Khủng hoảng nhà ở của Trung Quốc: Nỗi đau sẽ còn kéo dài cho đến khi Bắc Kinh hành động
Doanh số bán nhà lao dốc mang đến tính cấp thiết của vấn đề này
Trung Quốc tiếp tục gặp phải những trở ngại về kinh tế. Trở ngại gần đây nhất đã diễn ra với tin tức rằng doanh số bán nhà ở trong tháng Bảy đã giảm gần 30% so với tháng Sáu. Những người lạc quan đã tự tin khi doanh số bán nhà ở tăng trong tháng Năm và tháng Sáu để đáp lại sự nới lỏng phong tỏa COVID-19, nhưng tin tức gần đây nhất đã làm tiêu tan hy vọng về một sự phục hồi dễ dàng.
Vì nhà ở chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc, nên tin tức này đặt ra câu hỏi về khả năng nền kinh tế đáp ứng mục tiêu tăng trưởng thực mà chính quyền đã giảm đi là 5.5% cho năm 2022 hay cho thấy phần lớn mức tăng trưởng đều liên quan lĩnh vực nhà ở. Giờ đây vấn đề sẽ là rất rõ ràng — ngay cả với ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) — rằng cuộc khủng hoảng nhà ở này đòi hỏi phải có hành động phối hợp từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, Bộ Chính trị, cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc, cho thấy không có khuynh hướng hành động. Vấn đề này sẽ không biến mất cho đến khi Bắc Kinh hành động.
Cuộc khủng hoảng địa ốc của Trung Quốc bắt đầu hơn một năm trước khi đại công ty phát triển địa ốc, Evergrande, thông báo rằng không thể trả hết nợ của mình. Thông báo đó đặt ra câu hỏi về khoản nợ 300 tỷ USD của Evergrande. Vì những người khác — cá nhân, ngân hàng, và các tổ chức khác — đã nắm giữ các khoản nợ đó như tài sản, nên khoản nợ này cũng đặt ra câu hỏi về độ tin cậy tài chính của họ.
Vì vẫn có thêm người đã mua trả trước căn hộ trong quá trình xây dựng của Evergrande trong tương lai, nên thông báo này cũng dẫn đến câu hỏi về khả năng tồn tại được của các khoản vay thế chấp mà những khách hàng này đã thực hiện khi mua những căn hộ đó. Nói cách khác, khả năng thất bại ngay lập tức lan rộng ra ngoài Evergrande và còn nhiều hơn thế khi các nhà phát triển khác đưa ra thông báo tương tự về thất bại của họ. Như mọi khi trong tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính, ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra, sự nghi ngờ đều lan rộng về khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của bất kỳ ai.
Nếu Bắc Kinh hành động kịp thời, không phải để giúp Evergrande mà là để bảo vệ niềm tin trong toàn bộ hệ thống tài chính của Trung Quốc, thì có thể đã ngăn chặn được những vấn đề tiếp theo, kể cả sự sụt giảm doanh số bán nhà ở gần đây. Ví dụ, bằng cách cung cấp tín dụng rẻ và sẵn có, thậm chí có thể từ các nguồn chính phủ, thì Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có thể đã trấn an tất cả rằng những bên tham gia khác có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của họ và do đó, khôi phục niềm tin bất chấp những sự thất bại của các nhà phát triển địa ốc. Bắc Kinh cũng có thể đã bảo đảm rằng người mua sẽ không mất căn hộ mà họ đã trả trước. Nhưng chính quyền trung ương đã không thực hiện bất kỳ hành động nào như vậy hoặc thậm chí thực hiện các biện pháp nửa vời. Và vì vậy, cuộc khủng hoảng nhà ở đã bùng phát và lan rộng.
Sự sụt giảm doanh số bán hàng của tháng Bảy chỉ là giai đoạn mới nhất trong cuộc khủng hoảng nhà ở kéo dài và đến nay vẫn chưa được kiểm soát. Trước đó, các tổ chức tài chính đã phải cắt giảm các hoạt động của họ cho đến khi có thể đánh giá được chỗ họ dễ bị tổn thương trước các nhà phát triển gặp thất bại và những bên liên quan có thể thất bại khác vì có rủi ro với sự thất bại của các nhà phát triển, một cách trực tiếp hoặc thông qua các bên thứ ba.
Đánh giá đó cuối cùng đã khiến các ngân hàng lo lắng về bảng cân đối kế toán của chính họ. Đồng thời, cá nhân người Trung Quốc bắt đầu lo lắng về các tổ chức tài chính và theo đó bắt đầu rút tiền gửi. Sự kết hợp của các sự kiện này đã khiến một số ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Trung Quốc, phải tự vệ bằng cách đưa ra các giới hạn rút tiền. Khi mọi người không thể rút được tiền của mình, các cuộc biểu tình nổ ra, nghiêm trọng đến mức các đơn vị Quân Giải phóng Nhân dân đã xuống đường để duy trì trật tự.
Trong khi những sự kiện xấu xa này đang diễn ra, những người đã mua trả trước căn hộ từ các chủ đầu tư như Evergrande nhận ra rằng họ sẽ không nhận được sự cứu trợ nào từ các nguồn chính phủ. Đáp lại, họ đã đe dọa sẽ ngừng thanh toán nợ thế chấp đối với những căn nhà không tồn tại đó. Mối đe dọa đó đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về khả năng có được một hệ các bên cho vay hoàn toàn mới và làm xói mòn hơn nữa niềm tin vào nền tài chính Trung Quốc. Chẳng mấy ngạc nhiên khi người Trung Quốc lại miễn cưỡng cam kết mua một ngôi nhà mới sau đó.
Tuy nhiên, cho đến nay, Bắc Kinh đã từ chối thực hiện bất kỳ biện pháp khắc phục trực tiếp nào ngoài việc PBOC giảm nhẹ lãi suất mục tiêu. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng đã kéo dài hơn, ngày càng lớn, và trở nên nguy hiểm hơn bất kỳ ai — ít nhất là ở Bắc Kinh — đã nghĩ rằng cuộc khủng hoảng này đã trở thành như thế khi bùng phát vào năm ngoái, Bộ Chính trị Trung Quốc vẫn tiếp tục nhấn mạnh rằng giải pháp nằm ở chính phủ cấp tỉnh và địa phương.