Tại sao văn hóa lại quan trọng
Chúng ta cần mang đến cho con trẻ một nền văn hóa lành mạnh, tốt đẹp hơn những gì các con phơi nhiễm hiện nay.
Hôm trước, tôi thấy một cậu bé tuổi vị thành niên đi học thể dục ở trường. Khi tôi bước vào phòng thì thấy cậu bé đang chơi trò chơi trên điện thoại, còn mẹ cậu bé thì đang lướt xem email trên điện thoại của bà ấy. Mẹ cậu bé đặt điện thoại xuống khi thấy tôi bước vào, và chúng tôi trò chuyện một lúc. Bà ấy nói bà không cảm thấy lo lắng về con trai của mình, còn cậu bé thì vẫn đang tiếp tục chơi điện tử trong lúc chúng tôi nói chuyện. Bài kiểm tra môn thể chất không có gì đáng chú ý với cậu ấy.
Đến phút cuối, tôi hỏi cậu bé, “Vậy con muốn làm gì khi con lớn lên? Con thấy mình ở đâu trong 10 năm nữa?”
“Game thủ,” cậu bé trả lời không do dự. “Thể thao điện tử rất lớn mạnh và môn chơi này sẽ ngày càng lớn mạnh hơn nữa. Cháu sẽ kiếm được rất nhiều tiền với tư cách là một game thủ chuyên nghiệp.”
Người mẹ gật đầu – bà đã biết rõ điều này trước đây – nhưng bà không mỉm cười.
Trẻ em tìm được mục đích sống, ý nghĩa và công việc đáng phải làm của mình ở đâu? Xét về mặt lịch sử, nền văn hóa cung cấp bối cảnh trong đó trẻ em tìm ra hình mẫu người trưởng thành mà các em mong muốn trở thành. Vào thế kỷ trước, những đứa trẻ Mỹ đắm chìm trong những tuyển tập truyện ngắn của McGuffey và những cuốn truyện khác cùng loại, những câu chuyện phác hoạ cuộc sống tốt đẹp như một nền tảng đạo đức sống và thanh âm của đức tin.
Văn hóa đọc của trẻ em Mỹ không còn là giải trí nữa. Các em xem phim, xem YouTube, TikTok, và nghe nhạc. Nhưng các bài hát đã thay đổi. Ở thế hệ trước, những bài hát phổ biến nhất là về tình yêu. Ca sĩ nhạc rock Kenny Loggins với ca khúc “Danny’s Song” đã ghi được một thành công lớn vào năm 1971:
“Mặc dù chúng ta không có tiền / Anh rất yêu em, em yêu / Mọi thứ sẽ đem lại một chuỗi yêu thương / Và vào buổi sớm mai, khi em thức dậy / Em đem đến bên anh giọt nước mắt hạnh phúc / và nói với anh mọi thứ sẽ ổn cả thôi.”
Hiện nay, các bài hát phổ biến nhất là nói về giới tính, thường là những giao dịch tình ái vì mục đích tiền bạc. Trong bài hát hit số 1 của hai rapper Cardi B và Megan Thee Stallion với bản collab đầu tiên WAP khuyên phụ nữ nên “nhờ xe” khi quan hệ thân xác với một người đàn ông khác, cho rằng một người đàn ông “phải trả phí” để đổi lấy hành vi này. Nghệ sĩ Bruno Mars đã giành được sáu giải Grammy cho bài hát “Đó là điều anh thích,” trong đó ông tặng phụ nữ trang sức vàng bạc lấp lánh và một buổi mua sắm thỏa thích ở Paris nếu cô ấy “xoay vòng và ngã xuống” vì “đó là thứ anh thích.” Đầu mùa hè này, bài hát số 1 trên Billboard Hot 100, tức là bài hát nằm trong bảng xếp hạng 100 ca khúc phổ biến nhất ở Mỹ, là một đĩa đơn của Drake có tựa đề “Jimmy Cooks.” Lời bài hát có nội dung khiêu dâm và hình ảnh minh họa quá tục tĩu, nhưng một nhà phê bình của thời báo New York khen ngợi Drake vì “mang đậm chất trữ tình.”
Giờ đây, chúng tôi có bằng chứng xác thực rằng loại nhạc mà trẻ em nghe có ảnh hưởng đến niềm tin, thái độ và hành vi của các em. Trong một nghiên cứu cắt dọc, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thanh thiếu niên nghe nhạc có nội dung khiêu dâm có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi tình dục không an toàn. Nghe nhạc yêu đương không dẫn đến hành vi xấu. Nhưng nghe nhạc suy đồi về sắc tình sẽ dẫn đến kết cục xấu. Đó là bài học rút ra từ nghiên cứu đó.
Nhưng mối quan tâm của tôi đi sâu hơn. Như nhà văn Kent Russell đã quan sát thấy, văn hóa Mỹ đương đại đã trở thành một nền văn hóa mà ở đó “giá trị của cuộc sống con người bị thu hẹp lại theo các thông số của thị trường, nơi có rất ít điều thiêng liêng và thậm chí điều trần tục lại càng ít ỏi.” Ngày nay, người ta thường thấy những cậu bé có mục tiêu nghề nghiệp là chơi trò chơi điện tử để kiếm tiền, mặc dù tỷ lệ cá cược rất dài so với việc thực sự kiếm sống như một game thủ. Những người thăm dò ý kiến đã cung cấp cho trẻ em ở Hoa Kỳ và Trung Quốc một bảng kê các lựa chọn để trả lời câu hỏi: “Cháu muốn làm gì khi lớn lên?” Các lựa chọn nghề nghiệp bao gồm Youtuber, phi hành gia, giáo viên, nhạc sĩ hoặc vận động viên chuyên nghiệp. Sự lựa chọn số 1 của trẻ em Hoa Kỳ là Youtuber; phi hành gia là sự lựa chọn cuối cùng. Lựa chọn số 1 của trẻ em Trung Quốc là phi hành gia, còn YouTuber là sự lựa chọn cuối cùng.
Những đứa trẻ của chúng ta có thể làm tốt hơn. Chúng ta cần truyền cảm hứng cho các em để làm điều gì đó hơn là mạng xã hội hoặc trò chơi điện tử hoặc niềm vui tại thời điểm này. Còn về văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng, chúng ta nên cung cấp nguồn cảm hứng đó. Nhưng theo hầu hết các kết quả đánh giá khách quan, văn hóa của chúng ta hiện nay đang trở nên hạn chế. Đó không phải là phỏng đoán, và cũng không phải là hoài niệm. Các nhà nghiên cứu tại Đại học California Los Angeles (UCLA), phân tích các chương trình truyền hình nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ nhắm mục tiêu đến trẻ em và thanh thiếu niên, nhận thấy rằng các chương trình phổ biến nhất của những năm 1960 đến năm 1990 đã dạy trẻ em rằng điều quan trọng nhất là làm điều đúng đắn; là một người bạn tốt; và nói sự thật, ngay cả khi bị tổn thương. Nhưng các chương trình nổi tiếng gần đây, chẳng hạn như “Survivor” (Người sống sót) và “American Idol,” (Thần tượng Mỹ) thì lại tập trung vào chiến thắng và trở nên nổi tiếng.
Tất cả những điều này khiến công việc của chúng ta với tư cách làm cha mẹ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nền văn hóa đã trở nên độc hại. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải lựa chọn cho các con một nền văn hóa khác, một nền văn hóa lành mạnh hơn, một nền văn hóa mà những việc làm ngay chính là quan trọng hơn việc cố gắng trở nên giàu có và nổi tiếng. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần hạn chế và hướng dẫn con cái chúng ta tiếp xúc với những điều tệ hại nhất của văn hóa Mỹ. Quan trọng hơn, nghĩa là chúng ta nên cân nhắc, hàng ngày và liên tục, làm thế nào để lựa chọn cho các con một nền tảng vững chắc về nghệ thuật và âm nhạc lành mạnh.
Cô con gái 15 tuổi của tôi vừa trải qua một tuần tại trại khiêu vũ và ca múa nhạc, nơi không được phép sử dụng điện thoại di động. Sau khi cắm trại, chúng tôi đến thăm đại gia đình ở tiểu bang Ohio, và tháng tới chúng tôi sẽ thăm họ hàng ở tiểu bang California, trong cả hai nơi đều không có điện thoại di động, chúng tôi cùng nhau chia sẻ những hoạt động vui tươi ngoài trời. Sau hôm nay, vợ tôi, con gái tôi và tôi sẽ leo bộ lên núi. Chặng đường trên xe hơi đến núi, chúng tôi sẽ hát: Peter, Paul và Mary; Bruce Springsteen; và — vâng— “Bài hát của Danny.” Con gái tôi thuộc lòng lời bài hát bằng cảm nhận của cô bé. Không cần màn hình. Chỉ cần có chút năng khiếu và tình yêu âm nhạc.
Hương Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times