Trung niên gặp mặt là kiếp nạn hay duyên phận?
Tôi thấy một người dùng mạng đặt câu hỏi: Tôi và một đồng nghiệp đang yêu nhau, nhưng tôi và cô ấy đều có gia đình và con cái, cả hai đều đã ngoài 40 tuổi rồi, làm sao có thể yêu đương mà không hủy hoại hoàn cảnh gia đình? Qua vài dòng ngắn gọn đã có thể cảm nhận được sự mâu thuẫn và thống khổ trong nội tâm của người này.
Khi con người đến tuổi trung niên, trong cuộc sống hôn nhân bình thường như nước chợt gặp được tri kỷ, nếu không chú ý thì sóng tình sẽ nổi lên. Nhưng rốt cuộc đây là kiếp nạn hay duyên phận?
Người tới tuổi trung niên mới gặp được là để tu luyện trong ái tình. Là kiếp nạn mà cũng là duyên phận, tùy vào bản thân kiểm soát.
Nữ diễn viên nổi danh một thời L sinh ra trong một gia đình văn nghệ có danh tiếng hiển hách. Cô nổi tiếng từ khi còn trẻ và từng đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất giải Kim Mã. Cô tham gia nhiều bộ phim truyền hình mà mọi người đều biết. Sự nghiệp diễn xuất của cô rất suôn sẻ và sáng lạn. Vì từ khi còn nhỏ cô đã theo mẹ sống ở nước ngoài, nên nhìn chung cô bị ảnh hưởng bởi văn hóa phóng khoáng của phương Tây, tính cách của cô cởi mở và rất tùy hứng.
Khi cuộc hôn nhân nuôi dưỡng được gần 7 năm, L phải lòng một ca sỹ nhạc Pop. Cô dính sâu vào sự việc “ở lại qua đêm” và bị vô số cư dân mạng nhục mạ khinh thường. Điều này dẫn đến tình cảm giữa cô và chồng tan vỡ, cuối cùng họ chia tay. Sau khi chính thức tuyên bố ly hôn cách đây vài năm, vì bê bối ngoại tình trong hôn nhân, cô phải hứng chịu rất nhiều phê bình chỉ trích. Cô đăng tải bài viết tiết lộ bản thân đã nhiều lần muốn tự tử.
Một vụ ly hôn sóng gió đã khiến nữ minh tinh băng thanh ngọc khiết hàng đầu phải mai danh ẩn tích khỏi làng giải trí, lưu lạc thành người bán hàng trực tiếp nổi tiếng trên mạng. Nhưng dường như vết nhơ trên thân không bao giờ có thể gột rửa được. Khi cô đang bán hàng trực tiếp, những bình luận trong phòng phát sóng trực tiếp đều tràn đầy ác ý và nghi ngờ. Đả kích kép từ gia đình và sự nghiệp đã đưa cô đến đáy vực cuộc đời.
Trong xã hội nông nổi ngày nay, tỷ lệ ly hôn cao hơn nhiều so với tỷ lệ kết hôn, và việc ngoại tình dường như là chuyện thường ngày của gia đình. Tuy nhiên, một khi giới tuyến đạo đức trong hôn nhân bị xâm phạm, cho dù là người bình thường, hay là nhân vật minh tinh quyền lực đều khó thoái lui an toàn. Một tâm hồn phóng túng, một tình cảm lãng mạn đẹp đẽ cuối cùng sẽ biến thành một kiếp nạn không thể quay đầu.
Kim Nhạc Lâm thời trẻ đã đi du học ở các nước Âu Mỹ. Sau khi nhận bằng tiến sỹ về khoa học chính trị tại Đại học Columbia, ông trở về Trung Quốc và giảng dạy tại khoa Triết học của Đại học Thanh Hoa. Năm 1931, Kim Nhạc Lâm được Từ Chí Ma giới thiệu với Lương gia ở hẻm Bắc Tổng Bố và cùng nhau tham dự một bữa tiệc sang trọng. Nhờ tài năng của bà chủ Lâm Huy Nhân mà học giả tụ họp ở đây đông như trẩy hội. Người thời đó thân thiết gọi đó là “phòng khách nhà vợ”.
“Cô ấy luôn là nhân vật trung tâm của bữa tiệc. Khi cô ấy nói chuyện một cách tự tin bình tĩnh, những người ngưỡng mộ cô ấy luôn bị những câu văn sâu sắc bay bổng bộc phát từ nguồn linh cảm cô ấy làm cho điên đảo.” (Phí Ủy Mai: “Tưởng nhớ Lâm Huy Nhân” —— Viết cho “Lâm Huy Nhân văn tập”.)
Khi Kim Nhạc Lâm bước vào thế giới của Lâm Huy Nhân, ông say mê đắm đuối tài năng, sự nhiệt tình và tính cách thẳng thắn của cô. Nhân cách độc lập và tinh thần tự do mà Lâm Huy Nhân theo đuổi suốt cuộc đời được Kim Nhạc Lâm đánh giá cao và thấu hiểu từ tận đáy lòng. Cao sơn lưu thủy gặp tri âm, tâm linh tương thông thu hút hai người không hẹn mà gặp. Vốn có tính cách thẳng thắn thành thật, Kim Nhạc Lâm đã thổ lộ tiếng lòng với Lâm Huy Nhân.
Lúc này, Lâm Huy Nhân rơi vào tình trạng đau khổ sâu sắc và cảm thấy mình đã yêu hai người cùng một lúc. Cô vô cùng yêu chồng mình là Lương Tư Thành, nhưng mối liên kết tâm linh với Kim Nhạc Lâm khiến cô khó bề cự tuyệt.
Khi Lâm Huy Nhân thẳng thắn nói với Lương Tư Thành, chồng cô đã hiểu và nói với cô rằng: Bây giờ “em được tự do làm theo ý mình.” Lâm Huy Nhân cảm động trước sự rộng lượng của Lương Tư Thành. Sau khi suy nghĩ một cách lý trí, anh quyết định rút lui. Anh ta nói với Lâm Huy Nhân: “Anh nên rời khỏi cuộc sống của em, không thể làm tổn thương em, cũng không thể làm tổn thương anh ta.” Từ đây, “những chuyện đã qua sẽ không nhắc lại nữa, tình bạn sẽ còn mãi”.
Anh và cô trở thành bạn thân và sống gần gũi nhau. Anh vẫn tham dự các buổi tiệc do Lương gia tổ chức, và tình bạn giữa ba người họ kéo dài suốt đời. Kim Nhạc Lâm dùng lý trí cao nhất để kiểm soát cảm xúc của mình, đạt được cả hai mối duyên tốt đẹp.
Đi nửa chặng đường đời mới gặp được tri kỷ, trong niềm vui sướng của tương tri tương ngộ cũng sẽ kèm theo khổ sầu. Bởi vì hầu hết những người ở độ tuổi này đều đã có gia đình, con cái riêng, cũng có người đã gắn bó bên người yêu nhiều năm.
Sau khi trải qua việc truy vấn và bày xếp trong tâm hồn, lương tâm và lý trí hồi phục, rất nhiều người cuối cùng đã trở về với gia đình của họ. Tuy nhiên, cũng có không ít người chân đặt trên hai thuyền, dao động giữa đạo đức và đam mê. Họ bị xúc động trong chớp mắt, rồi mê lạc, buông thả… vùng vẫy giằng co trong biển dục trời tình, giằng qua kéo lại, khiến tình si thành kiếp nạn.
Gặp gỡ một người ở tuổi trung niên là để tu dưỡng đức hạnh trong trường tình. Nếu hai bên không thể kiềm chế lẫn nhau vậy nên dừng thì dừng. Nếu cả hai bên đều biết dùng lý trí để kiềm chế bản thân thì có thể luyện thành tri kỷ.
Giữa biển người bao la, may mắn gặp người. Không thể yêu nhau sâu đậm, không thể vụng trộm ái ân, nhưng có thể thông cảm và hỗ trợ nhau.
Có mong cùng họ trở thành tri kỷ không?
Điều đầu tiên là, trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng luôn có thể làm phiền đối phương, xem họ như người thân trong gia đình mình, thay thế bản thân làm mọi việc. Đừng xâm phạm vào cuộc đời của nhau.
Thứ hai, đừng hữu ý, vô ý đề cập đến sự bất hạnh trong cuộc hôn nhân của bạn trước mặt anh ấy. Trong lời nói đừng so sánh những ưu điểm của anh ấy với một nửa của bạn, khiến bản thân và đối phương phát sinh suy nghĩ “vẫn là bạn tốt nhất.”
Hơn nữa, có một số chi tiết cần chú ý khi giao lưu trên mạng xã hội:
- Tần suất giao tiếp không nên quá cao, không phải là một nửa của mình thì không cần thiết phải liên lạc thường xuyên hàng ngày.
- Khi nói chuyện phiếm đừng ám muội. Ví dụ những câu như “Nhớ anh” và “Có em thật tốt” là những lời chỉ được nói giữa những người yêu nhau. Cần có ranh giới cảm xúc, giữ khoảng cách trong tư tưởng, để đam mê không nảy sinh mà tình bạn sẽ được duy trì trong sự cộng hưởng nhẹ nhàng.
- Thời gian trò chuyện không nên chọn lúc đêm khuya. Đêm muộn là lúc tình cảm và tâm hồn của con người trở nên yếu đuối nhất. Nếu những người khác giới thường chọn trò chuyện vào đêm khuya thì dễ có những cảm xúc khác thường. Thời gian trôi qua lâu, tình bạn tri kỷ sớm muộn gì cũng biến chất.
Trong hồng trần cuồn cuộn, gặp phải tình yêu mãnh liệt, lúc “cắt không được, thì sửa càng loạn”. Nên hiểu rằng có một loại tình yêu gọi là buông bỏ.
Có mong từ bỏ một người không?
Điều bạn cần làm là: Đầu tiên, sau khi cắt đứt liên lạc với anh ấy, hãy cố gắng kiềm chế bản thân, không được thường xuyên hồi tưởng quá khứ. Bạn có thể chuyển hướng sự chú ý của mình, làm điều gì đó mà bản thân cảm thấy thích thú. Nếu bạn cảm thấy quá khó để cắt đứt hoàn toàn, ít nhất mỗi ngày hãy giảm bớt thời gian hồi tưởng quá khứ, giảm đi việc truyền năng lượng cho nỗi đau.
Thứ hai, cần phải đặc biệt cảnh giác, không chủ động nghe, xem những bộ phim hoặc những bản nhạc sầu khổ triền miên, những cảnh tượng hoặc ca khúc càng hấp dẫn mê hoặc thì càng dễ dẫn bản thân vào hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ.
Một lần nữa, đừng cố gắng giữ liên lạc với anh ấy. Hôm nay bạn không lật lại lịch sử trò chuyện của anh ấy, không gửi lời chào, không gửi tin nhắn, cần kiên trì cố gắng trong hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày… Sau khi thường xuyên gửi tin nhắn, chờ đợi mệt mỏi, mất mát, xung đột và các trạng thái cảm xúc tiêu cực như thế, bạn sẽ phát hiện rằng cảm giác khi không còn liên hệ ràng buộc với anh ta thật nhẹ nhàng, vui vẻ.
Lúc này, về cơ bản bạn đã thoát khỏi vây nhiễu của thống khổ. Nếu bạn kiên trì như thế, một tháng, hai tháng, cuối cùng sẽ khuất phục được tâm ma.
Anh ta đã được chú định sẽ là người qua đường trong cuộc đời của bạn, vậy thì để anh ta đi cũng chính là giải thoát cho chính mình. Làm sao có thể vẹn cả đôi đường? Thà đau ngắn hơn khổ dài. Trong Phật giáo giảng, một trong tám nỗi khổ lớn nhất của đời người chính là “Ái biệt ly” (yêu thương phải chia lìa). Nếu có một kiếp như vậy trong đời, bạn nên thản nhiên đối mặt. Đây là trí huệ và lý tính mà một người trưởng thành nên có.