Trang phục quyền uy của triều đại nhà Thanh
Những chiếc áo choàng bào bằng lụa rực rỡ và nặng trĩu của giới quí tộc thời nhà Thanh đã góp phần thể hiện nét uy quyền của một triều đại.
‘Andrea Del Sarto,’ là một bài thơ của Robert Browning, được trình bày dưới dạng độc thoại từ góc nhìn của họa sĩ cùng tên người Ý, người đã phê bình những sai sót trong kiệt tác của danh họa Michelangelo.
Del Sarto đã đánh giá nhân vật có cánh tay quá cơ bắp và hình dáng không chính xác, tuy nhiên ông bị cuốn hút bởi cảm xúc của chủ thể (“Ồ, chỉ là tinh thần mà thôi!) Bài thơ truyền tải một thông điệp rằng chìa khóa [mô tả] sự thật không phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật chính xác, mà ở khả năng khắc họa được tinh thần của sự vật.
Điều này là khá chính xác khi tìm hiểu về lịch sử nghệ thuật Trung Hoa. Những tác phẩm công phu được sáng tác trước triều đại nhà Thanh đã chú trọng đến việc tả ý cũng như bản chất của đối tượng. Nghệ thuật dung hòa với thế giới tự nhiên, được truyền cảm hứng từ thế giới tự nhiên mà hình thành. Chủ thể của tác phẩm hiếm khi được mô tả rõ nét bằng những thủ pháp chuyên môn.
Triều đại nhà Thanh là một thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử Trung Quốc. Trong một thời gian dài, các vương triều Trung Quốc tự cô lập và không có mối bang giao với hải ngoại. Tuy nhiên, các hoàng đế nhà Thanh, thuộc một dân tộc thiểu số được gọi là Mãn Châu, đã chủ trì quá trình hội nhập quốc tế đến mức một số con dân nhà Thanh đã tiến hành các cuộc chiến tranh và nổi dậy nhằm cố gắng khôi phục bản chất ‘Trung Hoa’ của quê hương.
Giữa cuộc biến động này, qua sự hội nhập sâu rộng này, những tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc đã có dáng dấp của sự chính xác kỹ thuật Tây phương. Đổi lại là nghệ thuật, trang phục và nền văn hóa Trung Hoa đã tiếp cận đến tư tưởng của người dân toàn thế giới.
Rất có thể vì thế mà phần lớn các miêu tả thời trang Trung Quốc của Tây phương chẳng hạn như trong điện ảnh, nghệ thuật và văn học, đều dựa trên kiểu trang phục thời kỳ nhà Thanh. Sườn xám là một phục trang để lại nhiều ấn tượng, nhưng loại áo choàng bào bằng lụa rực rỡ và nặng trĩu của giới quí tộc thời nhà Thanh mới là dấu hiệu tiêu biểu tượng trưng cho quyền lực. Không chỉ vì được khoác lên người những nhân vật quyền cao chức trọng, mà còn vì các thể chế xã hội cũng được thể hiện qua chi tiết của những bộ trang phục này.
Satin và lụa là chất liệu nổi bật được dùng để thiết kế trang phục cho triều đình, chứ không phải dành cho nông dân hay ngư dân. Tuy nhiên, trong một chủ nghĩa nhị nguyên lịch sử với những người được tưởng nhớ và những người bị lãng quên, biểu tượng trên những bộ trang phục này đã có chức năng lưu giữ ký ức. Trong suốt thời kỳ nhà Thanh, những lữ khách Tây phương đến Trung Quốc sẽ chứng kiến cảnh thường dân vận những bộ trang phục long trọng nhất để chào đón hoàng thất vào lúc rạng đông.
Đó là những bộ trang phục với màu sắc sống động và đường chỉ lụa tuyệt mĩ. Và lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, những bức tranh với thủ pháp chính xác đã biểu đạt được thị hiếu và hương vị của thời đại này. Quần thần trong triều đình và những người tham dự khoác lên mình những trang phục nổi bật và là biểu tượng xứng danh của thời kỳ lịch sử này.
Khi những người dân quay trở về nhà, cởi bỏ tấm áo lụa sặc sỡ ra và thay bằng một bộ trang phục giản dị phù hợp với công việc thường nhật của họ, họ lại trở thành vô danh.
Trang phục, sở thích, hy vọng và ước mong của những con người đó đều đã chìm lấp trong dòng sông của lịch sử. Mặc dù được miêu tả tỉ mỉ, nhưng những bộ quần áo thời nhà Thanh trong ký ức chúng ta không thực sự khắc họa lên cuộc sống rõ nét của người dân vào thời điểm đó mà chỉ là uy quyền của một triều đại. Cuối cùng, như Andrea Del Sarto đã nói, tinh thần chính là “sự thật,” và là tất cả những gì mà thơ ca và lịch sử ca ngợi.
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: