Tiết Thu phân – Nội hàm của tư tưởng Thiên – Nhân hợp nhất rộng lớn tinh thâm
Ngày Thu phân hay còn gọi là ngày “Trung thu” (giữa mùa thu), ngày này không trùng với ngày trăng tròn nên không được gọi là “Tết Trung thu”. Tư tưởng “Thiên – Nhân hợp nhất” là một trong những tư tưởng quan trọng bậc nhất trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, tư tưởng này được thể hiện trong toàn bộ hoạt động của xã hội. Vào thời cổ đại, khi hoàng đế thống trị thiên hạ, toàn bộ hoạt động lễ tết, lễ hội cũng như cuộc sống của toàn bộ người dân đều phản ảnh rất rõ tư tưởng “Thiên – Nhân hợp nhất”. Vào ngày Thu phân cũng có rất nhiều lễ hội, phong tục hoặc từ ngữ thể hiện rõ tư tưởng “Thiên – Nhân hợp nhất”, sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích về nội hàm văn hoá của tiết Thu phân.
Vì sao người xưa gọi Thu phân là Trung thu
Mùa thu có ba tháng, Thu phân là vào những ngày gần cuối tháng 9, vào thời điểm giữa mùa thu, vì vậy người xưa còn gọi Thu phân chính là trung thu, trong quyển “Chu lễ” vào thời Tiên Tần đã có hoạt động “Trung thu dạ nghinh hàn” (Trung thu, đón rét trong đêm), “Trung thu hiến lương cừu” (Trung thu tặng nhau áo da), Trung thu ở đây chính là ý chỉ Thu phân. “Tết Trung thu” được nhắc đến bởi Đổng Trọng Thư trong thời nhà Hán cũng chính là dùng để chỉ tiết Thu phân, ngoài ra tại cuốn “Xuân thu phồn lộ, âm dương xuất nhập thượng hạ” có câu như sau: Vào tháng trung thu, mặt trời sẽ nằm ở chính Tây, mặt trăng sẽ nằm ở chính Đông, vì thế người xưa mới gọi đó là Thu phân. Thu phân chính sự phân chia ranh giới giữa mặt trăng và mặt trời, vì vậy tiết trời vào thời điểm này không chênh lệch nhiều, ngày đêm và nóng lạnh cân bằng nhau.
Tiết Thu phân bắt đầu vào ngày 23/9 hoặc 24/9 dương lịch. Vào ngày này, mặt trời chiếu thẳng vào đường xích đạo, hai bán cầu bắc và nam có cùng độ dài ngày và đêm. Theo văn hóa Trung Quốc, điều đó có nghĩa là “phân chia ranh giới giữa mặt trăng và mặt trời”, vào thời điểm “Trung thu” tiết trời sẽ có đặc trưng cân bằng nóng lạnh. Bắt đầu từ đêm Thu phân trở đi, đêm sẽ dần dần dài hơn, trời sẽ dần lạnh hơn.
Tại sao lại có tục cúng trăng vào ngày Thu phân?
Vào triều đại Hạ Thương Chu có lễ nghi cúng trăng vào mùa thu, trong quyển “Chu Lễ”, Trịnh Thị đã chú thích rằng: Thiên tử tế mặt trời vào mùa xuân, tế trăng vào mùa thu; Vào thời nhà Đường có câu: “Thu phân, tế trăng tại vùng ngoại ô phía tây”. (Trích “Tân Đường Thư. Chí phần 1. Lễ nhạc 1, có nghĩa là vào tiết Thu phân xuất hành ra khỏi cung điện ở ngoại ô phía tây để thờ thần của mặt trăng.)
Tại sao lại cúng trăng vào đêm Thu phân? Có thể tìm thấy lời giải đáp tại “Bài thơ bốn chữ” trong tập thứ sáu của “Đại Đường giao Kỷ Lộc” như sau: “Mặt trăng âm đức nhô lên từ phía tây. Khí tích từ nước, tinh hoa tạo ra vàng. Lộ thiên thành hình, kết hợp với mặt trời tạo ra ánh sáng”. Ý chỉ mặt trăng là đại diện của âm đức, tiết Thu phân là điểm bắt đầu để mặt trời tắt nắng mặt trăng nhô lên, vì vậy mặt trăng trở thành nhân vật chính trong nghi lễ cúng trăng.
Loài chim tượng trưng cho tiết Thu phân
Vào tiết Thu phân, chim huyền điểu là loài chim đại diện, chim huyền điểu là loài chim én. Chim én sẽ bay về vào mùa xuân và bay đi vào tiết Thu phân, thời điểm về và đi trùng hợp với thời điểm phân ly giữa mùa thu và mùa xuân, vì vậy được coi là một trong những biểu tượng của tiết Thu phân. Tầng lớp quan lại triều đại nhà Chu đã sáng tác tác phẩm “Huyền điểu thị”, cũng có ý chỉ về hình ảnh này.
Gió vào tiết Thu phân được gọi là Xương Hạp Phong (gió tây, gió thu), có hàm ý đặc biệt
Trong cuốn “Dịch vĩ thông quái nghiệm” đã ghi chép rằng: “Lập xuân điều chỉnh gió đến, xuân phân là tiết Minh Thứ phong, Lập hạ là tiết Thanh Minh phong, Hạ chí là tiết cảnh phong, Lập thu là tiết gió mát, Thu phân là tiết Xương Hạp Phong, lập đông là tiết kết hợp, đông chí tiết Quảng Mạc phong”.
Vậy tại sao gió vào tiết Thu phân được gọi là Xương Hạp Phong? Trong “Sử ký, luật thư” thuyết rằng: Xương Hạp Phong bắt nguồn từ phía Tây. Xương giả, xương dã; Hạp giả, tàng dã. Ngôn dương khí đạo vạn vật, hạp hoàng khoáng dã”. Từ đó chúng ta có thể biết rằng Xương hạp phong chính là gió Tây. Phía Tây chính là vị trí hướng chính của Thu phân, Thu phân chính là tiết Xương hạp phong, cũng có nghĩa là thu nạp dương khí, tương ứng với hàm ý thời tiết sẽ chuyển biến sang trạng thái ngày ngắn đêm dài sau tiết Thu phân.
Tại sao người xưa lại điều chỉnh thước đo vào tiết Thu phân?
Đây chính là sự thể hiện về mặt tinh thần của đạo lý làm người theo nguyên tắc của trời đất. Theo cuốn “Lễ Ký, Nguyệt Lệnh” có viết như sau: Ngày và đêm được đo theo cùng một cách đo, cùng một kiểu đo, sử dụng chung một đơn vị đo và công cụ đo lường. Vào thời điểm Thu phân và xuân phân, ranh giới giữa ngày đêm sẽ ngang nhau, tiết trời nóng lạnh cũng ngang đều nhau, hiển hiện một thế giới bình hòa trong giới tự nhiên, tương ứng với tinh thần “công bằng và bình đẳng” trong nhân gian. Vì vậy, các triều đại Trung Quốc, coi trọng đạo trời và thực hành sự hợp nhất giữa thiên nhiên và con người, đồng thời hiệu chỉnh tiêu chuẩn công cụ đo lường và các tiêu chuẩn đơn vị đo lường về độ dài, trọng lượng và dung lượng đang được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống, giữ tinh thần giao dịch công bằng thực tế, phòng tránh tranh chấp trong giao dịch mua bán, duy trì sự hài hòa của xã hội.
Tại sao người xưa lại thi hành án “Thu quyết” sau tiết Thu phân?
Phương thức thi hành án “thu quyết” sau tiết Thu phân mới là đạo thuận sinh, không để sát khí cản trở sinh khí của đất trời. Pháp chế trong Chân Quan thời nhà Đường tại Trung Quốc có viết rằng: “Từ lập xuân đến Thu phân, không thể xử tử hình. Từ tiết xuân phân đến tiết Thu phân, vạn vật trên đời và vạn vật trong nhân gian đều ở trong một thời kỳ thịnh vượng. Đây chính là lúc vạn sự vạn vật đều đang sinh sôi nảy nở thuận theo tự nhiên nhằm để thu nhận toàn bộ tinh hoa tiết trời thu đông, qua thời điểm Thu phân, sát khí bắt đầu giáng xuống. Lúc này con người và vạn vật bắt đầu nhắc đến “thu hoạch”, lúc này tiến hành “thu quyết” sẽ không cản trở tới đạo lý sinh trưởng của trời và đất. Vì vậy, vào thời kỳ cổ đại những tù nhân phạm tội tử hình khắp mọi nơi đều sẽ bị hình bộ xét xử lại và kết tội sau tiết Thu phân và xử tử sau mùa thu, nên người xưa gọi đây là “Thu quyết” (hành quyết xử án vào mùa thu).
Vì sao Thu phân mang đến những món quà quý giá cho nhân gian
Khí trời đất không thể lớn hơn sự hòa hợp, hòa hợp mới có thể sinh ra vạn vật. “Văn tử, Thượng nhân” có viết rằng: “Lão Tử nói: Khí của trời đất không thể lớn hơn sự hòa hợp, sự bình hòa, điều tiết âm dương, phân rõ ranh giới giữa ngày và đêm, vì vậy vạn vật thường sinh sôi vào tiết xuân phân và trưởng thành vào tiết Thu phân, sinh ra và trưởng thành là một quy luật phát triển tất yếu. Thu phân và xuân phân đều là sự kết tinh của khí hòa hợp âm dương, vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở từ xuân sang thu, sau đó mới có thể thu hoạch, thu hoạch vào mùa thu chính là sự hòa hợp âm dương của tiết Thu phân, vì vậy khí hòa hợp của Thu phân chính là món quà quý giá mà trời đất ban tặng cho nhân gian.
Mùa thu còn được gọi là mùa thu hoạch, tiết Thu phân chính là tinh hoa được dung hòa bởi âm dương kết hợp; Khi tiết trời ngấp nghé sang thu, sự sống diễn ra chậm rãi và từ từ, các sinh linh vội vàng “dưỡng thu” để duy trì sự sống trong tiết đông giá lạnh, đồng thời phải thu gom thần khí trong tiết Thu phân, để cái khí thu luôn được bình hòa. Tiết Thu phân là thời điểm con người và thiên nhiên hòa hợp với nhau. Tiết trời thu vào lúc này cũng trở nên mát mẻ và dễ chịu.
Do Dung Nãi Gia thực hiện
Đinh Toan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại Epoch Times Hoa Ngữ
Xem thêm: