Cơ hội cuối cùng để thưởng thức Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun mùa này
Sau thời gian gián đoạn kéo dài do đại dịch COVID-19, Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun (SYSO) sẽ trở lại New York chỉ với hai buổi biểu diễn tại Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn Lincoln vào Chủ nhật, ngày 22/10.
Dàn nhạc được thành lập để đáp ứng nhu cầu của công chúng, và đã nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt tại các buổi biểu diễn cháy vé trên toàn cầu.
Năm nay, Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun sẽ biểu diễn các tác phẩm nguyên tác theo phong cách độc đáo, đặc trưng, kết hợp các nhạc cụ Trung Hoa cổ xưa với một dàn nhạc giao hưởng đầy đủ gồm 100 nhạc công, cũng như một số tác phẩm cổ điển được yêu thích làm nổi bật tính phổ quát của âm nhạc.
Bản giao hưởng “Finlandia” của nhà soạn nhạc Sibelius, Bản giao hưởng “Từ tân thế giới” của nhà soạn nhạc Dvorak, và “Bản hòa tấu vĩ cầm Lương Chúc” của thế kỷ 20, đều là những tác phẩm tìm cách nắm bắt thanh âm chân thực của một quốc gia, và khi ra mắt lần đầu, các bản nhạc này đã được phổ biến trên toàn thế giới.
Các nguyên tác của Shen Yun có thể khơi dậy những cảm xúc tương tự: được sáng tác để triển hiện nền văn hóa Trung Hoa đích thực, nền văn hóa Thần truyền từng phát triển rực rỡ suốt 5,000 năm trước thời cộng sản, những tác phẩm này được khán giả toàn cầu yêu thích.
“Bản thân âm nhạc Shen Yun có nét độc đáo riêng mà bạn không dễ tìm thấy trong âm nhạc Tây phương,” ông Robert Vogt, thành viên hội đồng quản trị của Dàn nhạc Giao hưởng Boston, sau khi thưởng thức một buổi hòa nhạc trước đây, cho biết. “Bất cứ ai kết hợp tất cả điều này lại với nhau đều là một thiên tài.”
Sự đổi mới
Shen Yun dường như có những lý do vừa thiết thực vừa cao cả trong việc kết hợp truyền thống âm nhạc Đông và Tây phương.
Theo ấn phẩm riêng của Shen Yun, các nghệ sĩ đang hướng tới việc hồi sinh văn hóa truyền thống; các nghệ sĩ thời xưa xem nghệ thuật cổ điển là một cách để tôn kính Thần Phật, và các nghệ sĩ thời nay cũng tin như vậy. Cả âm nhạc cổ điển phương Tây và âm nhạc Trung Hoa đều là các truyền thống đầy ý nghĩa mà các nghệ sĩ tìm cách bảo tồn; nói chung các buổi biểu diễn thường niên của Shen Yun cũng bao gồm các tiết mục thanh nhạc theo phong cách bel canto đích thực.
Nhưng việc sử dụng dàn nhạc Tây phương cũng giải quyết một vấn đề then chốt và cho phép Shen Yun chia sẻ âm nhạc Trung Hoa cổ xưa thông qua các buổi biểu diễn trên sân khấu lớn.
“Ở Trung Quốc cổ đại, âm nhạc hầu như luôn được diễn tấu chỉ với một hoặc vài nhạc cụ, và nói chung, phần lớn các tác phẩm âm nhạc truyền thống đều là đơn âm,” nhạc trưởng Trần Anh giải thích trong một video trên nền tảng phát sóng trực tuyến mới Shen Yun Creations.
Điều này nghĩa là âm nhạc thường chỉ có một dòng giai điệu và không được sắp xếp để tận dụng hiệu quả hòa âm, các hợp âm, và đối âm. Nếu Shen Yun chỉ sử dụng các nhạc cụ Trung Hoa, thì âm nhạc ấy sẽ thiếu đi sự dầy dặn và hòa âm mà thính giả vốn quen thuộc.
“Như chúng ta đã biết, từ ‘philharmonic’ nghĩa là ‘tình yêu thương’ hay ‘sự hòa hợp,’ và chúng tôi không muốn mất đi yếu tố đó,” cô Trần chia sẻ.
“Bằng cách kết hợp với các nhạc cụ Tây phương, chúng tôi có thể hỗ trợ cho các giai điệu Á Châu đích thực, mỹ diệu bằng các hòa âm phong phú, mạng lưới âm thanh và tiết tấu phức tạp, và điều đó trở nên đặc biệt hữu ích khi chúng tôi cần khắc họa những khung cảnh lịch sử hùng tráng như các lễ rước hoàng gia hoặc các trận chiến anh hùng.”
Nói chung, các nguyên tác của Shen Yun được biên soạn để phối hợp với các tiết mục vũ đạo, và mỗi mùa lưu diễn sẽ có trên mười tiết mục. Các tiết mục vũ đạo này kể những câu chuyện về các vị anh hùng và hoàng đế huyền thoại, sự thịnh suy của các triều đại khác nhau, những câu chuyện thần thoại sử thi, người dân sống ở Trung Quốc từ người H’mông với trang sức bạc, người Di với phục trang đầy màu sắc, cho tới người Mông Cổ đầy lòng hiếu khách.
Để làm được điều này, Shen Yun sử dụng một số nhạc cụ chính của Trung Quốc như đàn nhị hồ và đàn tỳ bà. Bạn có thể lắng nghe phần giới thiệu về nhạc cụ trong các video bên dưới:
Cả hai đều là các nhạc cụ cổ có tuổi đời hàng ngàn năm.
“Có lẽ bạn sẽ đồng ý rằng âm thanh của hai nhạc cụ này không thể được tái tạo chính xác bằng một loại nhạc cụ khác,” cô Trần nói.
Để kết hợp đúng sắc thái của đàn tỳ bà và đàn nhị hồ trong một dàn nhạc giao hưởng đòi hỏi phải lên kế hoạch cẩn thận ở phần của các nhà soạn nhạc và nhạc sĩ hòa âm phối khí, đồng thời cần có thính giác nhạy bén và kiến thức chuyên sâu ở phần của các nhạc công.
“Để kết hợp những thanh âm này và khớp hoàn hảo với ngữ điệu của cả hai truyền thống âm nhạc thường sẽ đòi hỏi trình độ kỹ năng cao hơn,” cô Trần giải thích, và mô tả đó như một “công thức tinh tế” yêu cầu sự cân bằng hoàn hảo.
Điều này một phần là do các âm giai thường dùng trong giai điệu Trung Hoa không phải là điều mà bạn có thể luyện tập được ở bất cứ nhạc viện nào, cô nói, cộng thêm rất nhiều nốt nhạc và cách biểu đạt được vận dụng trong giai điệu Trung Hoa nằm ở khoảng giữa các nốt trên một nhạc cụ Tây phương — một nốt nhạc nằm giữa phím đen và phím trắng trên đàn piano.
“Những gì chúng tôi làm được … chúng tôi thường gọi đó là sự hòa âm hoàn hảo giữa Đông phương và Tây phương,” cô Trần cho biết.
Hiệu ứng âm nhạc này được các nhạc sĩ thành danh và nhiều khán thính giả mới tham dự buổi hòa nhạc tán thưởng.
“Tôi hoàn toàn say mê,” Vương phi Michael xứ Kent bày tỏ sau khi thưởng lãm buổi biểu diễn tại Nhà hát Coliseum ở London. “Tôi thực sự hy vọng có một bản thu âm về vị nhạc công chơi đàn nhị hồ tuyệt vời của các bạn.”
Ông John Vishneski, nhạc trưởng kiêm nhạc công chơi kèn clarinet, đã tham dự một buổi biểu diễn ở Chicago và kết luận rằng buổi biểu diễn thật “phi thường.”
Nhóm biên dịch Văn hóa – Đời sống Anh ngữ Epoch Times Tiếng Việt
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times