Sự kiên định của Pháp Luân Công: Một môn tu luyện vẫn đang bị bức hại ở Trung Quốc suốt 25 năm qua
Hãy kháng cự lại dã tâm này bằng cách đưa tiếng nói của quý vị đến với những ai không thể nghe thấy.
Tất cả chúng ta đều đã từng suy ngẫm, bằng cách này hay cách khác, câu hỏi về ý nghĩa nhân sinh là gì. Câu trả lời đơn giản của tôi sẽ là: Mục đích của sinh mệnh là sống và sau đó xa hơn nữa là tìm kiếm những gì vượt ra ngoài thế giới này, để tìm kiếm cội nguồn chân chính của chúng ta.
Tôi cho rằng không ai mà không ít nhất một lần trong đời đặt ra câu hỏi này, “Tôi là ai, và tôi từ đâu đến?” Ý nghĩa sinh mệnh cũng được phản ánh trong sự mưu cầu hạnh phúc — không phải thứ hạnh phúc hời hợt nhanh đến rồi cũng chóng phôi pha, mà là kiểu hạnh phúc tu dưỡng tâm hồn, và sâu lắng hơn.
Đây là ý nghĩa của Pháp Luân Công đối với hàng triệu người dân Trung Quốc trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động chiến dịch bức hại tàn bạo vào tháng 07/1999 và vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay.
Vào thời điểm đó, Pháp Luân Công là một môn khí công Phật gia hưng thịnh được người dân Trung Quốc yêu thích. Vào những năm 1990, khoảng 100 triệu người đã thực hành môn tu luyện này ở Trung Quốc, và những người thân, bằng hữu, hàng xóm, và ông chủ của họ đều dành cho họ niềm cảm kích. Các học viên Pháp Luân Công sống theo chân, thiện, và nhẫn, là những nguyên lý cốt lõi của môn tu luyện này.
Với năm bài công pháp tĩnh tại, Pháp Luân Công còn góp phần nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Điều này thậm chí còn được các quan chức Trung Quốc thừa nhận. Pháp Luân Công là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân. Các nguyên lý của môn tu luyện này mang tính phổ quát và thịnh hành trong suốt lịch sử ở mọi xã hội thịnh vượng. Nếu như được khuyến khích diễn tả bằng lời những gì Pháp Luân Công mang lại cho người dân, thì câu trả lời sẽ là điều tốt đẹp.
Âm hưởng tích cực mà Pháp Luân Công tạo ra trong người dân Trung Quốc đã gây ra phản ứng tiêu cực trong giới lãnh đạo ĐCSTQ. Đó không phải là do những gì mà các học viên đã làm — họ vốn dĩ là một lực lượng có ích trong xã hội — mà là do đặc tính bên trong của ĐCSTQ khiến họ xem Pháp Luân Công là kẻ thù. Điều đó nghĩa là gì? ĐCSTQ không có chủ trương duy trì sự sống nhằm nuôi dưỡng cuộc sống của con người. Chế độ này lấy đi tự do cá nhân, lấy đi suy nghĩ tự do của con người, và lấy đi niềm khao khát vốn có của con người là đặt ra những câu hỏi về ý nghĩa nhân sinh. ĐCSTQ vốn dĩ vô thần vì họ lo sợ có thể có có đấng quyền năng cao hơn Đảng.
Để ngăn cản người dân tìm kiếm ý nghĩa sinh mệnh và có thể kết nối với thần, ĐCSTQ đã dùng đến những lời giả dối và lừa gạt, đối nghịch với sự thật. Họ dùng đến thù ghét và tranh đấu, đối nghịch với thiện lương. Họ chỉ cho phép một quan điểm, và đó là quan điểm mà Đảng đưa ra. Ở một nhà nước độc đảng, việc loại trừ quan điểm khác là hình thức tột cùng của sự tàn nhẫn, và điều đó trái ngược lòng khoan dung.
Hãy xem nhận định này về ĐCSTQ diễn ra trên thực tế như thế nào: ĐCSTQ luôn cần phải tuyên bố ai đó là kẻ thù để lấp đầy khoảng trống về ý nghĩa sinh mệnh bằng tranh đấu. Vào những năm 1950, ĐCSTQ phát động chiến dịch “trấn áp những kẻ phản cách mạng;” trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa từ năm 1966 đến năm 1976, ĐCSTQ đã tuyên bố các học giả và địa chủ là kẻ thù, sau đó một cuộc tranh giành quyền lực nội bộ đã tuyên bố ngay cả các đảng viên của đảng cũng là kẻ thù; và vào năm 1989, ĐCSTQ tuyên bố phong trào dân chủ là kẻ thù và lấy sự kiện ngày 04/06 để làm gương, một sự kiện với khoảng 3,000 sinh viên bị thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn. Vào ngày 20/07/1999, Pháp Luân Công trở thành nạn nhân tiếp theo trong chủ trương thù ghét của ĐCSTQ.
Không ai tìm thấy bất kỳ lỗi nào của Pháp Luân Công, và thậm chí không phải tất cả các thành viên Bộ Chính trị đều tán thành bức hại các học viên, mà chính nhà lãnh đạo ĐCSTQ đương thời Giang Trạch Dân đã kêu gọi “xóa sổ” Pháp Luân Công. Người ta trích lời ông ta như sau: “Hủy hoại thân thể bọn họ,” và ông ta mong muốn sẽ “xóa sổ” Pháp Luân Công trong vòng ba tháng. Mặc dù ông ta đã khởi xướng cuộc đàn áp rộng khắp nhắm vào các học viên để hủy hoại thân thể họ — kể cả việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức các học viên đang bị cầm tù — nhưng ông ta đã thất bại trong chủ trương của mình.
Pháp Luân Công vẫn tồn tại sau hơn ba tháng: Sau 25 năm kể từ khi cuộc bức hại được phát động, môn tu luyện này đã được mọi người trên khắp thế giới thực hành, những người muốn cải thiện bản thân về thể chất lẫn tinh thần.
Mặc dù Giang Trạch Dân đã khởi xướng cuộc bức hại tinh vi, công phu, và tàn bạo nhất đối với Pháp Luân Công, nhưng các học viên môn tu luyện này vẫn kiên định và kháng nghị một cách ôn hòa. Các học viên đã bị tẩy não, giam giữ tùy tiện trong các trại lao động, chịu án tù dài hạn, bị tra tấn, vong thân vì bị tra tấn, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, từ nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức do nhà nước hậu thuẫn.
Để kiếm lợi nhuận từ thân thể của các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại, ĐCSTQ đã sử dụng họ như một nguồn cung cấp “nội tạng cấy ghép.” Ngành cấy ghép nội tạng của Trung Quốc đã trở thành một thị trường béo bở nhờ nguồn cung cấp nội tạng vô tận bảo đảm 100% lợi nhuận. Các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đã bị xét nghiệm máu, kiểm tra y tế, và phân loại vào các trung tâm giam giữ và nhà tù. Khi một người nhận cấy ghép được chuyển đến một bệnh viện Trung Quốc, trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, một tù nhân lương tâm Pháp Luân Công phù hợp đã được xác định và bị sát hại theo yêu cầu để lấy nội tạng mong muốn.
Ngành công nghiệp cấy ghép đang bùng nổ của Trung Quốc được xây dựng trên máu và thân thể của các học viên Pháp Luân Công. Trung Quốc không có chương trình hiến tạng hợp đạo đức. Tính minh bạch, khả năng truy xuất nguồn gốc, hoặc sự giám sát quốc tế độc lập không được đưa ra. Thu hoạch nội tạng cưỡng bức là một phần trọng tâm trong chiến lược của ĐCSTQ nhằm “xóa sổ” Pháp Luân Công dưới hình thức “diệt chủng lạnh,” một cuộc diệt chủng diễn ra chậm bằng sự tiêu hao sinh lực.
Hôm nay, ngày 20/07/2024 là ngày đánh dấu năm thứ 25 của cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Bất kể cuộc bức hại tà ác này kéo dài đã 25 năm qua, và có thể hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị sát hại trong suốt thời gian đó, các học viên vẫn không đầu hàng và vẫn sống đúng với đặc tính môn tu luyện của mình, từ đó bằng cách ôn hòa đã giúp người dân hiểu được bản chất tà ác của ĐCSTQ qua những nỗ lực không ngừng nâng cao nhận thức của họ về cuộc bức hại. Hành động của họ đối kháng với bản chất tà ác và phản nhân loại của ĐCSTQ.
Cuộc bức hại chưa bao giờ dừng lại, và nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức tàn ác vẫn còn đang tiếp diễn cho đến ngày nay. Để kỷ niệm 25 năm kháng nghị phản đối cuộc bức hại tàn bạo và tà ác nhất thế kỷ 21 này, và để ủng hộ các nạn nhân là học viên Pháp Luân Công — nhưng quan trọng nhất vẫn là để trân trọng sự thiêng liêng của sinh mệnh nói chung — một bản kiến nghị mới đã được đưa ra nhằm kêu gọi người dân trên khắp thế giới giúp chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Hân Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times