Lạm dụng Hiến Pháp: Bản cáo trạng truy tố ông Trump báo hiệu xu hướng chính trị nguy hiểm
Những điều chúng ta đang chứng kiến trong việc đưa ra những bản cáo trạng vô cùng đáng ngờ và thậm chí sai sự thật đối với cựu Tổng thống (TT) Trump là sự lạm dụng Hiến Pháp một cách có hệ thống mà cả hai đảng ngày càng lún sâu hơn.
Trong 190 năm đầu tiên của lịch sử của Hiến Pháp, cuộc đàn hặc một tổng thống Hoa Kỳ duy nhất là trường hợp của ông Andrew Johnson vào năm 1868. Đó là một hành động hoàn toàn mang tính đảng phái nhắm vào ông Johnson, một công dân Tennessee và là thượng nghị sĩ miền nam Hoa Kỳ duy nhất vẫn trung thành với Liên minh sau khi Nội chiến bùng nổ. Ông Lincoln đã chọn ông Johnson để tập hợp các phiếu bầu trung thành của Đảng Dân Chủ trong chiến dịch tái tranh cử, và đặt lại tên cho Đảng Cộng Hòa là Đảng Liên minh Quốc gia, một sự thay đổi mà sự thành công của nó chủ yếu là nhờ ông Johnson với tư cách là phó tổng thống thứ hai của ông Lincoln.
Sau vụ ám sát Tổng thống Lincoln, các binh sĩ Đảng Cộng Hòa muốn trừng phạt miền Nam và coi toàn bộ Liên minh miền Nam cũ là những kẻ phản bội ngoại trừ những nô lệ được giải phóng. Họ đã gạt bỏ những quan điểm hợp lẽ và đàn hặc ông Johnson vì đã thực hiện quyền sa thải một thư ký nội các do bất tuân lệnh. Điều luật được viện dẫn để đàn hặc đến cuối cùng đã được xác định là vi hiến, và ông Johnson được cứu nhờ một phiếu bầu duy nhất tại Thượng viện.
Trong hơn một thế kỷ sau đó, không có một cuộc đàn hặc tổng thống nào cho đến khi xảy ra vụ Watergate (1972–1974). Giờ đây, khi chủ nghĩa cảm tính và những lời sáo rỗng thời đó đã lùi xa, thật dễ dàng để nhận thấy ba cáo buộc đàn hặc mà ủy ban tư pháp Hạ viện bỏ phiếu truy tố Tổng thống Richard Nixon hồi tháng 07/1974 là không thỏa đáng và mang tính đảng phái. Cáo buộc đầu tiên cho rằng ông Nixon đã “thực hiện chính sách của mình và hành động trực tiếp cũng như thông qua cấp dưới và người đại diện để trì hoãn, cản trở, và làm gián đoạn cuộc điều tra” về các sự kiện Watergate. Đây là biểu hiện của sự cực đoan trước các hành động của ông Nixon vốn không hình thành một hành vi phạm tội dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chứ chưa nói đến tội tương đương với tội phản quốc như Hiến Pháp viện dẫn, để biện minh cho việc truất phế này.
Cáo buộc thứ hai tuyên bố rằng ông Nixon đã “cố gắng lạm dụng IRS,” trên thực tế thì ông ấy đã không lạm dụng cơ quan này như một số người tiền nhiệm của ông đã làm, và rằng ông ấy đã không “thực hiện đúng lời tuyên thệ của mình để thực thi luật pháp và đã vi phạm các quyền hiến định của các công dân khác.” Giờ đây chúng ta biết rằng đó là một lời buộc tội đáng hổ thẹn và bất công, và cả ông Franklin D. Roosevelt, ông J. Edgar Hoover, gia đình Kennedys, ông Lyndon Johnson, và những người khác, hẳn nhiên gồm cả những người đã lạm dụng các chức vụ cao để khiến ông Donald Trump điêu đứng, tội trạng còn nặng hơn ông Richard Nixon.
Cáo buộc cuối cùng là cáo buộc cản trở quá trình tố tụng do không tuân thủ. Điều này thật vô nghĩa, vì đến cuối cùng ông Nixon đã tuân thủ tất cả các trát lệnh.
Vụ Watergate đã đi vào huyền thoại của Mỹ quốc như một thách thức đối với chính phủ hợp hiến và một nỗ lực để thiết lập một tổng thống có toàn quyền. Tuy nhiên, một cuộc điều tra sơ bộ các sự kiện có liên quan thì sẽ thấy điều này là phi lý. Thật không may, tính cách của ông Nixon khiến ông dễ bị buộc tội và làm tổn hại đến phán đoán của ông, nhưng về căn bản ông đã giành chiến thắng trước các nhà sử học khách quan, và vẫn không có bằng chứng nào cho thấy cá nhân ông đã phạm phải bất kỳ hành vi phạm pháp nào, mặc dù hành vi của ông trong những vấn đề này và các vấn đề liên quan không phải là mẫu mực.
Tuy nhiên, ông Richard Nixon là một người Mỹ yêu nước truyền thống, người nghĩ rằng sẽ là một sự sỉ nhục không thể chấp nhận được nếu đẩy đất nước vào một phiên tòa đàn hặc, cũng như ông đã từ chối một cách mạnh mẽ lời thúc giục của Tổng thống Eisenhower về việc phản đối kết quả bầu cử tổng thống đáng ngờ năm 1960, vì ông cho rằng điều đó sẽ gây hại cho đất nước.
Chính tại thời điểm này, giai cấp chính trị và các hãng truyền thông chính trị quốc gia của Hoa Kỳ đã trở nên đam mê hình sự hóa những khác biệt về chính trị và chính sách. Trong một thế kỷ, hiếm khi đàn hặc được đề cập mặc dù đã có nhiều thời điểm mâu thuẫn đảng phái đã diễn ra gay gắt, nhưng trong những năm gần đây, hiếm có tháng nào trôi qua mà đàn hặc không được nêu ra, ngay cả khi chỉ là điều kiện.
Những ý nghĩ về đàn hặc được bàn tán rất thường xuyên và ồn ào trong vụ Iran-Contra trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Reagan; một lần nữa, điều này thật vô nghĩa. Theo Quốc hội, chính phủ đã không tuân thủ đầy đủ luật có vấn đề về mặt Hiến Pháp, và Quốc hội không có các quyền theo Hiến Pháp để giám sát vai trò tổng tư lệnh của tổng thống.
Một loạt các sự kiện phức tạp và ngớ ngẩn đã diễn ra, theo đó một số vũ khí đã được bán cho Israel, nước này đã bán chúng cho Iran và với lợi nhuận thu được từ việc bán lại, đã trợ cấp cho phe đối lập với chế độ cộng sản ở Nicaragua. Toàn bộ hoạt động kinh doanh này là lố bịch, nhưng hoạt động đó chắc chắn không tạo thành tội nghiêm trọng và cuối cùng không bị coi là hành vi phạm tội. May mắn thay cho Tổng thống Reagan, cố vấn an ninh quốc gia của ông, Đô đốc John Poindexter nói rằng ông ấy hoàn toàn chịu trách nhiệm và tổng thống không biết chi tiết về những gì đã xảy ra. Đó là vào cuối nhiệm kỳ thứ hai và ông Reagan là một tổng thống được nhiều người yêu mến, nhưng ông vẫn vấp phải vấn đề về đạo đức chính trị hợp pháp giả tạo.
Gần một thập niên sau, Đảng Cộng Hòa đã có cơ hội đẩy lùi sự cám dỗ trong việc vội vàng đàn hặc một tổng thống, nhưng thay vào đó, họ đã đàn hặc Tổng thống Clinton vì phản ứng đáng ngờ của ông trước một đại bồi thẩm đoàn về mối tình vụng trộm nhưng hầu như chưa từng có tiền lệ mà ông có với một thực tập sinh trẻ tuổi của Tòa Bạch Ốc, và hệ quả của việc trốn tránh đầy tai tiếng của ông ấy, rằng “tất cả phụ thuộc vào ý nghĩa của từ ‘là’ là gì.” Tất nhiên, đó không phải là cơ sở phù hợp để đàn hặc và nỗ lực đó đã thất bại.
Điều này đưa chúng ta đến vụ gian lận thông đồng Trump-Nga tức cười, hai vụ đàn hặc ngớ ngẩn nhắm vào ông Trump, và bản cáo trạng trước bầu cử đã được áp cho cựu tổng thống. Những cuộc đàn hặc đó là những điều phi lý không thể diễn tả được, cũng như câu chuyện hư cấu về Nga do chiến dịch tranh cử của bà Clinton dàn dựng, và được FBI cũng như các cơ quan tình báo trung ương và quốc gia phát tán. Chuỗi các bản cáo trạng mang động cơ chính trị và gần như vô căn cứ về mặt pháp lý này là sự lạm dụng hệ thống tư pháp một cách nghiêm trọng, nhằm sách nhiễu và bôi nhọ lãnh đạo phe đối lập/cựu tổng thống. Đó là bước leo thang cuối cùng của hành vi tham nhũng và vô cùng nguy hiểm này nhằm leo thang tranh cãi chính trị đích thực vốn được các cử tri quyết định, để giải quyết tranh chấp chính trị tại các tòa án hình sự.
Hành vi này đặc biệt bỉ ổi vì hệ thống tư pháp hình sự của Mỹ quốc đã bị bóp méo một cách vô cùng tồi tệ với hệ thống thỏa thuận nhận tội, thương lượng bào chữa và một số thứ kiểu mới khác, đến mức nó hoàn toàn không phải là một hệ thống luật nữa. Với tỷ lệ kết án 98% trong các vụ án liên bang, 95% trong số đó không qua xét xử, đó chỉ đơn giản là một băng chuyền dẫn đến hệ thống nhà tù cồng kềnh của Mỹ quốc. Hoa Kỳ chiếm 5% dân số thế giới và có đến 25% người dân bị giam giữ. Thật đáng hoan nghênh khi các cuộc thăm dò hiện tại lại ủng hộ Tổng thống Trump trước những người tố cáo ông, điều đó cho thấy độ tin tưởng của người Mỹ, những người từ lâu đã tự hào về hệ thống tư pháp và FBI của họ ở mức độ nào đó, đã giảm.
Lẽ ra chánh án Roberts nên đưa ra một ý kiến bổ sung vào cuối phiên tòa đầu tiên đàn hặc ông Trump và cảnh báo Quốc hội về việc lạm dụng quyền lực một cách phù phiếm và phiền phức để đàn hặc một tổng thống. Hành vi đạo đức giả không thể diễn tả hiện nay của cuộc tấn công hợp pháp giả tạo này nhắm vào ông Trump dường như không có tác dụng. Các tòa án đã từ bỏ trách nhiệm phán xét tính hợp hiến của các quy tắc bỏ phiếu và kiểm phiếu trong cuộc bầu cử vừa qua. Người dân sẽ phải quyết định trong cuộc bầu cử tiếp theo xem họ có tán thành sự thay đổi tồi tệ này của hệ thống Hiến Pháp hay không.
Nếu không dừng lại ở đây, Mỹ quốc sẽ không còn là một nền dân chủ nghiêm khắc, đáng kính hay có bất kỳ uy tín đạo đức chính trị nào trên thế giới nữa. Điều này sẽ tạo ra khoảng trống trong các vấn đề thế giới, nguy hiểm đến mức khiến chúng ta dám nghĩ đến.
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times