Đừng dễ dàng cúi đầu trước ĐCSTQ
Đừng mơ tưởng hão tuyền về ĐCSTQ. Họ sẽ không thay đổi.
Hầu hết người Úc không đọc Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Quả thực, phần lớn người Úc chưa bao giờ nghe nói đến tờ báo do chính quyền này xuất bản trực tuyến.
Hẳn họ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng tờ báo này thường xuyên có các chủ đề chỉ trích Úc, thường dẫn lời các “chuyên gia” về một loạt các vấn đề liên quan đến mối bang giao giữa hai nước. Bài xã luận thì củng cố quan điểm của các quan chức Trung Cộng.
Ngữ điệu thường mang tính hiếu chiến. Và bất kỳ sự chỉ trích nào đối với Trung Cộng đều bị xem là “bài Hoa”, vô nghĩa, thân Mỹ, hoặc kích động chiến tranh: đôi khi là gồm tất cả những điều trên.
Những câu hỏi chính đáng về chính quyền này thì bị xem là một sự xúc phạm đối với người dân Trung Quốc.
Ví dụ mới nhất là liên quan đến những hành động gây nguy hiểm của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân khi họ bật thiết bị thủy âm sonar gần các thợ lặn của Úc.
Bị cáo buộc bật thiết bị thủy âm sonar gần các quân nhân hải quân [Úc] vốn đang cố gắng gỡ lưới đánh cá khỏi chân vịt tàu của họ trên vùng biển Nhật Bản, người Trung Quốc đã phản ứng với sự kiện này một cách phẫn nộ. Sao mà quý vị dám nêu ra vấn đề này chứ?
Dù đó là lời kêu gọi hợp tác để truy tìm nguồn gốc virus Trung Cộng, hay các mối lo ngại về việc [Trung Cộng] liên tục vi phạm luật quốc tế, thì phản ứng đều giống nhau: chúng tôi luôn đúng và quý vị thậm chí không có quyền đặt câu hỏi.
Những lý do đưa ra thường là các nguy cơ về việc Úc đang làm tổn hại đến các mối bang giao tốt đẹp, hòa bình và thịnh vượng như thế nào.
Lấy các bài báo tuần trước của tờ Thời Báo Hoàn Cầu làm ví dụ.
Theo ông Lưu Kiến Siêu, một quan chức Trung Quốc, thì vụ thủy âm sonar xuất phát từ chính hành vi của Úc tại khu vực đó, đã mang đến cho “người Trung Quốc thông điệp rằng các tàu hải quân Úc ở đó là để ngăn chặn Trung Quốc. Điều gì sẽ xảy ra nếu một tàu hải quân Trung Quốc đến vùng biển của quý vị hoặc gần vùng biển của Úc? Tất nhiên quý vị sẽ điều tàu của mình đến để giám sát và nhận diện.”
Không hề đề cập đến vùng biển Nhật Bản, hay thậm chí là việc sử dụng sóng thủy âm một cách nguy hiểm. Chỉ là những lời lẽ bác bỏ thông thường.
Ông Lưu tiếp tục tuyên bố rằng Úc không nên nghĩ rằng họ có thể tự do “khiêu khích” ĐCSTQ với sự trợ giúp của Hoa Kỳ và rằng Canberra nên “tránh đối đầu” với Bắc Kinh để đổi lấy sự yên ổn và an ninh trong khu vực.
Ông nói thêm rằng việc “phục vụ như một tai sai của Hoa Kỳ” sẽ gây tổn hại đến lợi ích quốc gia của Úc. Trong những trường hợp khác, những bình luận này thường liên quan đến thương mại quốc tế, với những lời đe dọa trả đũa nếu [ai đó] đưa ra bất kỳ vấn đề bất lợi nào, tức là bất kỳ quan điểm nào khác ngoài việc khen ngợi Trung Quốc.
Úc nên hành xử như thế nào
Các nước như Úc nên ứng phó như thế nào với chế độ cộng sản này?
Trong một bài bình luận gần đây, nhà báo Thành Lôi của Úc, người đã bị ĐCSTQ giam giữ một cách tuỳ tiện trong ba năm vì những lý do không rõ ràng, đã kiến nghị rằng Úc nên ngừng chỉ trích ĐCSTQ.
Bà viết trên tờ The Australian rằng: “Trung Quốc tự xem mình là một nước dễ phục tùng vào đầu thế kỷ 20; hành xử một cách khó chịu vì cho rằng mình bị đối xử bất công. ‘Xương sống của chúng tôi bây giờ đã chắc khỏe hơn. Chúng tôi đã uống thuốc bổ sung canxi.’ Lối nói nửa đùa nửa thật mà mọi người vẫn nghe này là một sự kết hợp giữa luận điệu tuyên truyền và niềm tự hào chân thành.
“Chúng ta thường nghe nói rất nhiều về việc ứng phó với Trung Quốc cần phải có một ‘cách tiếp cận tinh tế.’ Nhưng cách ứng phó đó là gì và áp dụng như thế nào với các sự kiện gần đây? Điều đó có nghĩa là biết rằng khi nào, ở đâu, ứng xử như thế nào, và điều quan trọng nhất là với ai. Đó là sự kết hợp giữa sự cứng rắn và phục tùng.”
Bà Thành nói tiếp: “Úc nên và phải có những nguyên tắc. Tuy nhiên, cũng như với tất cả các mối quan hệ, thì việc sống chết lúc nào cũng phải theo nguyên tắc là điều cứng nhắc một cách vô lý — quý vị sẽ phải đối mặt với xung đột mạnh mẽ và không được chào đón. Nguyên tắc này không có tác dụng cả trong gia đình, công việc hay chính trị. Việc chỉ dựa trên nguyên tắc sẽ có hai vấn đề. Thứ nhất, quý vị có thể không nhìn mọi thứ theo quan điểm của người khác; và thứ hai, quý vị không bao giờ chấp nhận khả năng mình có thể sai.”
Tuy nhiên, bà thừa nhận rằng: “Những gì xảy ra với tôi đã củng cố quan điểm về thái độ cứng rắn vì những việc làm đó đã làm nổi bật sự suy thoái của Trung Quốc trong các quyền tự do công dân và sự hoang tưởng về an ninh ngày càng gia tăng”.
Ngoài việc dường như đồng thuận với cách tiếp cận của Đảng Lao động [Úc] đối với ĐCSTQ — có lẽ vì chính phủ hiện tại đã thành công trong việc trả tự do cho bà — vấn đề khó khăn trong lập luận của bà là lập luận đó ủng hộ quan điểm của ĐCSTQ và kỳ vọng của chính quyền này về sự phục tùng.
Úc có ba lựa chọn.
Đầu tiên, họ có thể chấp nhận tuyên bố của Trung Cộng về các sự kiện, nhưng điều này sẽ khuyến khích cách tiếp cận hiếu chiến hơn từ Bắc Kinh — không phải là một tình huống thực tế.
Thay vào đó, Úc có thể phản ứng một cách cứng rắn và có nguyên tắc đối với các vấn đề, thể hiện vì lợi ích quốc gia của chúng ta mà không phải là sự phẫn nộ giả tạo mà ĐCSTQ thường áp dụng.
Những nguyên tắc này bao gồm sự tôn trọng trật tự dựa trên luật lệ và nhân quyền, đồng thời bác bỏ những tuyên truyền vô căn cứ và sự gây hấn trắng trợn.
Hơn nữa, đôi lúc Úc có thể phải đẩy họ lùi lại một cách cứng rắn, đặc biệt khi an ninh quốc gia của chúng ta bị đe doạ. Cần phải được đáp trả một cách kịp thời và nhất quán.
Không có chỗ cho những mơ tưởng hão huyền về Trung Cộng. Họ không bao giờ thay đổi — nhưng chúng ta cũng không cần phải đồng thuận với điều này.
Chúng ta không cần phải chấp nhận quan điểm của ĐCSTQ — cũng như những tuyên bố của họ về việc bảo vệ danh dự.
Một đường lối cứng rắn với Bắc Kinh, giống như cố Thủ tướng Shinzo Abe đã thực hiện, là cần thiết hơn vào lúc này.
Thuần Thanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times