Câu chuyện thú vị về nguồn gốc của kiến trúc bằng gỗ lâu đời nhất thế giới
Gỡ đi lớp vỏ bề mặt của những tòa kiến trúc cổ xưa, chúng ta phát hiện rằng nét đẹp đó tuôn chảy trực tiếp từ những giá trị đạo đức vĩnh hằng.
Ngắm nhìn tầng tầng lớp lớp những mái nhà lộng lẫy trong ngôi chùa Horyu-ji ở thành phố Nara, Nhật Bản, chúng ta khó mà tin rằng đây là công trình kiến trúc bằng gỗ lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại. Tòa kiến trúc Phật giáo năm tầng này có niên đại từ khoảng đầu những năm 600. Đối với một công trình kiến trúc bằng gỗ từ một thời kỳ xa xôi như vậy, có thể chúng ta chỉ kỳ vọng rằng còn một vài kiến trúc nhỏ hình hộp còn sót lại sau thời gian dài chống chịu với thời tiết và những cuộc chiến tranh. Vậy điều gì khiến cho tòa tháp to lớn này vẫn tồn tại theo thời gian?
Mọi chuyện bắt đầu từ Thái tử Shotoku (574–622), người từng là quan nhiếp chính cho Hoàng hậu Nhật Bản trẻ tuổi Suiko. Ông đã đưa sứ giả băng qua đại dương đến Trung Quốc để học hỏi nền văn minh phong phú và tiến bộ này, nền văn minh mà ngày nay thường được gọi là thời kỳ vàng son của lịch sử Trung Hoa, triều đại nhà Đường.
“Hiến pháp của Thái tử Shotoku cũng là mảnh đất màu mỡ giúp thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa Nhật Bản.”
Kết quả [của chính sách này] là nền tảng của các tư tưởng Phật giáo và nghệ thuật, kiến trúc Trung Hoa cổ đại, được thể hiện một cách hoàn hảo trong Đền Horyu-ji và ngôi chùa trực thuộc. Chính Thái tử Shotoku đã ủy quyền cho họ [thực hiện sứ mệnh này], và với tư cách là nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản hồng dương Phật giáo, ông được mệnh danh là cha đẻ của Phật giáo Nhật Bản.
Trong văn bản nổi tiếng hiến pháp 17 điều từ năm 604 SCN, Thái tử Shotoku đã viết, “Tam bảo, tức là Phật, Pháp, Tăng vậy. Đó là cứu cánh của Tứ sinh (*), gốc rễ của thiên hạ. Đời nào, người nào mà chẳng quý trọng pháp ấy? Con người đâu phải hạng cực ác, có thể giáo hóa, khiến họ phục tùng. Nhưng nếu không quy thuận Tam bảo thì lấy gì để uốn nắn?”
Tinh thần kính thần kính thiên này vẫn còn giữ ý nghĩa thiêng liêng [trong xã hội] Nhật Bản [ngày nay] trong khi mọi thứ khác dường như đã bị bào mòn theo thời gian. Trên thực tế, ngày nay tại Nhật Bản, tín đồ Phật giáo đông hơn bất kỳ [nhóm tín đồ thuộc] bất kỳ tôn giáo có tổ chức nào khác.
Vì sao Chùa Horyu-ji vẫn còn tồn tại?
Tuy nhiên, câu chuyện về ngôi chùa này còn nhiều điều hơn thế. Những kiến trúc cổ bằng gỗ như vậy gần như đã biến mất hoàn toàn trên khắp thế giới, thường là bởi bàn tay của những đạo quân chinh phạt, những người phá hủy mọi thứ trên lộ trình của họ, hoặc có lẽ thường thấy hơn là do thiếu bảo trì.
Trong trường hợp này, thành tựu nằm ở một xã hội đủ vững mạnh và ổn định để tự bảo vệ mình trước những đội quân xâm lăng và có thể tự vận hành theo hướng tạo điều kiện cho việc bảo tồn các báu vật văn hóa như Chùa Horyu-ji. Dân tộc Nhật Bản đã làm điều đó như thế nào?
Một lần nữa, chúng ta quay lại với hiến pháp quan trọng của Thái tử Shotoku. Bên cạnh việc hồng dương Phật giáo, bản hiến pháp còn truyền bá các giá trị của Nho giáo, như tinh thần hòa hợp, lòng trung thành và nghi lễ đúng mực. Hầu hết các điều khoản trong hiến pháp đều đưa ra những chỉ dẫn đạo đức rõ ràng, đơn giản và có tác động mạnh mẽ cho người dân: “Cần trân trọng tinh thần hòa hợp và tránh xa những cuộc cãi vã”; “Không được bất tuân theo mệnh lệnh của nhà vua”; và, “Không được có lòng đố kỵ!”
Vị quân vương đã hình tượng hóa khái niệm chính phủ và nhà nước Nhật Bản, cần được đối xử kính cẩn “như với Trời, vốn nằm trên đất,” theo nội dung bản hiến pháp. Chính phủ vững mạnh này, được nâng đỡ bởi những con người trung thành và vâng lệnh, đã ngăn được những kẻ xâm lăng, và các mệnh lệnh chính thức về việc giữ gìn các báu vật văn hóa cần được tôn trọng và duy trì.
Thêm vào đó, hiến pháp của Thái tử Shotoku không chỉ đưa ra lời dạy cho các thường dân, mà còn cung cấp vô số lời dạy cho các lãnh chúa Nhật Bản, ví dụ như, “Trừng phạt điều ác và tưởng thưởng điều thiện”; “Xem xét một cách công tâm đối với các khiếu nại được trình lên”; và, “Quần thần bá quan, cần đặt hành xử ngay chính lên hàng đầu” — ở đây chỉ nêu một vài nội dung. Bằng cách này, các nhà cai trị sẽ trở nên công bằng, xứng đáng với lòng trung thành và sự tuân phục của người dân. Một cách tự nhiên, điều này đã bảo vệ chính phủ và các nhà lãnh đạo tôn giáo và những công trình mà họ trân quý tránh khỏi các cuộc nổi dậy.
Hiến pháp của Thái tử Shotoku cũng là mảnh đất màu mỡ tạo điều kiện cho nền văn hóa Nhật Bản phát triển trong giai đoạn lịch sử tiếp theo, Thời kỳ Heian (794–1185), được coi là thời kỳ vàng son văn hóa của Nhật Bản. Đây là khi triều đình và nhiều cận thần được phép phát triển một di sản phong phú, bao gồm các nghi thức công phu; áo choàng 12 lớp thanh lịch; các tác phẩm văn học hay, như “Truyện gối đầu của Sei Shonagon”; và thể thơ sau này phát triển thành thơ haiku. Những điều này đã trở thành một phần bản sắc dân tộc của Nhật Bản cũng như là niềm kiêu hãnh tự nhiên của người Nhật và những giá trị đạo đức tốt đẹp mà họ thể hiện đã giúp xã hội Nhật Bản duy trì sự ổn định.
Ngắm nhìn các báu vật văn hóa của thời Heian và Chùa Horyu-ji, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp cao quý và uy nghiêm của di tích cổ xưa, vốn hùng vĩ hơn những gì mà tư duy của con người hiện đại tưởng tượng ban đầu. Gỡ đi lớp vỏ bề mặt, chúng ta phát hiện rằng nét đẹp đó tuôn chảy trực tiếp từ những giá trị đạo đức vĩnh hằng và tốt đẹp được thể hiện ở những nơi như hiến pháp của Thái tử Shotoku.
Các điều khoản của bản hiến pháp trông có vẻ đơn giản, nhưng đó rất có thể là khởi nguồn của điều kỳ diệu. Đó là một ý kiến đáng suy ngẫm. Quý vị hãy tự hỏi bản thân: liệu nền văn hóa mà chúng ta tạo ra ngày nay có đủ vững mạnh để tồn tại trong 1,500 năm [nữa] không?
Chú thích của dịch giả:
Thiên Thư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times