Khóa học dành cho cha mẹ (P.54): Dạy trẻ sống hòa thuận với người khác
Trên thực tế, việc giáo dục con trẻ sẽ không giống như những “bữa ăn nhanh.” Khi chúng ta nghe từng bài giảng của cô Trần, các bậc cha mẹ đừng sốt ruột, chúng ta cần biết khái niệm cơ bản nhất. Sau khi nắm vững điều cơ bản này, chúng ta sẽ có thể giải quyết những vấn đề lớn và nhỏ phát sinh trong tương lai.
Nếu quý vị muốn hỏi ý kiến riêng cô Trần về những việc này, quý vị phải đặt lịch hẹn trước ba tháng, hơn nữa không thể giải quyết toàn bộ vấn đề ngay một lúc. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn mở trường học dành cho các bậc phụ huynh. Cô Trần rất phản đối việc đưa ra giải pháp theo thứ tự một, hai, ba và chỉ muốn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, cô hy vọng các bậc cha mẹ trước tiên cần có cách nhìn đúng đắn và nắm vững những điều cơ bản.
Khoảnh khắc hạnh phúc nhất bên nhau
Lần trước chúng ta đã nói về việc hóa giải tâm ganh đua so sánh của con trẻ, cuối cùng nói về việc nhớ lại những khoảnh khắc hạnh phúc nhất cùng với với trẻ. Nếu bạn thực sự không nhớ được cũng không sao, cô Trần sẽ dạy bạn một cách khác. Chính là lúc này đây, có thể nói với trẻ rằng: “Khoảnh khắc khi con chia sẻ khó khăn của mình với mẹ, đây chính là lúc mẹ cảm thấy hạnh phúc nhất.” (Người dẫn chương trình nói) Trước đây cô Trần cũng đã dạy rằng, bạn cũng có thể chạm vào cháu bé, vỗ lưng và đầu con, gần thêm một bước rút ngắn khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.
Đối với những sự việc như thế này, chúng ta cần nói thẳng với con trẻ, cuộc sống của mỗi người thực sự là điều gì? Cơ thể của con người rốt cuộc như thế nào? Con người không chỉ cần ăn no mà còn cần thưởng thức hương vị, có cảm giác ngon miệng thì người đó mới có thể ăn tiếp được. Bản thân “hương thơm” này là vô hình, đó chính là cuốn sổ thứ hai mà chúng ta nói tới – “Cuốn sổ cảm xúc.”
Chúng ta đã nói với con trẻ một khái niệm rất quan trọng: Trong cuộc sống của con người, trong cảm nhận của mỗi người, hạnh phúc thực sự là gì? Cháu bé mới có thể hiểu rằng, thì ra có nhiều thứ không thể thay thế bằng vật chất, và nhiều thứ không thể mua được bằng tiền. Chúng ta đã dẫn ra rất nhiều ví dụ những gia đình thực sự hạnh phúc, chính là dùng những sự thật sắt đá này để chứng minh định luật này. Như vậy, cháu bé có thể ngay lập tức nhận ra rằng, hoá ra hạnh phúc thực sự là điều này.
Tại thời điểm này, chúng ta sẽ có hành động tiếp theo. Nếu muốn có được hạnh phúc thì con người thực sự cần điều gì? Đây là điều mà mọi người có thể thực sự lý giải khi ở trong mối quan hệ giữa người với người, khi mọi người ở bên nhau và thấu hiểu cho nhau. Ví dụ, một người dì nào đó và mẹ là bạn rất thân của nhau. Con có thấy khi mẹ và dì ở cạnh nhau, mẹ và dì có so sánh đồng hồ với nhau không? Mẹ và dì có bình phẩm quần áo đang mặc của đối phương đáng giá bao nhiêu tiền không? Sẽ không bao giờ có chuyện như vậy. Khi những người bạn tốt ở cạnh nhau thì họ chỉ là chia sẻ cùng nhau.
Những ví dụ này có thể khiến trái tim của đứa trẻ thực sự nhận ra, đây đều là khoảng thời gian tốt đẹp mà trẻ đã trải qua trong đời. Đây là chất dinh dưỡng mà chúng ta cần có trong cuộc sống, bạn chiết xuất những chất dinh dưỡng này từ cuộc sống, thứ thực sự chân thật và rõ ràng, con trẻ nhất định sẽ tin tưởng bạn. Sau đó bạn giúp trẻ đặt nó vào trái tim thuỷ tinh (ở tập trước chúng ta đã nói trái tim của đứa trẻ giống như một trái tim thủy tinh trong suốt). Lúc này đứa trẻ đã hài lòng rồi, sau đó chúng ta sẽ cùng với cháu phân tích một chút về hành vi của bạn cùng lớp của con.
“Tiên tha hậu ngã” mới có thể đột phá chính mình
Khi một bạn cùng lớp khoe giá trị của chiếc đồng hồ trước mặt con, con nghĩ người bạn cùng lớp này cần điều gì? Thực ra, làm người có một đạo lý rất nhân hậu, đó là “tiên tha hậu ngã” (nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho bản thân mình), nghĩa là tâm chúng ta hướng về người khác. Tôi (cô Trần) đã làm rất nhiều thí nghiệm, bao gồm cả dạy học sinh cấp hai đọc sách, làm thế nào để cải thiện kỹ năng đọc? Sau nhiều lần trải nghiệm đã cho tôi biết được rằng: Chỉ khi trái tim của bạn suy nghĩ cho người khác, lúc này cơ thể bạn mới có thể đột phá giới hạn của chính mình, và loại sức mạnh tinh thần này có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề mà ban đầu bạn không thể giải quyết được.
Vừa rồi chúng ta đã cố gắng hết sức để đưa ra rất nhiều ví dụ, những điều này đã và đang chứng minh cho con trẻ một điều rằng: Đằng sau đòi hỏi vật chất bề ngoài của con người đều có một nhu cầu. Bao gồm cả ví dụ về người dì vừa rồi (ví dụ được người dẫn chương trình đề cập), tại sao cô ấy lại tặng đồ cho đứa trẻ. Bởi vì cô ấy thực sự yêu cháu bé, cô ấy sẵn sàng mua đồ cho cháu bé, cô ấy vô cùng vui vẻ và không đòi hỏi bất cứ điều gì. Đây là một trạng thái hài hòa, cũng là điều vốn có trong bản tính tốt đẹp của mỗi con người.
Sự hài hòa giữa cơ thể và tinh thần
Tôi luôn nói rằng các bậc cha mẹ hay thầy cô, tốt nhất là nên nghiên cứu về tâm sinh lý. Khi bạn có một chút hiểu biết về tâm sinh lý, bạn sẽ biết cách tận dụng tốt những đặc điểm của mặt thiện lương trong tâm sinh lý của con người. Nếu giữa các tế bào và giữa các cơ quan trong cơ thể con người không đạt được trạng thái hài hòa, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra với người này? Chắc chắn họ sẽ bị bệnh. Giống như việc răng và lưỡi của bạn không phối hợp với nhau thì bạn sẽ tự cắn chính mình vậy.
Khi chúng ta chứng thực những đạo lý này cho con trẻ, chúng ta và con trẻ có cùng quan điểm, chúng ta mới có thể tiến hành bước tiếp theo. Sau đó, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhu cầu tâm lý đằng sau hành vi của người bạn cùng lớp. Cho nên đối với sự việc này, tôi thường khuyên các bậc cha mẹ và thầy cô nhất định không thể lười biếng, phải chăm chỉ làm việc này, đó là việc gì? Đó chính là đọc những cuốn sách mà trẻ em đọc, bao gồm sách thời thơ ấu, sách học ở trường, v.v… Ngay cả khi hôm nay bạn là giáo viên lớp 1, bạn cũng phải đọc sách lớp 6 của học sinh, bởi vì nền tảng là bắt đầu từ chỗ bạn. Đây là những gì tôi đã làm, tôi cũng đào tạo nhiều vị giáo viên và phụ huynh sử dụng phương pháp này, và họ đều thu hoạch được rất nhiều. Một điều quan trọng hơn, đó là bạn sẽ có được sự yên tâm trong lòng.
Giáo dục là một công việc lương tri, khi một người cảm thấy xứng đáng với lương tâm của chính mình, bạn có biết rằng khi bạn bước đi trên đường, bạn sẽ cho học sinh một cảm giác đó là: Bạn là một giáo viên và là bậc cha mẹ chân chính. Lúc này, đứa trẻ thực sự không muốn gây quá nhiều phiền phức cho bạn.
Nhu cầu đằng sau việc ganh đua so sánh
Điều tôi vừa đề cập là nguyên tắc về sinh lý học, thực ra ở trường tiểu học và trung học cũng có một số nguyên tắc mang tính khoa học. Chẳng hạn như nguyên tắc thực vật học, dùng những điều đơn giản mà trẻ hiểu được để nói với trẻ về tầm quan trọng của sự hài hòa giữa mọi người với nhau, giữa mọi người với chính bản thân mình, như vậy trẻ mới có thể thực sự hạnh phúc. Giữa vật chất và tinh thần cũng cần sự hài hòa thì mới có được hạnh phúc thực sự.
Bằng cách này, khi con trẻ gặp sự cố, cháu có thể thoát khỏi sự đả kích của người khác. Bạn cùng lớp đang so sánh chiếc đồng hồ, nhưng cháu bé có thể nhìn thấy trong lòng của người bạn cùng lớp thiếu điều gì, cần điều gì và gặp vấn đề gì. Thế nhưng người bạn cùng lớp này thường không biết rằng cậu ấy đang làm tổn thương người khác. Chúng ta có thể nhận ra rằng người bạn cùng lớp này đang cần một “người bạn.” Đó thực sự là trạng thái của một đứa trẻ, hy vọng được người khác tán đồng và ngưỡng mộ.
Vì vậy, có một quy tắc có thể giải thích được. Như chúng ta đã từng nói trước đây, có một câu nói lóng trong tiếng Phúc Kiến Đài Loan: “Xương tay bị gãy, ngược lại càng khiến bạn mạnh mẽ hơn.” Khi gặp phải những chuyện như ganh đua so sánh này, chúng ta đã hiểu được và thấy rằng đối phương cần một người bạn thực sự. Khi chúng ta nắm bắt cơ hội này để biến đối phương trở thành người bạn thực sự của mình, bạn không thấy rằng sự tổn hại nhỏ này thực sự đáng giá sao?
Còn tiếp)
Xem thêm Loạt bài “Khóa học dành cho cha mẹ”
Mời quý vị xem video “Khóa học dành cho cha mẹ” – Tập 54