Triết lý về luân hồi: Đục đá trong núi sâu
Lời tựa: Bài viết này kể câu chuyện về lòng dũng cảm, dám gánh vác trách nhiệm của một chàng trai trẻ đã từng kinh qua công việc đục đá.
Leng keng, lách cách. Trên mỏ đá ở vùng núi sâu kia có mấy người đang làm việc cật lực, mồ hôi tuôn như mưa. “Làm nhanh lên!” “Nhanh lên!” Bên cạnh là những lính canh được trang bị vũ khí đang quát mắng.
Bỗng một tảng đá lớn từ trên núi lăn xuống, rất nhanh đã va vào một ông lão. Một thanh niên nhanh tay kéo ông lão lại. Những tảng đá từ trên núi rơi xuống sát lưng anh. Mặc dù vậy, phần phía sau y phục của anh vẫn bị rách, máu tươi chảy ra.
Tất cả mọi người đều kinh hoàng, sửng sốt. Sau khi hoàn hồn, họ đồng loạt kéo đến, vây quanh xem ông lão và chàng trai kia có bị thương hay không? Mọi người thấy sau lưng chàng trai bị chảy máu, liền giúp kiểm tra vết thương. May mắn là vết thương không nghiêm trọng. Lúc đó mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.
Họ là nhóm người Tây Nam Di bị Vương triều Đại Hán bắt giữ, và giam tại nơi này làm nô lệ. Đại đa số họ đều đang độ tuổi tráng niên, có rất ít người lớn tuổi. Vương triều Đại Hán lo sợ rằng nếu để nhóm người này quay trở về thì sẽ gây bất lợi cho sự thống trị của triều đình. Vì vậy, triều đình đã giam cầm họ tại nơi này, bắt làm nô dịch và lao động khổ sai.
Cuộc sống ở đây vô vàn cực khổ, thường xuyên có người bị thương và tử vong. Trường hợp nguy hiểm như trên thì thường xuyên phát sinh ở nơi này. Chỉ có điều, đa số các trường hợp đó đều không may mắn như vậy.
Một lần, khi họ vẫn đang miệt mài đục núi, khoét đá, thì vô tình phát hiện một cửa động bí mật thông ra bên ngoài. Để bảo đảm mọi người có thể tẩu thoát ra ngoài bằng cửa động bí mật này, chàng thanh niên đã bàn bạc với các ông lão hơi ốm yếu. Chàng nói: “Nếu chúng ta đồng loạt bỏ trốn, không may mà bị bắt lại, thì tất cả đều sẽ bị chém đầu. Chỉ có một cách duy nhất, đó là chúng ta giả vờ đau ốm từng đợt một, sau đó thừa cơ trốn thoát ra ngoài. Còn lại mấy người trong chúng ta sẽ lưu lại đây đến tận cuối cùng. Nhưng đến lúc tên cai quản phát hiện sự việc, e rằng chúng ta có thể gặp nguy cơ mất đầu.” Mấy vị lão niên nói: “Để bộ tộc Tây Nam chúng ta không phải chịu thêm bất kỳ sự ức hiếp nào từ Thiên triều nữa, thì cũng chỉ còn mỗi cách này thôi.”
Những ngày sau đó, mỗi ngày trong số họ đều có người “bị bệnh.” Những người lính gác thấy vậy thì không làm được gì, chỉ đành cho họ đứng sang một bên làm chút việc nhẹ, không cho phép họ được nghỉ ngơi. Vào lúc lính canh nới lỏng cảnh giác, vài người liền nhân cơ hội từng người một đào thoát ra bên ngoài bằng cửa động bí mật kia. Đến một ngày nọ, tên cai quản đi kiểm tra tình hình, phát hiện nhóm người này đã giảm đi tận mười mấy người. Hắn liền hỏi những người lính canh đã có chuyện gì xảy ra? Những lính canh chỉ biết trả lời rằng, có thể trong lúc đám người này ngủ say, đã bị một con mãnh thú nào đó tha đi mất rồi.
Nghe xong, tên cai quản cũng không hỏi han gì thêm. Lại nói về nhóm người Tây Nam Di này. Sau khi những người khác đã trốn thoát thành công, chỉ còn sót lại mỗi chàng thanh niên và mấy vị lão niên già cả. Họ cũng bắt đầu giả “bị bệnh.” Bởi vì không còn có ai làm việc nữa, nên những người lính gác cũng buông lỏng cảnh giác. Thế nhưng, lúc nào họ cũng ngồi xung quanh và nói chuyện với nhóm người Tây Nam Di. Thời gian cứ thế trôi qua, mọi người cũng trở nên thân thiết với nhau.
Lúc không có mặt tên cai quản ở đó, những lính gác này cũng bắt đầu lên tiếng oán thán. Họ nói với nhóm người Tây Nam Di: “Công việc này chẳng những vất vả, mà còn phải xa gia đình, lương tháng cũng ít ỏi.” Chàng trai vừa nghe vừa chăm chú tỏ ý đồng cảm. Anh nói: “Thật ra, nhìn bề ngoài thì các anh đang canh gác chúng tôi, nhưng các anh cũng chẳng khác gì chúng tôi, đều bị lưu đày tại nơi này!”
Câu nói này càng khiến những binh sĩ triều Hán cảm thấy buồn lòng. Chàng thanh niên nhìn thấy thời cơ dường như đã chín muồi, bèn nói tiếp: “Hay là các anh hãy thả chúng tôi đi. Các anh cũng hãy rời đi đến một nơi khác thật xa. Đừng sống những tháng ngày bị khinh bỉ và khổ sở như vậy ở nơi này nữa!”
Nghe vậy, những người lính gác cũng bắt đầu tính kế. Họ cảm thấy số nô lệ còn lại ngày một ít đi, nên nhiệm vụ đào núi đục đá cũng chẳng thể nào hoàn thành. Nhiệm vụ không hoàn thành, thì mọi người đều phải chịu hình phạt. Chi bằng tất cả phân tán,đào thoát khỏi nơi đây.
Ngay lúc ấy, tên cai quản quay trở về. Nhìn thấy những người lính canh đang thảo luận điều gì đó, hắn cũng đi đến hỏi xem đã xảy ra chuyện gì. Một số lính canh có quan hệ thân thiết với vị quan cai quản kia, nên đã kể đầu đuôi sự tình cho ông ta nghe. Ông ta ngẫm nghĩ một lúc: nếu bị quan trên trách phạt, thì bản thân phải gánh chịu trách nhiệm chính; hay là ông cũng nên tẩu thoát khỏi chốn này.
Vì vậy, họ tạo hiện trường giả khiến triều đình hiểu lầm rằng người nơi này đã bị dã thú ăn thịt. Sau khi ngụy tạo hiện trường xong, họ cũng phân tán tứ phương và tẩu thoát.
Chàng thanh niên và mấy vị lão nhân xem như đã được hồi sinh từ cõi tử. Trên hành trình thoát khỏi ngọn núi to lớn kia và trở về Tây Nam, dọc đường họ phải xin ăn để sinh tồn. Khi trở về đến quê nhà, họ đã nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt giống như những vị anh hùng.
Về sau, vùng đất của họ thường xuyên bị ngoại tộc đến gây rối. Không còn cách nào khác, dần dần họ đã chấp nhận sự cai trị của Hán triều. Tuy vậy, họ vẫn dùng năng lực của mình để có được sự “tự trị” mức độ cao. Về điều này, tác giả sẽ không đề cập chi tiết ở đây.
Trong kiếp này, chàng trai ấy làm việc cho một công ty lớn ở phía Nam. Anh luôn dũng cảm và đứng ra gánh vác trách nhiệm vì mọi người. Dù gặp bất kể sự việc gì, anh cũng đều suy nghĩ tích cực để tìm ra phương hướng giải quyết.
Thật đúng là:
Trước anh sau tôi, mưu gan dạ
Đại nghiệp tung hoành, tâm chí lớn
Thực tiễn chứng minh, trí tuệ giỏi
Sau cùng giải khốn, thiên hạ chung.