Khóa học dành cho cha mẹ (P.52): Phải làm sao khi trẻ so sánh?
Lần này, chúng tôi sẽ nói về sự ganh đua so sánh của trẻ em. Trên mạng Internet có một người mẹ đặt câu hỏi: Hôm nay con trai tôi từ lúc tan học cứ cúi đầu không nói chuyện, hỏi cũng không trả lời, về đến nhà cháu nói với tôi: “Hôm nay bạn cùng lớp chê cười con vì con đeo đồng hồ không phải hàng hiệu, rồi bạn đó khoe chiếc đồng hồ của thương hiệu này này, tốt như thế này này và có giá là 40 USD”. Cháu bé lại nói: “Mẹ ơi, chẳng phải mẹ đã nói rằng không được so sánh hay sao, tại sao bạn ấy lại luôn so sánh với con vậy ạ? Con không muốn thua cậu ấy đâu. Con biết mẹ sẽ không mua cho con đồng hồ giống như của cậu ấy. Lần sau con sẽ tự bỏ tiền mua chiếc đồng hồ đó, con mong rằng đồng hồ của bạn ấy mau hỏng, như vậy cậu ấy sẽ phải xin lỗi con!”.
Nỗi lo của người mẹ
Người mẹ này đã rất áp lực sau khi nghe con nói như vậy và không biết nên trả lời với con như thế nào. Cô cho biết cậu bé đang học lớp 2, về nhà thường hay phàn nàn rất nhiều. Tất nhiên nếu con làm sai điều gì thì cô sẽ chỉ ra, nhưng cô thấy rằng nguyên nhân dẫn đến vấn đề là từ cháu bé khác. Vì con của người khác thì cô không thể quản được, thực sự lúc này cô cảm thấy rất khó xử. Cô cũng sợ rằng sau này khi xảy ra vấn đề nào đó ở trường thì cậu bé sẽ không chịu nói ra nữa. Thế nên, người mẹ lại phải tìm cách giải quyết giải quyết vấn đề và lo lắng của con trai.
Vì vậy, đối với vấn đề so sánh đồng hồ, người mẹ hỏi rằng có thể trả lời như thế này được không: “Đồng hồ của con cũng giống như đồng hồ của bạn, cũng bằng với giá tiền đó, thật sự thì đồng hồ này không rẻ hơn đồng hồ của bạn ấy đâu”. Quả thực đồng hồ của con cô ấy cũng giống của bạn cùng lớp, mua hơn 40 USD, không thua kém gì bạn cùng lớp, đây là sự thật. Tuy nhiên, người mẹ cũng lo lắng về việc liệu sau này cháu bé có luôn so sánh hay không, nên cô ấy đã nghĩ lại và dạy con trai mình rằng: “Con có thể cười nói với bạn cùng lớp rằng đồng hồ của con rất tốt!” Sau đó quay người bước đi. Nhưng đứa trẻ nhìn mẹ với vẻ rất hoài nghi vào cách giải quyết này. Vì thế người mẹ thật sự rất đau đầu, thật không biết nên giải đáp vấn đề này như thế nào.
Đầu tiên, phải nắm vững khái niệm
Cô Trần nói: Tôi nghĩ vấn đề này sẽ ngày càng trở nên phổ biến, nhưng chỉ cần mọi người nắm được một số nguyên tắc để thực hiện. Trên thực tế, những vấn đề tưởng chừng như phức tạp đều có thể được lý giải một cách logic. Sau đó từng bước, từng bước một, vấn đề có thể được giải quyết một cách rất cụ thể. Chính là nói, nếu bạn phải đối mặt với bất kỳ vấn đề nào của con trẻ, bao gồm cả vấn đề của chính bạn hay của công ty trong thế giới người lớn, thì khái niệm đầu tiên được thiết lập là rất quan trọng. Bởi vì, khái niệm này là động lực thúc đẩy tất cả những suy nghĩ tiếp theo. Khi điểm đầu tiên của bạn không chân chính, bạn sẽ bị lệch hướng. Khi đó bạn càng xoay trở thì càng vất vả, và càng xoay trở thì bạn càng gặp nhiều vấn đề hơn.
Vì vậy, hãy quay trở lại, khi chúng ta phải giải quyết bất kỳ điều gì, bao gồm câu chuyện bạn vừa kể đến, bộ não của tôi không ngừng phân tích, tìm kiếm logic và câu trả lời cho mỗi câu hỏi. Đây là một khái niệm logic rất quan trọng.
Vẫn còn một lời nhắc nhở nữa, những điều này không phải ngày một ngày hai là có thể hình thành được. Nó cần trải qua quá trình rèn luyện tích lũy mà thành, cho dù là người lớn hay trẻ con đều như vậy.
Điều thứ 2, cảm thấy biết ơn
Lời nhắc nhở thứ hai là, bất kể bạn gặp phải vấn đề gì với con mình, bạn phải nghĩ xem trong các giai đoạn phát triển từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành của con, cháu đã được chúng ta vun đắp vững chắc những thói quen tốt hay chưa. Nếu chưa, bạn không cần phải hoang mang vì cháu bé đã lớn, hãy chân thành nói với con rằng mình đã thiếu sót về điều ấy, từ bây giờ chúng ta hãy bắt đầu lại. Đây là thái độ của cha mẹ mà tôi nghĩ là rất quan trọng. Khi con trẻ gặp vấn đề và tìm cha mẹ để giãi bày, bạn nên cảm kích vì điều đó.
Xem lại cuốn sổ cảm xúc
Về vấn đề vừa rồi, ở cuối phần mô tả, bạn nói rằng người mẹ cũng lo lắng rằng sau này cháu bé sẽ không nói với mình về một số vấn đề ở trường nữa. Vì vậy, ở bước thứ ba, chúng ta phải kiên định một khái niệm: Chính là nắm vững “cuốn sổ cảm xúc”. Con người nhất định không chỉ tồn tại về thể xác mà còn có tâm hồn và cảm xúc, vì vậy “cuốn sổ cảm xúc” này rất quan trọng. Lúc này bạn cần nghiêm túc thể hiện cho cháu bé thấy được cuốn sổ này quan trọng như thế nào. Khi đã chuẩn bị tốt 3 điều đầu tiên, bạn có thể thực hiện các bước tiếp theo, như thế, bạn sẽ hoàn thành chúng một cách tuyệt vời. Nếu như chỉ nói cho bạn cách giải quyết vấn đề, bạn không có 3 bước chuẩn bị tư tưởng đầu tiên, thì hiệu quả sẽ không tốt lắm.
Đầu tiên hãy trấn an bản thân
Khái niệm đầu tiên vừa đề cập chính là bất kỳ vấn đề nào phát sinh đều không phải tạo thành trong ngày một ngày hai, và bất kỳ vấn đề nào phát sinh cũng có tính logic trong đó. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng. Mọi người thường hay lo lắng bởi họ không thấy được ngọn nguồn của mớ hỗn độn đó ở đâu. Bạn phải biết rằng những vấn đề hôm nay biểu hiện ra, nó không phải được tạo ra trong một ngày. Thứ hai, chính là hãy bày tỏ lòng biết ơn đối với sự việc này, bởi vì ngay thời điểm này bạn đã phát hiện ra, so với việc 2 năm sau hoặc 4 năm sau mới phát hiện, thì thời điểm ngay bây giờ có thể sẽ giải quyết tốt hơn.
Chồng tôi cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực này, và thỉnh thoảng chúng tôi sẽ trao đổi với nhau những trường hợp mà chúng tôi gặp. Một ngày nọ, chồng tôi nói rằng có một phụ huynh vừa gọi đến đã vội vàng cúp máy, lúc cô ấy vừa bước vào phòng khám thì như trời long đất lở, cô ấy nói rằng có vấn đề lớn với đứa con đang học lớp 3 của mình. Cô ấy cứ nói mãi… Chồng tôi rất bình tĩnh lắng nghe cô ấy nói, sau đó nói với cô ấy rằng, tôi phải chúc mừng cô! Bởi vì khi cháu bé mới chỉ học lớp 3, vấn đề đã được phát hiện ra rồi. Chúng ta có thể nhân lúc cháu bé còn nhỏ mà tìm ra cách giải quyết, chứ không phải là đợi đến khi cháu học cấp 3 hay 30 tuổi mới phát hiện ra vấn đề.
Điều đó có nghĩa là, bất kể là cha mẹ phải giải quyết vấn đề gì của con cái, trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, trước tiên bạn phải ổn định tâm trí của mình. Chỉ sau khi bạn đã ổn định, con trẻ sẽ nhận ra rằng nội tâm của bạn vô cùng vững chắc, và cháu mới có thể cảm thấy an tâm trong lòng. Đây là điều mà chúng tôi đã nhấn mạnh, chính là công phu được mài dũa trong “cuốn sổ cảm xúc”, còn cuốn sổ đầu tiên được gọi là “cuốn sổ thành tích” hoặc phát triển. Xin nhắc lại là điều này không phải học được trong ngày một ngày hai, mà cần quá trình tích lũy lâu dài, ít nhất 1-2 tháng, bạn sẽ có tâm đắc của riêng mình. Thời gian này cũng là một cơ hội rất tốt để chứng minh cho con một điều, chính là những điều mẹ nói với con thật sự hữu ích.
Giá trị quan cùng lứa của trẻ em
Cháu bé này đang gặp phải một vấn đề đáng để người lớn suy ngẫm, đồng thời cũng là một vấn đề rất nghiêm trọng trong cuộc sống – đó là những giá trị quan mà trẻ tiếp nhận từ gia đình lại vô dụng trong mối quan hệ với bạn bè. Không những không dùng được, mà ngược lại còn phản tác dụng. Điều này giống như việc những giá trị của người mẹ đã đẩy cháu bé xuống vực sâu thống khổ. Bạn nói xem đứa trẻ hãy còn rất nhỏ tuổi này phải làm sao đây. Bởi vì trẻ còn nhỏ, phải dựa vào cha mẹ cung cấp đồ ăn và đồ dùng học tập. Các cháu cũng biết rằng nếu không đáp ứng được yêu cầu của cha mẹ thì sẽ không có được những điều kiện vật chất này.
Cháu bé biết rằng cha mẹ không thể mua cho mình một chiếc đồng hồ mới như thế này, vì vậy tốt hơn là cháu nên dựa vào số tiền của mình để mua. Lúc này, cha mẹ nên chú ý, vì bé đang bị tổn thương, mà vẫn chưa thể giải khai được, cháu sẽ cố gắng hết sức để kiếm được số tiền đó. Rất có thể khi bị dồn đến mức bức bách thì cháu bé sẽ đi ăn trộm tiền.
(Còn tiếp)
Mời quý vị xem video “Khóa học dành cho cha mẹ” – Tập 52