Kyle Bass: Hãy rút tiền ra khỏi Trung Quốc
Nhà quản lý quỹ phòng hộ Kyle Bass cảnh báo rằng bất kỳ ai đang nắm giữ một khoản đầu tư ở Trung Quốc nên rút nó ra, bằng không họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất trắng.
Ông Bass, người sáng lập kiêm giám đốc đầu tư của Hayman Capital Management, cho biết, không chỉ nền kinh tế Trung Quốc đang ở trong tình trạng bấp bênh, mà nếu lập trường ngày càng hung hăng của họ đối với Đài Loan dẫn đến một cuộc xung đột quân sự, thì đất nước này có thể nhanh chóng bị lạc hướng khỏi thị trường tài chính bằng đồng dollar và tất cả đầu tư từ ngoại quốc có thể bị mất trắng.
Sự bùng nổ của thị trường địa ốc
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Wealthion, ông nói, vấn đề trước mắt nhất là sự bùng nổ của thị trường địa ốc Trung Quốc.
Trong nhiều thập niên qua, chính quyền cộng sản cầm quyền này đã lợi dụng ngành xây dựng địa ốc để nâng cao số liệu GDP, khuyến khích người dân bỏ tiền tiết kiệm vào nhà ở. Thị trường này nhanh chóng tràn ngập tình trạng đầu cơ, khiến giá cả địa ốc tăng vọt.
Ông Bass cho biết, năm ngoái (2021), thị trường này dường như đã đạt đến điểm đột phá với giá nhà trung bình ở các thành phố hạng nhất cao gấp 36 lần thu nhập trung bình của cả nước. Ông lưu ý rằng trước khi thị trường nhà sụp đổ hồi năm 2007, giá nhà ở Mỹ gấp 6 lần so với thu nhập trung bình.
Cuộc khủng hoảng khả năng chi trả sau đó đã làm trầm trọng thêm tình trạng bế tắc về nhân khẩu học của Trung Quốc. Sau khi “chính sách một con” tàn bạo của chính quyền dẫn đến hàng triệu người buộc phải phá thai và triệt sản, dân số trong độ tuổi lao động giảm đã buộc nhà nước này phải thay đổi chính sách để tránh thảm họa kinh tế. Và thế là, cuộc khủng hoảng khả năng chi trả nhà xảy ra.
“Điều đã xảy ra là những thanh niên Trung Quốc sắp tốt nghiệp đại học và họ trở về sống dựa vào cha mẹ, và do đó, họ không hẹn hò, không kết hôn và không sinh con,” ông Bass nói.
Giải pháp mà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đưa ra là chính quyền buộc phải hạ giá nhà bằng cách kiềm chế đầu cơ địa ốc. Nhưng những ngôi nhà có giá cả phải chăng hơn đồng nghĩa với việc các chủ đầu tư vốn đang lún sâu trong nợ nần lại kiếm được ít tiền hơn. Ông Bass cảnh báo khi khoản nợ này thành [nợ] xấu, những người đầu tư vào đó sẽ mất tiền.
Ông nói, “Chín hoặc mười nhà phát triển Trung Quốc ngày nay đang trong giai đoạn vỡ nợ, họ sắp sửa vỡ nợ và nếu quý vị là một trái chủ phương Tây, những gì quý vị sẽ được nhận lại, đồng nghĩa với bằng 0.”
“Quý vị sẽ không được trả bất cứ thứ gì và đó là những gì quý vị sẽ xứng đáng nhận được khi đầu tư vào một chính quyền như vậy với tư cách là một người phương Tây.”
Bắc Kinh đã tìm cách kích cầu bằng cách cắt giảm lãi suất nhưng không hiệu quả.
Ông Bass nói, “Họ đã cắt giảm lãi suất và không nhận được phản ứng nào từ người tiêu dùng và điều đó thực sự gây khó khăn cho các nhà hoạch định trung ương từ những gì mà các đầu mối liên lạc của tôi ở đó cho biết.”
Ông lưu ý rằng giá nhà giảm cũng sẽ khiến “chi tiêu của người tiêu dùng giảm” bởi vì các gia đình Trung Quốc nắm giữ quá nhiều tài sản của họ trong lĩnh vực địa ốc.
Rốt cuộc, chính quyền có thể cứu lấy thị trường bằng cách in thêm tiền Nhân dân tệ, nhưng điều đó sẽ có hiệu quả chỉ ở trong nước. Các nhà đầu tư ngoại quốc mong chờ được trả bằng USD. Trung Quốc tuyên bố họ có khoảng 3 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại tệ, nhưng ông Bass không tin số tiền này thực sự có sẵn.
‘Đang ở tình thế nguy hiểm’ về vấn đề Đài Loan
Ông Bass nói: “Câu hỏi đặt ra là nếu thị trường nội địa của họ đang diễn tiến xấu như vậy thì làm sao họ có thể hoạt động đối ngoại và đặc biệt là với sự hiếu chiến quân phiệt kiểu mới của họ đối với Đài Loan.”
“Nếu họ quyết định hành động đối với Đài Loan thì nền kinh tế của họ sẽ, tôi nghĩ, sẽ sụp đổ ngay.”
Gần đây, ĐCSTQ đã có lập trường hung hăng hơn đối với Đài Loan, bắn hỏa tiễn gần vùng biển Đài Loan. Nguyên nhân tức thời là chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tới Đài Loan, mặc dù Bắc Kinh đã leo thang kêu gọi tiếp quản Đài Loan trong nhiều năm qua.
Ông Bass ước tính hơn 50% khả năng Trung Quốc sẽ hành động đối với Đài Loan trong vòng 24 tháng.
“Tôi nghĩ rằng không thể tránh khỏi việc họ có hành động đối với Đài Loan và điều đó thay đổi toàn bộ cuộc chơi đối với những ai đầu tư tiền vào các công ty Trung Quốc. Họ cần rút tiền ra ngay bây giờ.”
Nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan, Hoa Kỳ có thể loại nước này ra khỏi hệ thống ngân hàng SWIFT.
Ông Bass nói, “Chúng ta không xã hội hóa khái niệm đó nhưng tôi có thể nói với quý vị, đằng sau hậu trường, ngay lúc này, chúng ta đang thảo luận về điều đó.”
Một hành động như vậy sẽ làm tê liệt hoạt động ngoại thương của Trung Quốc bởi vì khoảng 85% các giao dịch xuyên biên giới của nước này được tính bằng đồng USD.
Đầu tư ngoại quốc vào Trung Quốc đang gặp rủi ro
Mới đây, Bắc Kinh còn ban hành một luật rằng tài sản do người ngoại quốc sở hữu có thể bị tịch thu trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Đó chính xác là những gì đã xảy ra với những người ngoại quốc đầu tư vào Nga sau khi quốc gia này xâm lược Ukraine hồi đầu năm nay.
Ông Bass nói: “Ngày ông Putin xâm lược Ukraine, bất kỳ ai đầu tư vào Nga đều mất tất cả.”
“Hàng trăm triệu USD đã được viết xuống bằng 0 vào ngày hôm đó. Sự khác biệt là ở Trung Quốc, con số này sẽ lên tới hàng chục tỷ USD. Họ có thể che đậy tổn thất ở Nga và quý vị sẽ không thể che đậy tổn thất ở Trung Quốc. Vì vậy, việc đầu tư vào một nhà nước hoàn toàn trái ngược với hệ thống giá trị mà tất cả chúng ta đang sống sẽ gây tổn thất nặng nề cho các nhà đầu tư.”
Ông Bass chỉ ra, vấn đề đối với Hoa Kỳ là quốc gia này đã tự chịu phụ thuộc vào hàng nhập cảng của Trung Quốc trong các lĩnh vực quan trọng, chẳng hạn như thuốc kháng sinh và các loại thuốc quan trọng khác.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times