Bí mật thương mại Hoa Kỳ: Hàng thủ công thời thuộc địa
Việc sản xuất hàng hóa theo phương pháp thủ công đã từng là khởi đầu và là nền tảng của thời kỳ công nghiệp tại Hoa Kỳ, gợi nhớ về những giá trị lịch sử xuyên suốt thời kỳ thuộc địa.
Một loạt các ngôi nhà, cơ sở kinh doanh và cửa hàng nằm dọc theo những con phố nhộn nhịp của một thị trấn thịnh vượng có từ thời Hoa Kỳ còn là thuộc địa. Nhiều cửa hàng trong số này được điều hành bởi các nghệ nhân, những nghệ sĩ có thể chế tác hầu như mọi thứ từ thổi thủy tinh đến chế tác đồ nội thất.
Trong thời kỳ thuộc địa, thợ thủ công Hoa Kỳ nhận được sự hỗ trợ chủ yếu bởi hệ thống những người học việc. Các cậu trai sẽ phụ việc cho người chủ trong khoảng bốn hoặc năm năm, trong thời gian đó, họ sẽ được truyền thụ những kỹ năng chế tác. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, vào cuối thời gian phụ việc, những cậu trai học việc sẽ chính thức trở thành những người thợ hành nghề. Lúc này, họ sẽ rời đi để kiếm sống và cố gắng tiết kiệm đủ số vốn để làm chủ cửa hàng của riêng mình.
Những người thợ bạc
Những người thợ kim hoàn đại diện cho một ngành thương mại từng đóng một vai trò thú vị trong đời sống của cư dân thuộc địa. Tuy nhiên, chỉ một nhóm khiêm tốn các nghệ nhân còn theo đuổi nghề này. Ngành nghề này đặc biệt đã thịnh vượng ở miền Bắc, nơi giới giàu có muốn sở hữu những món đồ tinh xảo do các thợ bạc chế tác. Điều đáng nói là những vị khách này không cần những chiếc bình, những ấm trà và những sản phẩm dao nĩa cho mục đích sử dụng đơn thuần. Họ đơn thuần là muốn phô trương địa vị xã hội.
Vào thời kỳ này, ngân hàng chưa có nên người ta chỉ có thể cất tiền vào két sắt. Điều này rõ ràng không mang đến sự an tâm, vì một khi tiền bị mất cắp, người ta không thể truy vết. Tuy nhiên, những người thợ kim hoàn đã có cách để giải quyết vấn đề này. Với các dấu hiệu nhận biết được thêm vào đồng bạc, tỉ lệ bắt được kẻ trộm sẽ cao hơn. Và khi chi tiết được đúc thành này được xác minh, đồng xu sẽ được trao trả cho người bị mất tiền.
Khách hàng sẽ mang những đồng tiền bằng bạc đến nơi những người thợ bạc để họ nấu chảy và thêm vào chi tiết này. Các đồng xu được thợ bạc nung thành một khối rắn, khối rắn này được gọi là thỏi bạc. Sau đó, thỏi bạc này được làm phẳng thành một tấm dày. Rồi người thợ bạc tạo hình tấm kim loại này trở thành hình trụ bằng cách cắt rồi sau đó định hình. Sau đó, anh dùng búa tán tấm kim loại vào một cái đe và những chiếc cọc cho đến khi nó trở thành hình dạng như ý muốn. Người thợ nung đỏ khối bạc này trong suốt quá trình chế tác nhằm giữ cho nó luôn đủ dẻo để tiện cho việc chế tác.
Khi đồng bạc đạt đến hình dạng mong muốn, người thợ bạc sử dụng các loại búa khác nhau để làm phẳng nó. Các loại tay cầm và các chi tiết nhỏ được đúc riêng biệt rồi được hàn vào mảnh bạc chính. Nhiều tác phẩm (đồng bạc) được chạm khắc để làm tăng thêm tính thẩm mỹ. Và sau khi một sản phẩm được hoàn thành, nó sẽ được đánh bóng và sẵn sàng sử dụng.
Công việc phức tạp này đòi hỏi sức mạnh để tán và tạo hình kim loại. Chưa hết, việc chế tác cần bàn tay tài hoa của người thợ để có thể làm ra những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo. Người thợ bạc nổi tiếng nhất thời kỳ thuộc địa, Paul Revere/Pau rờvìa, đã chế tác nhiều tác phẩm để đời và thậm chí nhiều trong những tác phẩm này còn làm nức lòng công chúng cho đến tận ngày nay.
Khi thời gian dần trôi, công việc chế tác này dần biến mất khỏi cuộc sống của người dân Hoa Kỳ. Ngày nay, những đồng xu được sản xuất hàng loạt và được bảo chứng bởi các nhà băng.
Những người thợ đóng giày
Bởi vì giày rất quan trọng đối với hầu hết những người dân thời kỳ thuộc địa, những người thợ đóng giày có lẽ đã đến Jamestownrất sớm, vào khoảng năm 1610. Họ sản xuất những đôi giày đóng sẵn, loại giày tương tự như giày mà chúng ta mua ngày nay. Còn có những đôi giày được đặt đóng riêng theo nhu cầu của khách hàng.
Lúc bấy giờ, giày cho trẻ em thường chỉ có vài kích cỡ. Những kích cỡ giày thời kỳ này thường khá lớn để tiết kiệm tiền mua giày khi sau này lũ nhóc lớn hơn. Bạn nên biết rằng giày là sản phẩm xa xỉ lúc bấy giờ. Thêm vào đó, gót sắt và đế móng guốc thường được sử dụng để kéo dài tuổi thọ của những đôi giày này.
Khuôn giày là mô hình bàn chân bằng gỗ có kích thước khác nhau của khuôn giày tương ứng với những kích cỡ giày khác nhau. Việc sử dụng khuôn giày và các loại khuôn cố định khác cho việc định hình giúp sản xuất ra những đôi giày với kích cỡ như ý.
Phần trên của giày thường được làm bằng hai mảnh da. Một mảnh chạy từ mũi giày trở về sau, trong khi mảnh da còn lại bao bọc phần gót và hai bên. Những người thợ đóng giày đã đục lỗ để chừa khoảng trống những khoen giày nhưng họ không tự mình đính những chiếc khoen này vào sản phẩm.
Đế giày thường được dùng bằng loại da thật dày. Da được ngâm trong nước và bọc lại bằng vải để đạt đủ độ dẻo có thể sử dụng làm đế giày. Người thợ đóng giày sau đó cắt miếng da và dùng búa đập cho đến khi nó trở thành hình dạng như một chiếc đế.
Người thợ đóng giày đục lỗ cho từng mũi khâu và sau đó khâu phần trên của giày vào đế. Tiếp theo, anh sẽ dùng vài chiếc đinh nhỏ để gắn một miếng nâng vào gót chân. Và cuối cùng, đôi giày đã sẵn sàng để phục vụ khách hàng.
Những tiến bộ trong công nghệ đã đáp ứng nhu cầu tăng vọt về giày ở thời kỳ đầu của cuộc nội chiến. Ngành làm giày thủ công thời thuộc địa đã phải thu hẹp đáng kể bởi vì cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở thế kỷ 19.
Thợ đóng sách
Vào thời kỳ thuộc địa, khách hàng thường mang các trang sách đến cho những người thợ đóng sách để đóng gáy. Các cửa hàng in cũng tuyển dụng những người thợ đóng sách. Phần lớn các cuốn sách thời kỳ này được đóng gáy với chất lượng gáy khá kém, nhưng cũng có những cuốn sách được làm rất tốt.
Trước khi đóng một cuốn sách, các trang sách trước hết phải được sắp xếp theo thứ tự. Những quyển sách có kích thước khác nhau được sản xuất bằng cách in nhiều trang khác nhau trên cùng một mảnh giấy lớn. Những trang sách khổ lớn được tạo ra bằng cách gấp mảnh giấy lớn làm 4 để tạo thành 4 trang sách, trong khi trang sách cỡ trung được được tạo ra khi gấp mảnh giấy lớn làm 8 để có 8 trang sách và tương tự, họ gấp làm 16 trang để sản xuất các trang có sách kích thước nhỏ. Mỗi tờ giấy gấp được gọi là một signature. Những signaturenày được phân loại theo một trình tự nhất định để đóng thành sách.
Người thợ đóng sách sau đó xâu chuỗi các signaturenày vào một chuỗi 5 dây chạy ngang dọc theo phần gáy sách. Khi hoàn thành quá trình này, cuốn sách được kẹp, vuốt dọc hướng xuống giữa hai tấm bìa trong một máy ép, tại đây người đóng sách cắt các trang sách sao cho chúng đều nhau. Tiếp theo, người đóng sách kẹp gáy sách và dùng búa đóng vào phần gáy cho tròn đều vì phần gáy thường sẽ có các phần thừa lởm chởm.
Khi gáy sách đã cong đều, người đóng sách cắt hai miếng bìa để làm bìa cho quyển sách. Anh đục các lỗ dọc theo từng mảnh bìa và đặt cuốn sách vào giữa chúng. Sau đó, anh luồn các đoạn dây vào giữa các lỗ đối diện nhau và dán chúng vào đúng vị trí. Từ đây, da và các vật trang trí được thêm vào để làm đẹp cho cuốn sách.
Ngày nay, sách bìa cứng vẫn được đóng gáy theo cách tương tự. Vẫn có một số đầu sách được đóng bằng tay, trong khi, hầu hết các sách đều được đóng bằng máy.
Không bị lãng quên
Đi trên một con phố hiện đại tại Hoa Kỳ, ta gần như chắc chắn sẽ bắt gặp rất nhiều cửa hàng bán những sản phẩm được sản xuất bằng máy móc. Tuy nhiên, những ngành nghề đã từng là khởi nguồn và là nền tảng ngành công nghiệp Hoa Kỳ sẽ không hoàn toàn bị quên lãng.
Ở một số nơi, như bảo tàng lịch sử Colonial Williamsburg, hoặc thậm chí ở trung tâm công nghệ của San Francisco, một số ít nghệ nhân vẫn theo đuổi những nghề thủ công này. Họ góp phần gìn giữ các phương pháp chế tác lâu đời và giữ cho mạch chảy của những giá trị lịch sử trường tồn – giá trị mà hầu như đã biến mất và bị thay thế bởi những tiến bộ về mặt công nghệ và công nghiệp hóa.
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times