Ngôi chùa Phật giáo ra đời thứ hai của Nhật Bản: Horyuji
Kỳ quan thế giới: Nghệ thuật truyền cảm hứng cho chúng ta qua các thời đại
Ngôi chùa là một biểu tượng quan trọng của nghệ thuật, kiến trúc và di sản tâm linh của Nhật Bản.
Từ năm 594 đến năm 622, Hoàng tử Shotoku trị vì Nhật Bản. Ông đã chắc chắn sống một cuộc đời đúng với danh xưng của mình, vì “sho” có nghĩa là thiêng liêng và “toku” có nghĩa là đức hạnh.
Trong suốt giai đoạn trị vì, ông đã hồng dương Phật giáo vào Nhật Bản nhiệt thành đến nỗi nhiều người coi ông là người sáng lập ra Phật Giáo Nhật Bản. Sau khi băng hà, dân chúng thậm chí còn tôn vinh ông là “Phật Thích Ca Mâu Ni của Nhật Bản.” Phật Thích Ca Mâu Ni là danh xưng của một nhân vật lịch sử của Ấn Độ, Tất Đạt Đa Cồ Đàm sau khi Ngài giác ngộ, và giáo lý của Ngài trở thành chân lý của Phật Giáo.
Ngôi chùa Phật giáo thứ hai mà vua Shotoku ủy nhiệm là Horyuji, ở tỉnh Nara, miền Nam Nhật Bản. Ngôi chùa này là một biểu tượng quan trọng của nghệ thuật, kiến trúc và di sản tâm linh của Nhật Bản.
Khi các công trình kiến trúc bằng gỗ của chùa Horyuji được xây dựng, Phật giáo mới chỉ du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc qua bán đảo Triều Tiên. Một ngôi chùa Phật giáo nguyên thủy của Nhật Bản là Shitennoji, vẫn còn đến nay, nhưng các tòa nhà của công trình này sau đó đã được trùng tu; do vậy, chùa Horyuji được coi là công trình kiến trúc Phật giáo lâu đời nhất còn tồn tại của Nhật Bản. Một số tòa nhà của chùa Horyuji có niên đại từ cuối thế kỷ thứ 7 hoặc đầu thế kỷ thứ 8, là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ lâu đời nhất còn sót lại trên thế giới.
Mỗi tòa nhà trong quần thể chùa rộng lớn đều được xây dựng trên kiểu kiến trúc Phật giáo truyền thống Trung Hoa phù hợp với cảm quan của người Nhật Bản, đánh dấu sự xuất hiện của kiến trúc Phật giáo Nhật Bản.
Theo trang trực tuyến của UNESCO, những tòa kiến trúc được xây dựng bằng việc sử dụng hệ thống vịnh của Trung Quốc, là một kiểu kết cấu đấu củng, với các giá đỡ trang trí và các cột khổng lồ giữ trọng lượng lớn của phần mái ngói.
UNESCO liệt kê một số điểm nổi bật về kiến trúc của ngôi chùa này; chẳng hạn như những thanh dầm hình đám mây và ứng dụng đường gờ dọc cột – một kỹ thuật làm cong thon các cột để để tăng tính thẩm mỹ và thường nhằm cho mục đích chịu trọng lực [của phần mái nhà].
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times