Câu chuyện về một nghệ nhân kim hoàn cao bồi Mỹ quốc tận tâm
Cách ông Scott Hardy tôn vinh và bảo tồn nghệ thuật truyền thống Tây phương Mỹ quốc.
Ông Scott Hardy, một cao bồi và nghệ nhân kim hoàn người Canada, muốn giới thiệu sự đẹp đẽ và tinh tế của nghề thủ công mỹ nghệ Tây phương. Ông cảm thấy thật thiêng liêng khi tôn vinh nền văn hóa của mình theo cách này.
Sau khi cha mẹ ly hôn lúc ông mới 3 tuổi, cậu bé Hardy đã được ông bà ngoại nuôi dưỡng ở Saskatchewan. Ông là thế hệ thứ năm trong một gia đình làm chủ trang trại và nhà trọ.
Trưởng thành tại một thị trấn nhỏ vùng nông thôn, đã học được tính độc lập và hòa mình vào cộng đồng. Ông chia sẻ qua điện thoại, “Bạn lớn lên và hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng một điều gì đó, ý nghĩa của việc độc lập, tín nhiệm vào bản thân và những người hàng xóm hơn là chính phủ.”
Hardy tin rằng Tây phương luôn là vùng đất sản sinh ra những phát minh và tư duy tiến bộ, bởi vì con người phải thích nghi để tồn tại,
Những công việc kỳ quặc và một tấm lót bạc
Trong thời gian làm hướng dẫn viên ở Banff, bang Alberta, Hardy đã gặp vợ mình, bà Leslie. Họ đã nhận những công việc lặt vặt để hai vợ chồng có đủ tiền xây dựng một trang trại ở Alberta. Ông đã làm việc trên các giàn khoan dầu, đóng móng ngựa toàn thời gian và làm công trong một cửa hàng hàn, đó chỉ là số ít- bất cứ điều gì có thể biến ước mơ của họ thành hiện thực.
Một buổi tối, Hardy trở về nhà và phát hiện ra một mẩu báo mà bà Leslie đã để dành cho ông về một lớp học chế tác trang sức bạc. Để tăng thu nhập cho gia đình, ông đã đăng ký tham gia lớp học.
Nhưng mọi thứ diễn ra không như hy vọng. Ông đam mê nghề chế tác bạc đến nỗi hai vợ chồng đã phải bán phần lớn đàn bò của mình (và hiện họ có một đàn nhỏ khoảng chục con).
Thay vì gia công đồ trang sức, Hardy mong muốn tạo ra đồ trang trí cho ngựa (ví dụ, làm bạc cho yên ngựa và dây cương) và các vật phẩm như thắt lưng, mang một ý nghĩa đặc biệt đối với vùng Tây Bắc Mỹ.
Ở Tây phương, phần lớn mọi người không đeo trang sức, nhưng họ có đeo thắt lưng, ông nói. Cao bồi Rodeo đeo thắt lưng để đại diện cho các cuộc thi mà họ đã giành chiến thắng, trong khi cao bồi ở nông trại đeo thắt lưng để biểu thị việc chăn nuôi gia súc, đó là một phần bản sắc Tây phương (Họ có thể đeo một bộ thắt lưng ba mảnh được gọi là bộ kiểm lâm, giống cái mà Roy Rogers đã đeo.)
Ông Hardy giải thích rằng thắt lưng Tây phương bắt nguồn từ rodeos* vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900. Cao bồi Rodeo đeo thắt lưng to và rộng (thắt lưng quả thận) để bảo vệ lưng của họ khi ngựa nhảy dựng lên. Các chàng cao bồi bắt đầu đeo các huy chương thắng giải cuộc thi ở mặt sau thắt lưng của họ khi các cuộc đua ngựa trở nên cạnh tranh hơn. Những thẻ bài này cuối cùng đã được chuyển đến mặt trước của thắt lưng, biến thành những chiếc thắt lưng mà chúng ta quen thuộc như ngày nay.
Ngọn núi của nghề thủ công mỹ nghệ
Hardy đã dành bốn năm tầm cầu một người thầy để dạy thêm cho ông những kỹ năng chế tác bạc. Phần lớn những người nghệ nhân kim hoàn mà ông gặp đều không sẵn lòng truyền thụ kỹ nghệ, họ luôn giữ bí mật và bảo vệ bí quyết nghề nghiệp của họ.
Nhưng Hardy đã tìm được. Khi ông đang gia công đồ trang sức cho ngựa vào những năm 1980, ông đã gặp được hai nghệ nhân kim hoàn lão luyện. Sau khi cùng nhau uống rượu, họ đã kể về công việc của mình và đưa ra những lời khuyên. Mỗi người giỏi ở một phương diện nghệ thuật Tây phương nhất định. Một trong hai người đã nói với Hardy: “Hãy chọn một nghề và trở thành người giỏi nhất có thể. Anh nợ những vật liệu đó.”
Kể từ thời điểm đó, Hardy đã xác định công việc chế tác vàng bạc là thiên chức của mình. Và ông cũng thực hiện sứ mệnh của mình là đọc và hiểu nhiều nhất có thể về các kỹ thuật và vật liệu mà chuyên môn của ông yêu cầu.
Ông Hardy xem mỗi thành tựu mà mình đạt được như một công cụ trong hộp công cụ. Ông càng thu thập được nhiều công cụ hơn khi học nhiều. Ông ví việc học như leo lên một phần của ngọn núi trước khi đến một đồng cỏ xanh tươi, nơi người ta có thể chọn nghỉ ngơi sau khi thành thạo một kỹ năng hoặc tiếp tục cải thiện để tiến lên các cấp độ cao hơn. Hardy luôn chọn leo lên núi. Giờ thì, sau 41 năm hoàn thiện chuyên môn của mình, ông đã có những bước tiến nhỏ hơn nhưng không kém phần ý nghĩa.
Được truyền cảm hứng từ nhãn hiệu trang sức Tiffany
Ông Hardy đã gia công bạc trong 15 năm khi ông trải qua một khoảnh khắc rực sáng tại Equitana, triển lãm ngựa lớn nhất thế giới, ở Đức. Những người cưỡi ngựa từ 42 quốc gia khác nhau đến biểu diễn để pho diễn tài năng của họ. Ông được mời làm đại diện cho tỉnh Alberta trong khi người anh họ của ông (một thợ làm yên ngựa) đại diện cho tỉnh Saskatchewan.
Ông Hardy đã nhớ lại những người tham dự đã tỏa sáng như thế nào trong trang phục dân tộc của họ vào đêm khai mạc. Và rồi, ông nhận ra rằng mình cũng cần phải ăn mặc thật ấn tượng! Chỉ khi bước ra khỏi nền văn hoá Tây phương, ông mới nhận ra rằng mình thuộc về một phần của nền văn hóa, nơi mà trước đó nó chỉ là một lối sống và họ là những người đàn ông đi ủng và đội mũ, làm việc và sống ngoài đất liền. Kể từ đó, ông không còn coi mình là một nghệ nhân kim hoàn nữa mà nghĩ rằng, “Đây là cách mà tôi có thể tôn vinh những người đứng sau tôi và đẩy chúng tiến về phía trước”
Ông Hardy đã kể về nhận thức mới của mình cho bà của ông nghe và bày tỏ sự khó chịu trước cách mà Hollywood miêu tả về chàng cao bồi dường như đã ăn sâu vào suy nghĩ của mọi người. Ông bộc bạch “Tôi phát cáu vì thế giới nhìn văn hóa Tây phương là hung hăng, thô bạo và khó chịu, tôi không được nuôi dạy như vậy và những người xung quanh tôi cũng thế.”
Ngay sau cuộc trò chuyện của họ, người bà đã gửi cho ông cuốn sách của nhà văn John Loring “150 năm trang sức nhãn hiệu Tiffany.” Hardy phát hiện ra rằng Tiffany khởi đầu khiêm tốn sự nghiệp bằng việc bán giấy và bút, và làm thế nào mà công ty mở rộng sau khi quảng bá nghề thủ công mỹ nghệ từ khắp nơi trên thế giới.
Điều khiến Hardy rất ngạc nhiên về Tiffany là thương hiệu này thiếu những sản phẩm thủ công mỹ nghệ Tây phương. Ông cũng thắc mắc là vì sao những món đồ thủ công Tây phương lại không được đánh giá cao như đèn thủy tinh hay đèn chì của Tiffany. Kể từ đó, Hardy thực hiện sứ mệnh của mình là giới thiệu mọi người vẻ đẹp và sự tinh tế của thủ công mỹ nghệ Tây phương.
Sáng tạo vật phẩm gia truyền
Ông Hardy hy vọng các tác phẩm của mình là vật gia truyền được trân trọng hơn là chỉ nhớ đến như những vật phẩm mà Scott Hardy tạo ra. Ví dụ, một người đàn ông có thể đeo một trong những chiếc thắt lưng của Hardy suốt đời, điều này trở thành một phần danh tính của anh ta, và khi anh qua đời, con trai của anh sẽ tiếp tục thừa kế chiếc thắt lưng đó. Khi chúng được truyền qua nhiều thế hệ, người nghệ nhân đã bị lãng quên và chúng chỉ còn được gọi là thắt lưng của bố hoặc của ông nội. Hardy tin rằng đó là cách mà nghề của ông nên làm; đó là vật liệu và bản thân sự sáng tạo, không phải biểu đạt về người sáng tạo và bản ngã của họ.
Ông Hardy đã nhìn lại quá khứ và những hàng thủ khác nhau để tìm cảm hứng. Chẳng hạn, ông ngưỡng mộ những ống và bông hoa tinh xảo mà người thợ khắc súng có thể tạo ra trên kim loại súng. Do bản chất của bạc, hoa văn sẽ dễ dàng bị chà xát, do đó ông phải sửa đổi quy trình. Ông giải thích “Cách tư duy cao bồi là kết hợp tất cả các yếu tố này với nhau để tạo ra thứ gì đó phù hợp với bạn.”
Ông Hardy chạm khắc bằng tay, mặc dù anh ấy đã bắt đầu sử dụng máy mài khí nén để khắc sau khi bị thương cách đây 5 năm. Ông thích điêu khắc trực tiếp vào vàng hoặc bạc, và hiếm khi dùng phương pháp đúc kim loại.
Lễ hội cao bồi Calgary Stampede
Vào năm 2012, để kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Calgary Stampede, lễ hội cao bồi thường niên, Hardy đã tự tay gia công 100 chiếc thắt lưng. Ông đã nghiên cứu những chiếc thắt lưng từ năm 1912 cũng như tác phẩm của các nghệ nhân Tây phương từ nghệ thuật Calgary Stampede, bao gồm Charles Marion Russell (thường được gọi là “nghệ sĩ cao bồi”) và nghệ nhân Edward Borein, để tạo ra thiết kế. Bức tranh nổi tiếng “I See You” của nghệ sĩ Borein về một người cưỡi trên con kỵ mã đang lồng lên là nguồn cảm hứng cho thiết kế thắt lưng của Hardy.
Hardy giải thích rằng tuấn mã mà Borein miêu tả thuộc sở hữu của Kỵ binh Hoa Kỳ, nhưng vì nó liên tục tấn công những người cưỡi ngựa, nên nó đã bị gán cho cái tên là “ICU”, nghĩa là bị kết án tử. Chú ngựa đã được cứu bởi người sáng lập của Calgary Stampede, đưa nó vào trong chương trình du lịch miền Tây hoang dã của mình. Thuật ngữ “I See You” xuất phát từ xu hướng của chú ngựa này là nhìn chằm chằm lại người cưỡi bất cứ khi nào nó lồng lên.
Tất cả 100 chiếc thắt lưng đều được Hardy tạo ra trong suốt hai năm rưỡi, và mỗi tác phẩm chạm trổ và điêu khắc đều được thực hiện bằng tay. Chiếc thắt lưng của ông cũng được in trên một con tem bưu chính của Canada, trở thành chiếc thắt lưng đầu tiên nhận được những vinh dự như vậy.
Hiệp hội nghệ thuật cao bồi truyền thống
Năm 1998, Hardy, cùng với các nghệ nhân thủ công bậc thầy khác đã thành lập Hiệp hội Nghệ thuật Cao bồi Truyền thống (TCAA) để duy trì và bảo tồn các nghề cao bồi của họ (bện da bò, tráng bạc, làm yên ngựa và chế tạo hàm thiếc ngựa gắn với cương và đinh thúc ngựa.)
Vì nó phức tạp hơn việc chỉ một người thợ làm công việc xuất sắc, nên chỉ những bậc thầy mới có thể tham gia TCAA. Hơn cả kỹ năng cần thiết để trở thành một bậc thầy; việc này cũng cần thời gian để phát triển trí óc và trái tim. Hardy giải thích rằng họ đang tìm kiếm đại sứ: “Bản ngã của bạn phải đứng ngoài chuyên môn của bạn”.
Mục tiêu của TCAA là thể hiện sự rực rỡ của nghề thủ công Tây phương và cho những bậc thầy chân chính truyền dạy nghề.
Trong 23 năm qua, các thành viên của TCAA đã tham gia Triển lãm & Bán các tác phẩm nghệ thuật cao bồi truyền thống tại Bảo tàng Di sản Tây Phương và Cao bồi Quốc gia. Theo Hardy, triển lãm có nhằm nâng cao kỹ nghệ của những người tham gia và thể hiện vẻ đẹp cũng như sự sang trọng của nghề thủ công phương Tây cho cả các nhà sưu tập và các nghệ nhân trẻ đầy khát vọng.
Khi Hardy xem lại các tác phẩm ở những cuộc triển lãm quá khứ của mình để kiểm tra sự tiến bộ, ông cảm thấy thật hài lòng. Ông đã dành gần 700 giờ để thực hiện năm mục của mình cho sự kiện TCAA năm nay. Thời gian ông dành để làm mỗi tác phẩm trở nên khác nhau. Ví dụ, ông mất khoảng 500 giờ để chế tạo một chiếc gạn, nhưng một chiếc thắt lưng làm bằng bạc sterling với ba loại vàng màu khác nhau khiến ông tốn khoảng 90 giờ. Ông nhấn mạnh rằng mục tiêu không phải là hoàn thành công việc đúng thời hạn hoặc số lượng nhất định. Ông nghĩ rằng tất cả đều là do việc sáng tạo chúng đúng cách và đặt tinh thần vào đó trong từng giai đoạn.
Một trong những người hướng dẫn của Hardy vẫn không ngừng tạo ra tác phẩm xuất sắc ở tuổi 78. Hardy mong rằng mình cũng có thể làm điều tương tự. Nhưng về cơ bản, ông và các đồng nghiệp của mình tại TCAA đang xây dựng một di sản của thủ công mỹ nghệ Tây phương. “Chúng tôi đang cố gắng xây dựng một điều gì đó sẽ tồn tại lâu hơn bất kỳ ai trong chúng tôi.” ông bộc bạch.
Mỗi ngày trong suốt 41 năm qua, Hardy đều làm việc tại cửa hàng của mình. Tuy nhiên, ông nhanh chóng thanh minh rằng ông vẫn là một cao bồi và rằng ông không bao giờ có ngày nào đó ra ngoài mà không có ngựa.
“Ban đầu, tôi tin rằng bằng cách trở thành một cao bồi, tôi có thể tôn vinh văn hoá Tây phương. [Cuối cùng,] tôi tin rằng mình có thể mang lại điều tốt đẹp hơn cho Tây phương thông qua chế tác bạc và vàng hơn những gì tôi có thể làm trên lưng ngựa,” ông nói.
Ông Hardy là một đại diện vững chãi trong nghề nghiệp của ông, và các tác phẩm Tây phương của ông được yêu thích cả trong và ngoài nước. Ông đã nhận được một số ủy thác, trong đó có một số đơn đặt hàng từ những người nổi tiếng. Ví dụ, vào năm 2005, ông được ủy quyền tạo nên những chiếc thắt lưng có chữ lồng cho 13 thủ tướng của Canada. Ông đã phục vụ ở nhiều lĩnh vực khác nhau ở Tây phương, bao gồm ba năm là chủ tịch TCAA và năm 2011 được giới thiệu vào Liên minh thợ thủ công Stetson,. Ông thường xuyên thuyết trình về lịch sử của nghề thủ công miền Tây Hoa Kỳ tại Bảo tàng Di sản Cao bồi Quốc gia & Tây Phương, và dạy nghề khắc tay và chế tạo bạc trên khắp Bắc Mỹ.
Cho dù đó là bình giữ nhiệt cho cao bồi, bộ bàn ăn cho trẻ nhỏ hay chén thánh cho nhà thờ Công giáo, mọi món đồ mà Hardy tạo ra đều có ý nghĩa đặc biệt đối với ông.”Điều quan trọng là mọi người hiểu được văn hóa cao bồi của Bắc Mỹ. Đó là về tôn vinh gia đình và các chất liệu.” Ông bày tỏ.
Truy cập ScottHardy.com để tìm hiểu thêm về nghệ nhân kim hoàn Scott Hardy.
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch times