“Tồn tại hay không tồn tại”
Ý nghĩa thật sự của câu nói nổi tiếng nhất trong các tác phẩm của Shakespeare
Thật không may, câu nói “Tồn tại hay không tồn tại” trong vở “Hamlet” là câu nói nổi tiếng nhất trong các tác phẩm của Shakespeare. Tôi nói “thật không may” bởi vì câu nói này trở nên nổi tiếng vì một số lý do sai lầm.
Người ta đã nghĩ về câu nói này như cách bộc lộ đầy dữ dội từ một nguồn cảm xúc mãnh liệt. Không phải như vậy. Người ta đã nghĩ câu nói này ám chỉ xu hướng tự sát của Hamlet. Cũng không phải thế. Người ta đã coi đó như câu nói quan trọng nhất trong vở kịch. Cũng không phải như vậy.
Đúng vậy, đó là một câu nói tuyệt vời, nhưng sự tuyệt vời của câu nói đã bị che lấp bởi những giả định sai lầm từ việc đặt câu nói bên ngoài ngữ cảnh của vở kịch và bỏ qua vai trò của câu nói trong chiều dài tình tiết được hé lộ xuyên suốt nội dung của vở kịch.
Một số căn cứ
Hamlet u sầu không phải vì chàng có bản chất trầm cảm và muốn tự tử mà vì bức tranh về thế giới của chàng đã vỡ tan. Người cha đáng ngưỡng mộ của Hamlet – nhà vua – đã đột ngột qua đời. Người mẹ được cho là nhân đức của Hamlet đã tái giá trong vòng chưa đầy hai tháng sau đó. Bà kết hôn với người em trai của nhà vua [quá cố], người không hề đáng mến, mà hiện đã lên ngôi vua.
Hamlet đã nhìn thấy hồn ma của vua cha xuất hiện kể rằng người em trai của ông đã giết ông vì say mê mẹ của Hamlet và tham vọng chiếm đoạt ngai vàng. Hồn ma của vua cha đã giao nhiệm vụ báo thù cho Hamlet vì cuộc sát hại đó.
Lúc đầu, Hamlet muốn lao đi và giết nhà vua. Nhưng chàng đã không làm vậy – không phải vì chàng hèn nhát hay suy nghĩ quá nhiều hay vì lòng trắc ẩn. Chàng nói với chúng ta, lý do là khi nghĩ về việc báo thù, chàng nhận ra rằng hồn ma ấy cũng có thể là một con quỷ đang dụ dỗ chàng làm điều ác, mà cũng có thể là linh hồn của vua cha buộc chàng phải thi hành công lý.
Hamlet minh bạch rằng sự trả thù thuộc về Chúa, chứ không thuộc về con người. Chàng cũng biết rằng khi ai đó chết đi, linh hồn của người đó sẽ bị Chúa phán xét để được lên thiên đàng hay xuống địa ngục.
Vì thế, chàng Hamlet ở trong tình huống tiến thoái lưỡng nan. Chàng muốn thực thi trách nhiệm mà hồn ma [giao], nhưng chàng không muốn chịu đọa đày vì đã làm điều đó.
Để thoát khỏi tình huống khó xử đó, việc đầu tiên Hamlet phải làm là tìm hiểu xem liệu điều hồn ma nói có thật hay không? Vị vua hiện tại có thực sự có tội với cái chết của anh trai mình hay không? Hamlet quyết định tìm hiểu bằng cách tự dựng một vở kịch miêu tả một vụ giết người giống hệt như hồn ma mô tả và theo dõi xem phản ứng của nhà vua thế nào. Chàng bình tĩnh giải thích cho chúng ta ở cuối lời độc thoại dài đầy xúc động;
Hồn ma mà ta đã gặp
Có thể là ma quỷ và ma quỷ có ma lực
Ta đoán là một hình hài dễ nhìn, vâng, và có lẽ,. . .
Hành hạ [= đánh lừa] ta để mưu hại ta. Ta sẽ có chứng cứ
Xác đáng [= thuyết phục] hơn thế nữa — vở tuồng chính là thứ
Ở đó ta sẽ biết được lương tâm của nhà vua. (II. Ii. 598–605)
Hamlet là một nhân vật phức tạp, vừa có khả năng dâng trào cảm xúc tột độ và vừa có cả lý trí cân bằng, điềm tĩnh. Chàng đã kết thúc màn độc thoại đầy căm giận trước đó bằng cách tự trấn tĩnh và trở nên lý trí trở lại. Bây giờ, chàng bước vào trạng thái tĩnh lặng của riêng mình, suy luận một cách bình thản về lý do tại sao, nhìn chung, con người ta không [nên] vội vã làm những việc có thể khiến mình mất đi tính mạng. Câu nói “tồn tại hay không tồn tại” mở ra hướng của suy luận đó.
Tiếng Latin ‘Quaestio’
Câu nói là một phiên bản của cuộc tranh luận trí tuệ, được gọi bằng tiếng Latin là “quaestio,” đặc trưng của các trường đại học thời Trung cổ như Wittenberg – nơi Hamlet từng là sinh viên. Một câu hỏi được đặt ra cho sinh viên vào buổi sáng, sinh viên tranh luận vào ban ngày và hiệu trưởng giải quyết câu hỏi đó vào buổi tối. Những câu hỏi như vậy có tính giả định và một số yếu tố đạo đức, triết học hoặc thần học – ví dụ “Chúa có tồn tại không?” hoặc “Con người có ý chí tự do không?” Sinh viên phải đưa ra cả câu trả lời đồng tình và không đồng tình cùng với những lập luận ủng hộ và phản biện cho mỗi câu trả lời.
Trong câu nói này, Hamlet đang tham gia vào một cuộc “quaestio” như vậy. Chàng đang [tự] hỏi liệu sống có tốt hơn hay không? Trước tiên, chàng đưa ra lý do tại sao sẽ tốt hơn nếu không còn sống: đặc tính làm nên cuộc sống chính là sự đau khổ ở mọi dạng thức. Sau đó, chàng đưa ra lý do tại sao người ta lại không tự loại bỏ bản thân mình khỏi cuộc sống: là vì những đau khổ chưa trải qua có thể vẫn đang chờ ở đó sau cái chết.
Vì ai mà chịu đòn roi và sự khinh khi của thời đại…
Than vãn và đổ mồ hôi [dưới gánh nặng] của cuộc đời mệt mỏi
Nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì mênh mang sau khi chết
Một thế giới huyền bí mà khi đã vượt biên cương
Không một du khách nào còn quay trở lại, đánh đố ý chí
Bắt ta phải cam chịu mọi nỗi bất hạnh
Còn hơn là bay tới những nỗi khổ nhục khác mà ta chưa hề biết tới?
Nhìn chung, con người không thoát khỏi đau khổ của cuộc sống bằng cách thực hiện điều gì để kết liễu sinh mệnh của mình. Một khi đã chết, con người có thể phải trải qua điều tồi tệ hơn còn hơn thế ở thế giới bên kia.
… Có sự tôn kính
Điều đó làm nên tai họa của cuộc đời quá dài.
Đó là, sự suy xét [có thể] kéo dài sinh mệnh đời người, ngay cả với những ai đang đau khổ.
Tựu trung, câu nói chính là một cuộc thảo luận bình tĩnh, hợp lý về lý lẽ nhân sinh của Hamlet trước một quyết định kỹ lưỡng: không giết nhà vua [khi] không có thêm bằng chứng phạm tội.
Hamlet là một sinh viên cừ khôi
Các sinh viên [học] về vở kịch sẽ phải tìm nơi nào đó khác cho những cơn bộc phát đầy cảm xúc của Hamlet (rất nhiều lần [trong vở kịch]), cho “câu nói quan trọng nhất của vở kịch” (có nhiều lựa chọn) và cho sự thiếu sót trong nhân vật của Hamlet dẫn đến kết cục bi thảm. (Hãy thử xem ở Hồi III, cảnh III, khi Hamlet quyết định rằng nhà vua không chỉ bị chết mà bảo đảm phải chịu đọa đày.)
Bình An biên dịch
Thiên Minh biên tập
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times