Độc giả: Bài viết ‘Vì Sao Có Nhân Loại’ có thể khôi phục lại hy vọng
Ông Ken Sperry hồi hưu sau hai thập niên phụng sự Không lực Hoa Kỳ, hiện ông đang lái xe khách thuê riêng và xe du lịch trên khắp đất nước. Ông cho hay, ông mong muốn có thể in cả tập những cuốn sách nhỏ với bài viết ‘‘Vì Sao Có Nhân Loại”, để rất nhiều những người mà ông gặp trong công việc hiện nay có cơ hội tìm hiểu về bài viết đã mang đến cho ông rất nhiều hy vọng cho đất nước này và cho tương lai.
“Có lẽ rất nhiều người đã đang mất hy vọng, họ đã đang mất hy vọng trong cuộc đời này,” ông Sperry chia sẻ. “Đối với rất nhiều người … [bài viết này] mang đến cho họ hy vọng, mang đến cho họ lý giải sâu sắc về cuộc sống này, có lẽ [nó] sẽ cải biến một hoặc hai thứ gì đó, nhưng thế cũng đều xứng đáng … Tôi muốn mình sẽ có một thứ gì đó để tặng cho mọi người.”
Vào đêm giao thừa của Tết Nguyên Đán năm nay, The Epoch Times đã đăng tải bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại” của Đại Sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công. Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần được phổ truyền ra công chúng ở Trung Quốc vào năm 1992, truyền dạy các nguyên lý phổ quát là chân, thiện, và nhẫn. Rồi môn tu luyện này đã trở nên rất phổ biến, ước tính có khoảng 100 triệu người theo học. Nhưng vào năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lợi dụng toàn bộ cơ chế nhà nước để phát động một chiến dịch bức hại nhắm vào Pháp Luân Công.
“Tôi đã đọc [bài viết này] nhiều lần, hôm trước tôi mới đọc cho vợ tôi nghe. Bài viết này thật tốt cho toàn thế giới. Toàn bộ nhân loại thực sự cần đọc nó, dẫu cho nền tảng tôn giáo của họ là gì,” ông Sperry, người thuộc Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Jesus Christ, đã chia sẻ.
“[Tôi nghĩ] bài viết này có thể mang đến cho họ một cơ hội lý giải sâu sắc về khoảnh khắc tâm linh trong tư tưởng và suy ngẫm về nó. Tôi nghĩ [bài viết này] có sức mạnh soi sáng tâm trí của mọi người, có lẽ là [mang đến] một góc nhìn khác về tôn giáo, nhân sinh, đạo đức,” ông Sperry chia sẻ.
Ông Sperry sinh ra, lớn lên và vẫn đang sống gần Thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah, cho biết ông đã đang thực hành một tôn giáo trong suốt cuộc đời mình và không bao giờ cảm thấy mình cần tìm kiếm những niềm tin khác. Khi đọc bài viết này, ông đã mừng rỡ khi thấy các giá trị tương đồng với triết lý của riêng mình, và đã kinh ngạc khi những niềm tin này vang vọng lại từ một nơi nào đó cách rất xa nhà thờ của ông.
“Tôi lập tức yêu thích bài viết này,” ông nói. “Thật là sâu sắc khi một người nào đó đã nghĩ tới các tư tưởng này mà không phải đến từ nhà thờ của tôi, mà đến từ một bối cảnh khác trên thế giới này. Bài viết này đã tác động đến tôi. Tôi thực sự tin rằng tất cả mọi người đều có thể thọ ích theo cách nào đó từ thông điệp và tinh thần này, cũng như bản thân tinh thần của thông điệp này.”
“Nó đã chạm vào tâm hồn tôi,” ông Sperry chia sẻ.
“[Đại Sư Lý] có trí huệ cao thâm và lý giải sâu sắc về mọi sự, và hiển nhiên ngài đã có trí huệ đó từ một quyền năng cao hơn. Tôi đã thấy ngay giá trị này khi tôi đọc bài viết,” ông Sperry bộc bạch.
“Bài viết này thật tốt cho nhân loại, đặc biệt với tình trạng hỗn loạn hiện nay,” ông Sperry chia sẻ. Ông nói, nhiều người dường như đang mất hy vọng, và không có hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn hay về kiếp sau; đồng thời họ đã không còn tiêu chuẩn đạo đức, dẫn tới nhân loại phạm phải tội ác trên khắp thế giới.
Nhưng tình trạng mất hy vọng này là “một sai lầm,” ông Sperry nói. “Chúa sẽ không làm cho mọi thứ kết thúc. Ngài là một sinh mệnh vĩnh hằng, và chúng ta cũng vậy.”
Ông nói tiếp, việc một người cuối cùng đi tới niềm vui vĩnh hằng hay bất hạnh vĩnh viễn được quyết định bởi khảo nghiệm trong đời này và cách chúng ta đối đãi với nó. “Vì vậy những gì mà một người làm, cách họ đối xử với người khác trong 30, 50, 60, 70 năm tới thật là vô cùng quan trọng.”
‘Chúng ta cần tín Thần hơn’
Bà Elizabeth McDougal, đã về hưu trong ngành chăm sóc sức khỏe, cũng có những cảm nhận tương tự.
“Với tất cả những gì đang diễn ra trên thế giới này, tôi nghĩ ngay bây giờ chúng ta cần tín Thần hơn,” bà McDougal chia sẻ. “Và tôi nghĩ bài này,” bà nói thêm, [trong khi] gõ gõ vào bài viết, “thực sự đã rất thu hút tôi. Chúng ta cần phải nhân văn hơn.”
“Tác giả đã đúng. Những lời dạy của họ là đúng đắn. Chúng ta cần phải [như vậy],” bà McDougal nói. “Bài viết này lập tức đã khiến tôi chấn động.”
Bà McDougal từ lâu đã biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, cũng như chế độ cộng sản vô thần đó đang bức hại những người có tín ngưỡng. Tuy nhiên, bà đã không biết những điều được truyền dạy trong Pháp Luân Công cho tới khi đọc bài viết này.
“Tôi là một người thực hành Công Giáo, và tôi luôn như vậy, và tôi phải nói với bạn, nếu mà có [Pháp Luân Công] ở cùng khu phố gần nhà tôi, thì tôi sẽ không chần chừ mà đến đó ngay,” bà chia sẻ. “Tôi rất ấn tượng với tất cả những gì tôi đã đọc.”
Mặc dù Pháp Luân Công không phải là một tôn giáo, nhưng độc giả đến từ các nền tảng tôn giáo khác nhau đã đang bình luận về những điểm tương đồng với tín ngưỡng của họ mà họ thấy trong bài viết này. Tương truyền, nền văn minh 5,000 năm của Trung Hoa trước thời cộng sản là văn hóa Thần truyền, những phong tục và truyền thống của quốc gia này là một món quà từ thiên thượng. Một trong những truyền thống này là tư tưởng tu luyện, tư tưởng theo một đạo làm người tốt hơn và hoàn thiện bản thân trong tu luyện.
Bà McDougal thấy ấn tượng với tư tưởng rằng “chúng ta sẽ tái sinh, thân thể vật chất của chúng ta chết đi, nhưng linh hồn của chúng ta, nguyên thần của chúng ta quay trở lại và chúng ta tái sinh.”
“Tôi nghĩ điều đó thật tuyệt. Tôi nghĩ nếu mà chúng ta làm một người tốt rồi chúng ta qua đời, chúng ta quay trở lại, chúng ta sẽ trở lại là một người tốt hơn, và mong rằng chúng ta sẽ lan tỏa điều đó cho phần còn lại của thế giới con người hoặc cho thân quyến, bằng hữu và cả những người chúng ta gặp gỡ,” bà chia sẻ. Và điều này trở thành một nấc thang để lên thiên đường, bà nói thêm.
“[Bài viết này] đã khiến tôi nhìn nhận rất khác về sự tồn tại của mình hôm nay, tại thời điểm này, và tại nơi này,” bà hào hứng. “Tôi vẫn luôn tin rằng khi chúng ta qua đời, linh hồn của chúng ta lên thiên đường, ngay cả đối với một người thực hành Công Giáo. Tôi chỉ nghĩ rằng Chúa, Chúa của tôi, [Ngài] rất nhân từ, quan tâm, và yêu thương. Và tôi nghĩ chúng ta không tự động lên được thiên đường hay xuống địa ngục. Tôi nghĩ chúng ta làm người như thế nào và đối đãi với cái chết như thế nào sẽ quyết định đích đến của chúng ta.”
“Đối với tôi, bài viết này nói về vấn đề này rất rõ. Đối với tôi, những gì tôi đã đúc kết từ bài viết đó là, hãy làm một người tốt nhất có thể khi bạn đang ở đây, và hãy nhớ đến Thần, hoặc khi họ nói về Thần thì tôi gọi là Chúa,” bà chia sẻ. “Tôi đã thực sự cảm thấy tốt hơn khi đọc toàn bộ bài viết này. Tôi biết mình không đơn độc.”
“Đối với tôi, đây là một bài viết rất hay về việc chúng ta nên sống và yêu thương như thế nào,” bà McDougal nói. “Tôi nghĩ bất kỳ ai đọc bài viết này đều sẽ thọ ích, họ sẽ được thọ ích.”
Sau khi đọc bài viết này, bà đã in ra một bản và đặt nó trên kệ bếp của mình để bà có thể cho cháu gái xem khi cô bé tới thăm bà. Những người con của bà McDougal từ nhỏ đã theo Công Giáo, và tất cả những người cháu của bà cũng được làm phép rửa tội. Mặc dù họ là những người tốt, nhưng họ đã đang mất đi đức tin. Một trong số họ hiện đang khốn khổ vì không còn đức tin. Bà McDougal bộc bạch, “nếu bạn không có đức tin, thì bạn sẽ lạc lối.”
Bảo Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times