thứ gì đó, phải suy nghĩ rồi mới quyết định, và không hành động quá nhanh.
Cô lấy một ví dụ, cô cho biết trước khi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng hay mua sắm trực tuyến, cô luôn lập danh sách mua sắm và cân nhắc xem những món đồ trong danh sách có thực sự cần thiết hay không. Một danh sách như thế sẽ cho quý vị thời gian để suy nghĩ xem liệu việc mua hàng lần này có đáng hay không.
Khi nói đến việc đặt mua, mọi người rất dễ quên việc đã thiết lập tính năng tự động gia hạn. Cô Anne Lester kiến nghị nên cách một đoạn thời gian phải xem lại tất cả các tùy chọn đăng ký của bản thân, và hủy đi những tùy chọn quý vị không còn sử dụng.
Dự toán đừng quá chặt chẽ
Cô Andrea Woroch nói: Mặc dù dự toán rất chi tiết có thể giúp quý vị đạt được các mục tiêu tài chính của mình đúng hạn, nhưng dự toán hạn chế quá nhiều sẽ khiến quý vị thất bại vì không chịu nổi mệt mỏi. Ngoài ra, nếu đột ngột thay đổi toàn bộ thói quen chi tiêu của mình, quý vị sẽ khó đạt được mục tiêu thực hiện theo kế hoạch dự toán.
Cô nói, nếu như muốn thay đổi thói quen chi tiêu và tiết kiệm, quý vị nên thực hiện dần dần. Và một khi đã hình thành được những thói quen này thì hãy biến chúng thành công việc thường xuyên.
Khi lập dự toán, điều quan trọng là phải dành một khoảng trống cho những chi phí quan trọng đối với bản thân. Ví dụ: nếu đi ăn tối với bạn bè hoặc vợ/chồng của quý vị là việc cần ưu tiên, thì quý vị hãy bảo lưu những khoản đó trong ngân sách. Các chi tiêu ít quan trọng khác có thể cắt giảm.
Chú ý đến số tiền nhỏ trên hóa đơn thẻ tín dụng
Khi quý vị nhìn vào bảng sao kê thẻ tín dụng của mình, quý vị có thể dễ dàng tập trung vào những khoản mua sắm lớn. Nhưng trên thực tế, những khoản nhỏ cũng rất quan trọng.
Chuyên gia tài chính cá nhân Sara Rathner lưu ý rằng không phải tất cả các vụ gian lận quẹt thẻ tín dụng đều là mua sắm điên cuồng với con số lớn. Kẻ trộm thường kiểm tra thẻ tín dụng của quý vị trước khi mua những món hàng nhỏ trị giá vài dollar. Những giao dịch mua nhỏ này rất dễ bị bỏ qua và nếu quý vị bỏ sót không nhìn thấy, thì những vụ lừa đảo lớn hơn sẽ nối nhau đến.
Cô Rathner kiến nghị quý vị nên kiểm tra bảng sao kê thẻ tín dụng của mình hàng tháng. Nếu quý vị nhìn thấy số tiền đã chi tiêu mà bản thân không biết, cho dù chỉ là vài dollar, quý vị nên thông báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ tín dụng của mình.
Thiết lập gửi tiền tự động
Ông Michael Finke, giáo sư quản lý tài sản tại Đại học Dịch vụ Tài chính Hoa Kỳ (American College of Financial Services) cho biết, quý vị có thể thiết lập gửi tiền tự động để linh hoạt chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi hiện tại sang tài khoản khác với lãi suất cao hơn. Ví dụ: nếu quý vị nhận tiền lương vào cuối mỗi tháng, quý vị có thể thiết lập để chuyển một phần số tiền đó vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo.
Ông Finke cho biết: “Tiền trong tài khoản không lãi suất sẽ cám dỗ mọi người chi tiêu”. Việc chuyển tiền định kỳ vào tài khoản tiền gửi lãi suất cao có thể giúp tạo ra một quỹ khẩn cấp có thể được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Cô Anne Lester cũng gợi ý thiết lập chuyển khoản tự động để chuyển tiền vào tài khoản hưu trí của quý vị.
Mở các tài khoản đầu tư khác nhau
Bà Elaine King, nhà lập kế hoạch tài chính và tác giả cuốn sách “Gia đình và tiền bạc rất quan trọng” cho biết: “Mặc dù hầu hết khách hàng của tôi đều có ít nhất một tài khoản đầu tư dài hạn, nhưng tôi khuyến khích họ cân nhắc mở một tài khoản khác để đạt mục tiêu trung hạn.”
Các mục tiêu trung hạn có thể bao gồm mua nhà, trả tiền học phí, đầu tư vào bất động sản và khởi nghiệp, v.v.
Tài chính cá nhân không có cách thức chung
Bà Kara Stevens, tác giả cuốn sách “Chữa lành mối quan hệ của bạn bằng tiền bạc”, tin rằng tài chính cá nhân nên dựa trên các giá trị quan và hoàn cảnh sống làm cơ sở. Khi quý vị biết rằng ưu tiên của người khác và ưu tiên của mình không giống nhau, quý vị có thể tìm thấy các công cụ tài chính phù hợp với bản thân hơn.
Bà Stevens nói thêm rằng, mọi người cũng nên duy trì tính linh hoạt và có một chút phản ứng đối với cuộc sống hàng ngày, cũng như những gì đang diễn ra trên thế giới. Không nên bị trói buộc bởi các quy tắc tài chính của riêng mình.