Khi phụ huynh và giáo viên mâu thuẫn, con trẻ sẽ chịu thiệt thòi
Mối liên kết truyền thống giữa phụ huynh và giáo viên đã suy giảm trong nhiều năm. Có thể sẽ mất nhiều năm để khôi phục và nhiệm vụ đó sẽ không dễ dàng. Nhưng tất cả chúng ta, phụ huynh, giáo viên và ban giám hiệu nhà trường phải cùng nhau nỗ lực, vì tương lai của các em, báu vật của xã hội tương lai.
Tôi đã nói chuyện với phụ huynh tại Trường Trung học cơ sở Hillview ở Menlo Park, California, một địa khu giàu có vùng Thung lũng Silicon. Chủ đề của cuộc nói chuyện hôm đó là về đức hạnh. Tôi đã chia sẻ một nghiên cứu cắt dọc chứng minh rằng cho thấy rằng sự tận tâm — bao gồm trung thực và tự chủ —sẽ đem lại kết cục tốt đẹp cho các học sinh khi các em trưởng thành.
Đức hạnh là yếu tố dự đoán chính xác hơn về sức khỏe và hạnh phúc trong 20 năm sau so với các chỉ số như thứ hạng, điểm kiểm tra hoặc mức độ nổi tiếng của một đứa trẻ.
Tôi đã nói rằng: “Thông điệp từ nghiên cứu này và các nghiên cứu khác đều tương tự như vậy, rằng với tư cách là cha mẹ, chúng ta nên ưu tiên dạy cho trẻ trở thành con người ngay chính.”
Ngay sau đó, một người phụ nữ ngồi ở hàng ghế đầu giơ tay lên muốn phát biểu. Tôi giả vờ như không để ý, vì chưa đến giờ Hỏi Đáp.
Tôi nói tiếp, “Thứ hạng và điểm kiểm tra rất quan trọng, nhưng vun bồi đức hạnh và nhân cách thì quan trọng hơn nhiều.”
Người phụ nữ ngồi ở hàng ghế đầu trở nên nóng lòng hơn, lúc này cô ấy vung cả hai tay lên trời. Tôi không thể tiếp tục phớt lờ cô ấy, vì vậy tôi đã mời cô ấy phát biểu.
Cô là giáo viên tại Trường trung học cơ sở ở Menlo Park. Một ngày nọ, cô cho học sinh làm bài kiểm tra không được phép tham khảo tài liệu, cũng có nghĩa là học sinh không được phép sử dụng điện thoại. Đứng ở cuối phòng, cô có thể thấy rõ một trong số các học sinh nữ đang cuộn lên xuống chiếc iPhone trong lòng mình. Cô lặng lẽ đi đến sau cô gái và lấy điện thoại đi; câu trả lời cho một trong các câu hỏi kiểm tra hiển thị trên màn hình điện thoại.
“Cô rất thất vọng,” cô giáo nói. “Cô đánh dấu bài kiểm tra của em là zero. Em có thể nhận lại iPhone của mình vào cuối ngày.”
Hai tuần sau, cô giáo được triệu tập đến văn phòng hiệu trưởng và được thông báo rằng nếu cô muốn tiếp tục làm việc tại trường, cô sẽ phải xin lỗi học sinh nữ, người đã xem tài liệu trên iphone, trước toàn thể lớp. Hóa ra, cô gái đó đã khóc lóc và phàn nàn với cha mẹ mình về vụ việc, tố cáo giáo viên đã công khai làm nhục mình. Cha mẹ của cô gái là những nhà đầu tư mạo hiểm giàu có, những người đã quyên góp hơn 1 triệu đô la cho trường. Ông bố đã gọi cho một người bạn của mình là thành viên Hội đồng quản trị của trường và yêu cầu cô giáo phải xin lỗi, cô giáo đã miễn cưỡng đồng ý.
Cô nói với khán giả: “Tôi không thể bỏ việc.”
Quý vị hãy dừng lại một chút và xem xem người cha đó đã dạy con gái mình điều gì: Trung thực không quan trọng bằng việc đạt điểm cao trong bài kiểm tra. Và nếu con bị bắt quả tang đang gian lận, đừng lo lắng, bố có thể bảo lãnh cho con.
Đây là những bài học tệ hại mà một người cha ấy đã dạy cho con gái của ông ta.
Và những câu chuyện này không phải là bất thường. Ngược lại, chúng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Một điều gì đó rất căn bản từ trong gốc rễ đã thay đổi. Tôi đã đến thăm hơn 460 trường học trong hơn 20 năm qua. Hai mươi năm trước, nếu một học sinh bị bắt gặp gian lận ở trường, đứa trẻ đó sẽ bị kỷ luật tại trường và có thể đứa bé đó sẽ phải đối mặt với hình thức kỷ luật nghiêm khắc hơn ở nhà. Giáo viên sẽ thông báo cho phụ huynh, những người có khả năng từ chối các đặc quyền, có lẽ là cơ sở để đứa trẻ gian lận. Ngày nay, khi một học sinh bị bắt quả tang gian lận, không có gì lạ khi phụ huynh lao vào như luật sư, yêu cầu bằng chứng và đưa ra lời biện hộ.
Trẻ em và thanh thiếu niên có nhiều cơ hội phát triển tốt đẹp khi cha mẹ và giáo viên cùng chung tiếng nói. Nhưng mối liên kết đó đang tan vỡ. Đôi khi, đó là do cha mẹ cố tình làm suy yếu sự uy nghiêm và chống đối giáo viên, như trong ví dụ trên. Trường hợp khác, đó là vì đứa trẻ được chẩn đoán có bệnh về tâm thần.
“Con tôi không cố ý làm điều đó, cháu mắc bệnh Asperger” (hoặc “cháu mắc chứng tự kỷ” hoặc “cháu mắc chứng ADHD”) là lời giải thích mà tôi thường xuyên nghe từ các bậc cha mẹ.
Tôi nói với những bậc cha mẹ này: “Tôi hiểu rằng con của quý vị bị rối loạn tự kỷ. Nhưng điều đó không có nghĩa là con của quý vị không cần phải học cách tự chủ hoặc cách cư xử lịch sự với người khác. Ngược lại, điều đó có nghĩa là quý vị và con cái của quý vị sẽ phải nỗ lực nhiều hơn.”
Hai mươi năm trước, nếu một đứa trẻ ngang ngược, thiếu tôn trọng và vô lễ với giáo viên, giáo viên hoặc cố vấn nhà trường có thể triệu tập phụ huynh và nói: “Con của quý vị thật vô lễ. Quý vị cần dạy cháu bé lại những quy tắc của nhà trường.”
Ngày nay, tôi thấy rằng cố vấn học đường có nhiều khả năng nói những điều như: “Hành vi của cháu bé có thể có đầy đủ dấu hiệu của Chứng Rối loạn Chống đối – Không vâng lời. Quý vị đã nghĩ đến việc đưa cháu đi khám chưa? ”
Đó là một sự chuyển đổi sâu sắc. Nếu vị cố vấn giáo dục nói, “Con của quý vị thật vô lễ,” thì trách nhiệm thuộc về gia đình của đứa trẻ. Cha mẹ cần phải nỗ lực hơn để dạy con mình cách cư xử. Nhưng nếu vị cố vấn hỏi, “Quý vị đã nghĩ đến việc đưa con bạn đi khám chưa?” gánh nặng chuyển từ gia đình sang khu phức hợp công nghiệp –tâm lý– y học.
Thay vì hành vi xấu phải nhận trách phạt và phải sửa chữa, giờ đây chúng ta có các triệu chứng tâm thần cần dùng thuốc.
Tuy nhiên, giáo viên và quản lý trường học cũng phải chịu một số trách nhiệm về hiện tượng mối liên kết giữa phụ huynh và giáo viên bị phá vỡ. Càng ngày, tôi càng thấy các trường học và các đơn vị quản lý giáo dục đưa ra các chính sách gây tranh cãi với hiếm hoi ý kiến đóng góp từ phụ huynh, từ các chủ đề về thuyết chủng tộc trọng yếu (CRT), định dạng giới tính đến cách tiếp cận chịu ảnh hưởng của Howard Zinn đối với lịch sử Hoa Kỳ. Ứng cử viên thống đốc bang Virginia, Terry McAuliffe, đã lên tiếng về thái độ của một số quản lý trường học, một cách thiếu khôn ngoan khi ông nói: “Tôi không nghĩ rằng phụ huynh nên có ý kiến về những gì mà nhà trường nên hay không nên dạy cho con cái của họ.”
Nhận xét đó có thể là một yếu tố dẫn đến thất bại gần đây của ông ấy tại các cuộc thăm dò. Những thái độ như vậy đã dẫn tới sự ra đời của các nhóm phụ huynh như Hội các bà mẹ vì Tự do Moms for Liberty, Dự án 1776 1776 Project và Không rẽ trái trong giáo dục No Left Turn in Education.
Và xu hướng giáo dục tại gia (homeschooling) gia tăng cũng là một biểu hiện rõ nét khác của sự suy giảm liên kết giữa cha mẹ và nhà trường. Hai năm trước, 5.4% trẻ em trong hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ (bao gồm tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học) được cha mẹ cho học tại nhà. Hiện tại, con số đó là 11.1%, tăng hơn gấp đôi số trẻ em được cho học tại nhà. Các học giả đang tranh luận về lý do tại sao, nhưng có vẻ như việc học từ xa thông qua Zoom trong thời gian đại dịch bệnh diễn ra đã mang lại cho các bậc cha mẹ cơ hội xem những gì con họ được dạy, và nhiều phụ huynh không thích điều đó.
Trong một hội thảo mà tôi chủ trì về chiến lược xây dựng lại mối liên kết giữa gia đình và nhà trường, tôi khuyên các giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc nhở các bậc cha mẹ rằng con họ sẽ làm tốt nhất khi những người lớn chúng ta làm việc cùng nhau thay vì chống đối nhau. Tôi chia sẻ những mẹo cụ thể để đối đãi với những bậc phụ huynh kiêu ngạo và trịch thượng. Tôi khuyên các giáo viên hãy xem phụ huynh như đồng minh hơn là đẩy họ về phía đối lập, và hãy nhắc phụ huynh rằng đức hạnh là những yếu tố dự báo quan trọng hơn điểm số trong bài kiểm tra về thành công lâu dài của con cái họ.
Bảo Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times