Kỵ mã Whistlejacket sống động trong tác phẩm của họa sĩ George Stubbs
Tác phẩm của họa sĩ người Anh George Stubbs có biệt danh ‘Raphael chu đáo”
Whistlejacket có thể không thành công như các loài kỵ mã khác, nhưng tác phẩm nghệ thuật cùng tên này là một bản hùng ca của thiên nhiên và minh chứng cho khả năng vẽ các chủ thể sống động như thật của họa sĩ người Anh George Stubbs.
George Stubbs, một họa sĩ người Anh, đã khắc họa hình ảnh một chú kỵ mã sống động như thật đến mức bạn gần như có thể nghe thấy tiếng hý vang khi chú phi nước đại và tung bờm lúc bạn đến gần. Chú ta như thể là một khối đá tinh luyện cứng chắc mà lại nhạy cảm. Nét mặt của chú có vẻ không vui. Mũi hếch lên và đôi mắt lồi ra khi quay đầu lại trong sợ hãi, hay chú đang thể hiện tự tôn của chính mình. Đó là một khoảnh khắc mà khán giả có thể chứng kiến tính hoang dã, và chính khán giả cũng không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong bức tranh.
Bản năng mách bảo tôi phải giữ khoảng cách an toàn tại Phòng trưng bày Quốc gia ở London, nhưng bức tranh xuất sắc của Stubbs, “Whistlejacket,” đòi hỏi tôi cần toàn tâm chú ý. Tôi tò mò làm thế nào mà ngài Stubbs (1724–1806) lại có thể khắc họa từ đôi chân của loài thuần ngựa chủng Ả Rập với kích thước thực thế này, từ chiếc bờm mềm mượt và bộ lông màu nhung hạt dẻ cho đến những đường gân nhỏ ở bên hông chứng tỏ cơ bắp của chú ngựa đang co lại sống động như thế nào.
Bức tranh này của họa sĩ Stubbs đã khắc họa thành công sức mạnh của cả nghệ thuật và thiên nhiên, và ông đã đạt đến kỹ năng bậc thầy đó bằng cách sao chép trực tiếp từ thiên nhiên, bao gồm cả việc miêu tả chính xác các cấu trúc giải phẫu học.
Họa sĩ được mệnh danh là một “Raphael chu đáo”
Stubbs, một họa sĩ vẽ động vật hàng đầu của Anh, đã chuyển đổi bức tranh ngựa từ chủ đề trang trại và tranh đua xe thành tả thực nhân vật. Trong cuốn sách “Năm thế kỷ nghệ thuật Anh: Từ Holbein đến Hodgkin,” tác giả và người phụ trách bảo tàng Andrew Wilton gọi Stubbs là “Raphael chu đáo,” vì ông đã khéo léo thể hiện nhiều nhân vật trong một bố cục hài hòa.
Cũng giống như họa sĩ nổi tiếng thời Phục Hưng Raphael, Stubbs đã rất cẩn thận, chú tâm vẽ từng chủ thể – dù là kỵ mã hay là người. Tuy nhiên Stubbs không lý tưởng hóa những chú ngựa của mình; thay vào đó, ông mô tả chúng một cách tự nhiên mà không đặt nhiều cảm xúc cá nhân vào.
Thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng nhất đối với Stubbs, và là trái tim trong nghệ thuật của ông.
Stubbs ít có cơ hội được đào tạo nghệ thuật chính thống. Ông đã bắt đầu vẽ tranh với niềm đam mê chứ không chỉ là sở thích của một đứa trẻ khi mới 5 tuổi. Năm lên 8, ông bắt đầu quan tâm đến giải phẫu học khi một bác sĩ đưa cho ông một số khúc xương để vẽ.
Thân phụ ông hy vọng rằng con trai mình sẽ tiếp bước nghề nghiệp của gia đình và trở thành một người thợ uốn và gia công da, nhưng điều đó đã không xảy ra. Thay vào đó, cha của Stubbs đã sắp xếp cho cậu con trai 15 tuổi của mình vào học việc với một họa sĩ địa phương – người đang sao chép tác phẩm nghệ thuật ở gần nhà. Cậu bé Stubbs không ở lại đó được lâu vì cậu không muốn bắt chước tác phẩm của các họa sĩ khác. Cậu muốn tự mình quan sát và học hỏi từ thiên nhiên.
Một con đường khác biệt
Thông thường, các họa sĩ thế kỷ 18 sẽ bắt đầu học nghệ thuật bằng cách sao chép các họa phẩm và kiến trúc truyền thống, để trở nên thành thạo trong việc vẽ tượng điêu khắc cổ điển trước khi chuyển sang phác thảo các vật mẫu thực. Tuy nhiên, Stubbs đã chọn một con đường khác. Từ khoảng năm 1745 và 1751, lần đầu Stubbs nghiên cứu tử thi, bao gồm cả tử thi của phụ nữ mang thai, tại bệnh viện York County. Ông thậm chí còn kiểm tra thi thể của một phụ nữ đã tử vong khi sinh con. Sau đó, Stubbs được một bác sĩ giao nhiệm vụ phác thảo và chạm nổi một loạt các bào thai trong tử cung để xuất bản bài báo về công việc hộ sinh của họ.
Năm 1754, Stubbs đến thăm Rome, nhưng dường như ông không sao chép bất kỳ kiệt tác nào nơi đây. Ông đã nói với người bạn của mình là Ozias Humphry, rằng ông đã du lịch đến Rome “để tự thuyết phục bản thân rằng thiên nhiên luôn [là nguồn sáng tác] diệu kỳ cho nghệ thuật, dù là Hy Lạp hay La Mã.” Do đó, ông tin rằng nghiên cứu nghệ thuật và điêu khắc cổ điển không phải là con đường để đi đến nghệ thuật, mà là nghiên cứu về tự nhiên.
Những nghiên cứu tỉ mỉ cẩn thận của Stubbs được thể hiện sống động trong những bức tranh kỵ mã. Ông đã từng dành ra 18 tháng trong nông trang để mổ xẻ tử thi của những chú ngựa. Ông nâng từng con lên trên ròng rọc, rồi phẫu tích từng lớp giải phẫu, từ da đến cơ và gân, rồi đến tận xương, sau đó ông lần lượt phác thảo lại từng phần. Ông thường mất khoảng 11 tuần cho một cá thể.
Công trình nghiên cứu của Stubbs
Họa sĩ Stubbs đã nghiên cứu về giải phẫu ngựa để hiểu rõ hơn về cách vẽ tranh kỵ mã và để hướng dẫn cho nghệ sĩ khác, những người quản lý trang trại v.v…Ông không nghiên cứu nội tạng vì điều đó không cần thiết. Những nghiên cứu đó được tổng hợp thành tác phẩm “Giải phẫu ngựa” nổi tiếng hiện nay của ông (lúc mà ông đã khắc các tấm bản này nhưng không có thợ khắc nào chú ý đến,) và tác phẩm đã được xuất bản vào năm 1766.
Tác phẩm bất hủ
Họa phẩm “Whistlejacket” của Stubbs có một sức hấp dẫn khó cưỡng, trường tồn vượt thời gian. Ngay cả khi nhìn từ xa, bức tranh hoành tráng và cuốn hút này, giống như những bức chân dung của Rembrandt, vẫn ám ảnh tôi trong suốt cuộc triển lãm.
Một số chuyên gia cảm thấy rằng phông nền trống trải của bức tranh cho thấy không có bất kỳ dấu hiệu nào về thời điểm sáng tác, giống như một sự tôn vinh đối với những bức phù điêu bằng đá cẩm thạch cổ đại, kể từ khi hầu tước Rockingham thứ 2, người đã ủy thác vẽ bức tranh, cũng đang hình thành bộ sưu tập điêu khắc cổ điển lớn nhất Âu châu vào thời điểm đó.
Whistlejacket có thể không thành công như những kỵ mã khác, nhưng tác phẩm nghệ thuật cùng tên này nổi tiếng là một bản hùng ca của thiên nhiên và là minh chứng cho khả năng vẽ các chủ thể sống động như thật của họa sĩ George Stubbs.
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times