Hiện tượng thiên nga đen dự báo về dị tượng, học thuyết Ngũ Hành giải thích điều huyền bí
Vĩnh Gia năm đầu, làng Bộ Quảng, thủ đô Lạc Dương nhà Tấn, phát sinh một vùng sụt lở khó dự đoán, dịp này, một con thiên nga đen xuất hiện, bay lên giữa trời. Con thiên nga đen này không tầm thường, địa điểm xuất hiện và tư thế bay giữa trời, được người theo học thuyết Ngũ Hành hiểu rõ là một dự đoán về dị tượng. Mấy năm sau, cục diện chính trị nhà Tấn phát sinh phản ứng sụp đổ dây chuyền, nhà Tiền Triệu do Hung Nô thành lập thế như chẻ tre công phá hai đô thành Lạc Dương, Trường An, lật đổ chính quyền nhà Tấn. Đoạn lịch sử này có thật ứng hợp với điềm báo thiên nga đen mang đến?
Giữa niên hiệu Thái An thời Tấn Huệ Đế (Công nguyên năm 302 ─ năm 303), xảy ra loạn bát vương, giữa thân tộc Tư Mã thị phát sinh việc tàn sát lẫn nhau để tranh đoạt quyền hành, tạo cơ hội cho tộc Hung Nô hưng thịnh. Lưu Uyên của tộc Hung Nô (tự là Nguyên Hải) có binh lực hùng mạnh, trở thành đối tượng lôi kéo Tư Mã thị, Lưu Uyên lợi dụng mâu thuẫn trong tộc Tư Mã thị, thuận thế leo lên làm cung chủ tộc Hung Nô, trở thành Đại Thiền Vu, quay người tấn công nhà Tây Tấn. Niên hiệu Kiến Vũ năm đầu thời Tấn Huệ Đế (năm 304), Lưu Uyên thành lập được chính quyền Hán Triệu đầu tiên trong thời kì mười sáu nước (còn gọi là Tiền Triệu), đóng đô ở quận Bình Dương (Nay là Tây Bắc, Lâm Phần, Sơn Tây), nhìn chằm chằm vào thủ đô Lạc Dương của nhà Tây Tấn, trở thành mối địch họa lớn của Tây Tấn.
Tháng 10 năm Vĩnh Gia thứ 2 thời Tấn Hoài Đế (năm 308), Lưu Uyên chính thức xưng đế, đổi niên hiệu làm Vĩnh Phụng. Năm sau, công chiếm Lê Dương (nay là đông bắc huyện Tuấn, tỉnh Hà Nam), đánh bại trạm Tấn Tương Vương tại Diên Tân (nay là phía bắc huyện Diên Tân, tỉnh Hà Nam), dìm chết ba vạn người cả đàn ông lẫn phụ nữ, lại điều động bốn phía cùng tiến công bao vây Lạc Dương. Niên hiệu Vĩnh Gia năm thứ 4, Lưu Uyên chết bệnh, nhưng mối nguy mất nước của nhà Tây Tấn chưa được giải trừ. Tây Tấn thật sự sẽ bại vào tay Hung Nô sao?
Dị tượng đất sụt hiện thân của Thiên nga đen
Ở đây cần chúng ta quay lại một chút vào năm đầu niên hiệu Vĩnh Gia (năm 307) thời Tấn Hoài Đế, Tấn thư ghi chép việc một con thiên nga đen khó nhìn thấy được trong lịch sử, được người theo học thuyết Ngũ Hành coi là một dấu hiệu dự báo.
Tháng 2 năm đầu niên hiệu Vĩnh Gia, làng Bộ Quảng, nằm ở góc đông bắc thủ đô Lạc Dương của nhà Tấn phát sinh việc đất sụt lún, sau khi đất sụt lún xuất hiện hai con thiên nga, kỳ lạ chính là, màu sắc khác nhau, một con màu trắng, một con màu xanh, cũng chính là thiên nga đen. Sau khi xuất hiện đường ai nấy đi, thiên nga xanh bay lượn lên trời, thiên nga trắng thì dừng nghỉ ngay tại chỗ.
Làng Bộ Quảng ở Lạc Dương, nơi này là một di tích quan trọng của cố đô trong lịch sử, mang theo tin tức lịch sử phong phú. Vào thời nhà Chu, nơi đây gọi 翟泉 (Địch Tuyền, còn nói là 狄泉 Địch Tuyền), là vùng đất nhiều lần diễn ra minh hội trong lịch sử. Căn cứ vào ghi chép trong Ngũ Hành chí đệ thất trung chi thượng – Hán thư, Lỗ Định Công năm đầu thời Xuân Thu, Ngụy Hiến Tử nước Tấn hội hợp khanh đại phu của các nước chư hầu tại Địch Tuyền, Ngụy Hiến Tử nắm giữ chính quyền nước Tấn, có dã tâm thay thiên tử hiệu triệu thiên hạ. (bản Hán thư bổ chú của Vương Tiên Khiêm). Địch Tuyền cũng là mộ địa có tiếng của triều Chu, Chu thiên tử Chu Uy Liệt Vương trong lịch sử từ Xuân Thu đến Chiến quốc “vượt qua thời đại” táng ở nơi này, còn có mộ Cảnh Vương, Địch Tuyền ở giữa hai mộ. Nước Tần phong Lữ Bất Vi làm Lạc Dương Thập Vạn Hộ Hầu, lúc ấy Lữ Bất Vi liền phá hỏng Địch Tuyền, mở rộng thành Lạc Dương, đem vùng đất rộng quanh mộ Cảnh Vương cũng bao hàm nhập vào vùng thành đô. Từ những điều trong lịch sử mà xem, chỗ Địch Tuyền này, đi qua dã tâm và tổn hại mà bôn ba theo năm tháng, mang theo di tích lịch sử vượt thời đại.
Học thuyết Ngũ Hành xem dị tượng như thế nào: Thiên nga đen tiên đoán điều gì?
Trần Lưu Hiếu liêm Đổng Dưỡng (tự là Trọng Đạo, Trần Lưu người đất Tuấn Nghi), là người không kiếm lộc cầu vinh, biết rõ đạo lý Ngũ Hành, từng dự báo đầy đủ việc xuất hiện hai thiên nga đen trắng. Ông ấy nói: “Bộ Quảng, là Địch Tuyền thời Chu, là đất diễn ra minh hội vậy. Thiên nga trắng, thuộc Kim, là bước đi của nước vậy. Thiên nga xanh tượng trưng cho giống người Hồ, việc này nói đã tận rồi ư? (Tấn thư.Chí thập bát. Ngũ Hành trung) Đổng Dưỡng đã nói dấu hiệu chủ yếu của thiên nga đen, một là vùng Bộ Quảng phát sinh đất sụt lún là đất minh hội thời nhà Chu, lại nhìn, sắc xanh đen của thiên nga xanh trong ngũ hành thuộc về phương bắc, hàm ý có “giống người Hồ”. Ông ấy nói thiên nga trắng, “Thiên nga trắng, thuộc Kim, là bước đi của nước vậy”. Trong học thuyết Ngũ Hành, sắc Kim đối ứng phương tây. Ý nghĩa tượng trưng trong Ngũ Hành mà chung quy Đổng Dưỡng chỉ ra, tương lai không lâu tại Lạc Dương có thể phát sinh sự việc người Hồ ở phương bắc xâm lấn, Quốc đô nhà Tấn có thể sẽ di chuyển đến phương tây; Ngụ ý, nơi Lạc Dương này khả năng sinh ra tân bá chủ.
“Điềm báo” thiên nga đen mang đến “tiên đoán” có ứng nghiệm thật không?
Qua năm năm, tháng 4 niên hiệu Vĩnh Gia năm thứ 5 (năm 311), bộ hạ Thạch Lặc của Lưu Thông, con trai Lưu Uyên tiêu diệt hơn mười vạn quân Tấn tại huyện Khổ, thành Ninh Bình (Nay là ấp Lộc, Hà Nam). Tiếp theo Lưu Thông lại điều động Đại tướng Hô Diên Yến dẫn binh công chiếm Lạc Dương, vào tháng sáu Hô Diên Yến đến Lạc Dương, bọn người Lưu Diệu mang binh đến đây hội hợp, quân Hung Nô nhiều lần đánh bại quân nhà Tấn, công phá Lạc Dương, Tấn Hoài Đế bị bắt làm tù binh, trắng trợn đánh cướp giết chóc, giết Thái tử, tông thất, quan viên và binh sĩ, bách tính hơn ba vạn người, đồng thời đào lăng mộ, đốt cung điện. Đây là một trong những sự kiện đen tối gây náo động lớn trong lịch sử, sử gọi là “họa Vĩnh Gia” hoặc “loạn Vĩnh Gia”. Tấn thư tiếp tục lời Đổng Dưỡng giải thích về dị tượng thiên nga xanh, thiên nga trắng, có ghi chép như thế này: “Về sau, Lưu Nguyên Hải (Lưu Uyên), Thạch Khắc lần lượt loạn hóa”.
“Loạn Vĩnh Gia, thiên hạ chết chóc ly tán, trong thành Trường An một hộ không đầy một trăm người, kinh đô bậc đế vương nguy cấp, chư hầu không có chí bảo vệ hoàng thất, tướng quân khuyết thiếu việc xướng cử trợ giúp vua, vua tôi quẫn bách, cứ thế đưa tới thảm cảnh giết chóc. “Lạc Kinh nghiêng ngửa, trai gái Trung Châu tránh loạn bên phía tả sông có đến sáu, bảy phần mười người”, là nói trong loạn Vĩnh Gia sau khi Lạc Dương rơi vào tay địch, những người sống trong đại loạn nguyên ở vùng đất ấy, tránh loạn đến Giang Nam có tới sáu, bảy phần mười.
Vĩnh Gia năm thứ 7 (năm 313), Lưu Thông độc chết Tấn Hoài Đế. Cháu Hoài Đế là Tư Mã Nghiệp, đăng cơ tại Trường An, là Tấn Mẫn Đế, sửa là năm đầu thời Kiến Hưng. Qua ba năm (năm 316), Lưu Diệu công hãm Trường An, Tấn Mẫn Đế bị bắt làm tù binh. Năm sau Tấn Mẫn Đế bị giết, nhà Tây Tấn có lịch sử 52 năm đến đây chấm dứt. Sự kiện lịch sử phát triển thật ứng với dự báo và giải thích của Đổng Dưỡng về sự xuất hiện của thiên nga đen.
Một con thiên nga đen từ trong vùng đất sụt lún xuất hiện, bay lượn giữa trời, báo trước một triều đại diệt vong, tiên đoán một trận gió dữ cực lớn trong lịch sử Trung Quốc. Học vấn Ngũ Hành của Trung Quốc, nhìn từ nhỏ đến lớn, từ dị tượng tiên đoán tương lai, biểu tượng giống như đơn giản, bên trong giấu đạo lý của trời đất thật không đơn giản!
Tài liệu tham khảo:
Do Doãn Gia Huy thực hiện
Chịu trách nhiệm biên tập: Vương Du Duyệt
Toan Đinh biên dịch
Mời quý vị tham khảo bản gốc tại Epochtimes Hoa ngữ.