Có tiến triển ở mặt trận Bắc Kinh?
Tán dương bây giờ là quá sớm. Những lời tán dương nên được thay thế bằng sự hiểu biết thực tế về bản chất thất thường của chính quyền Trung Quốc.
Việc Bắc Kinh ra quyết định dỡ bỏ các hạn chế đối với rượu vang nhập cảng từ Úc là điều đáng hoan nghênh, nhưng phần lớn những lời tán dương đối với quyết định này đã bị đặt nhầm chỗ.
Lẽ ra Bắc Kinh không bao giờ nên áp đặt những hạn chế này. Đó là những quyết định chính trị được chính quyền cộng sản Trung Quốc đưa ra như một dấu hiệu cho thấy quốc gia này không hài lòng với Úc về một loạt các vấn đề, bao gồm việc Úc cả gan theo đuổi một cuộc điều tra công khai, độc lập về nguồn gốc COVID-19.
“Bộ Thương mại quyết định rằng do những thay đổi trong điều kiện thị trường rượu vang có liên quan ở Trung Quốc, nên không còn cần thiết phải áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với rượu vang nhập cảng có nguồn gốc từ Úc,” Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã vẫn nhập cảng rượu vang không ngừng; và các quốc gia khác, trong đó có Chile, đã lấp đầy khoảng trống do Úc để lại.
Sau khi mất phần lớn kim ngạch xuất cảng ước tính trị giá 1.2 tỷ USD (782 triệu USD), các công ty Úc sẽ khó có thể lấy lại được một thị phần đáng kể như vậy trên thị trường Trung Quốc.
Đó không phải là một điều xấu: xuất cảng khôi phục trở lại là điều đáng hoan nghênh, nhưng việc quá phụ thuộc vào một thị trường là rất nguy hiểm, như câu chuyện dài tập này cho thấy.
Một khi đã áp đặt một quyết định tùy tiện, thì ĐCSTQ sẽ sẵn sàng áp đặt lại lần nữa nếu không hài lòng về một vấn đề nào đó. Tán dương bây giờ là quá sớm. Tán dương bây giờ là vội vàng. Những lời tán dương nên được thay thế bằng sự hiểu biết thực tế về bản chất thất thường của chính quyền Trung Quốc.
Mục đích chính trị của quyết định này là rõ ràng. Quyết định này gắn liền với quyết định của Úc về việc ngừng có hành động chống bán phá giá đối với Trung Quốc về tuabin gió, bất chấp chính phủ Úc phủ nhận như vậy.
Các biện pháp ‘chống bán phá giá’ này được thực hiện như thế nào
Hãy xem xét trình tự các sự kiện. Bắc Kinh đã đệ đơn kiện các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp do Ủy ban Chống Bán phá giá của Úc áp đặt đối với tháp gió, bồn rửa bằng thép không gỉ, và bánh xe tàu hỏa của Trung Quốc hồi tháng 06/2021, chỉ hai ngày sau khi Úc đệ đơn kiện về việc Bắc Kinh áp thuế quan đối với rượu vang Úc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO).
Ban hội thẩm của WTO nhận thấy rằng Ủy ban Chống Bán phá giá của Canberra đã không đưa ra “lời giải thích đầy đủ và hợp lý” cho quyết định tăng ước tính về chi phí sản xuất thép của các nhà sản xuất Trung Quốc.
Tuy nhiên, WTO không ủng hộ nỗ lực của ĐCSTQ nhằm đạt được một kết luận về các mức thuế chống trợ cấp, điều mà sau đó Úc đã dỡ bỏ.
WTO đã nêu lên một số luận điểm nhỏ chống lại vụ kiện của Úc trong việc tính toán giá trị. Tuy nhiên, Úc đã từ bỏ vụ kiện này, vốn nhận được sự ủng hộ của các quốc gia khác bao gồm Liên minh Âu Châu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, và Vương quốc Anh.
Ngay cả trước khi quyết định chống bán phá giá được công bố ở Úc, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, tờ The Global Times, đã đưa tin mô tả chi tiết quyết định về tuabin gió và gọi đây là “thiện chí” của Úc trong bối cảnh Trung Quốc đang xem xét dỡ bỏ thuế quan đối với rượu vang và tôm hùm Úc.
Chính quyền này cũng cho rằng đây là một dấu hiệu cho thấy Canberra đang dần rời xa “lập trường chống Trung Quốc” của Hoa Kỳ.
Chính phủ của ông Albanese lại tuyên bố rằng họ đã dựa vào lời khuyên của Ủy ban Chống Bán phá giá của Úc. Ủy ban nhận thấy rằng việc bán phá giá “có thể tiếp tục hoặc tái diễn” nhưng thiệt hại vật chất đó khó có thể tiếp tục hoặc tái diễn.
Nhận định này khó có thể khiến người ta an tâm.
Chính phủ ông Albanese cũng ủng hộ quan điểm hoài nghi rằng việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá là không phù hợp và sau đó đã bị dỡ bỏ vì các lý do chính trị, điều này xảy ra trước khi Bắc Kinh dỡ bỏ các hạn chế về rượu vang.
Diễn ra vài ngày trước chuyến công du tới Úc gần đây của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, các quyết định này đã tạo ra một tiền lệ đáng lo ngại.
Người Úc phải đặt ra câu hỏi cái giá phải trả gồm những gì.
Bất chấp việc công khai bác bỏ lập trường thân ĐCSTQ của cựu Thủ tướng Paul Keating, chính phủ ông Albanese dường như đang áp dụng cách tiếp cận xoa dịu ĐCSTQ của ông Keating.
Đây là một cách tiếp cận nguy hiểm và đáng lo ngại. Chính phủ ông Albanese sẽ nhượng bộ điều gì khác để được cho là dễ bảo trong mắt ĐCSTQ?
Hân Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times