Kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: Thời khắc để suy ngẫm
Một ngày kỷ niệm cho chúng ta cơ hội để suy ngẫm về lý do có tuyên ngôn này cũng như xem xét về phẩm giá và mục đích của mỗi con người.
Có thể nói rằng một trong những tài liệu quan trọng nhất trong lịch sử nền văn minh hiện đại, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, đã nổi lên từ đống tro tàn của nạn diệt chủng sau Đệ nhị Thế chiến.
Văn kiện mang tính đột phá này đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua tại Paris vào ngày 10/12/1948. Có thể chúng ta sẽ tự hỏi, liệu có phải vô số người đã phải chịu đau khổ để lương tâm chung của chúng ta được thức tỉnh hay không? Ngày kỷ niệm này cho chúng ta một cơ hội để suy ngẫm về câu hỏi đó và xem xét về phẩm giá cũng như mục đích của mỗi con người.
Về nhiều mặt, tuyên ngôn này đã rất thành công. Tuyên ngôn này đóng vai trò như ngọn hải đăng hy vọng cho những người đang chịu đau khổ dưới chế độ độc tài cũng như khuyến khích những người khác bảo vệ những ai yếu thế. Nếu chúng ta không có tuyên bố chính thức để bảo đảm quyền được sống, quyền được tự do, và quyền được an toàn cá nhân, thì thật đáng buồn là cả nạn nhân và những người ủng hộ đều có thể quên mất những quyền này.
Những người có lương tâm có thể đương nhiên cho rằng không ai có thể bị bắt làm nô lệ và bị tra tấn; tuy nhiên, các quyền kể trên sẽ nhanh chóng biến mất ở những quốc gia và khu vực lãnh thổ mà tuyên ngôn này không được coi là kim chỉ nam.
Chúng ta đã nhiều lần quan sát thấy các chế độ toàn trị, mà, giống như các cực cùng dấu của nam châm, đã rời xa nhân quyền. Điều này đặc biệt rõ ràng trong trường hợp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa — đừng nhầm lẫn với Trung Hoa Dân Quốc, còn được gọi là Đài Loan. Hai hệ thống xã hội; hai cách để giải quyết vấn đề nhân quyền khác nhau. Hệ thống của Đài Loan thì phản ánh sự thành công của Tuyên ngôn Quốc tế; còn hệ thống của Trung Quốc lại là một lời nhắc nhở không ngừng cho sự thất bại của tuyên ngôn này.
Trong những xã hội do cộng sản cai trị, chủ nghĩa cộng sản không chỉ đè bẹp niềm tin vào Thần, mà còn cả sự tôn trọng căn bản đối với sinh mệnh con người, mà điều này vốn chỉ có thể được nhận thấy rõ trong một xã hội tự do và cởi mở. Một trong những sự lừa dối trắng trợn nhất của chủ nghĩa cộng sản là tuyên bố phục vụ cho lợi ích cao nhất của nhân dân, tuy nhiên Tuyên ngôn Quốc tế lại nêu rõ: Các chính phủ cộng sản coi thường sự tự do của công dân.
Năm 2017, lãnh đạo Tòa án Tối cao Trung Quốc đã làm rõ điểm này khi tuyên bố rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực tế là đứng trên cả Hiến Pháp Trung Quốc, mà Hiến Pháp này vốn bảo vệ các quyền tự do cơ bản, bao gồm cả nhân quyền.
Vậy có ngạc nhiên không khi một môn tu luyện tinh thần theo trường phái Phật gia lại bị bức hại dưới một chế độ coi thường nhân quyền? Với các nguyên tắc cốt lõi là chân, thiện, và nhẫn, Pháp Luân Công rất phù hợp với một số nguyên tắc của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc vẫn bức hại và tra tấn các học viên Pháp Luân Công, sát hại họ để lấy nội tạng cho mục đích cấy ghép — một tội ác mà tôi đã nỗ lực tìm cách thu hút sự chú ý của quốc tế.
Là một nhóm bị bức hại một cách tàn bạo, Pháp Luân Công chính là biểu tượng và là lời nhắc nhở cho nhân loại. Nếu có cơ hội, ĐCSTQ có thể sẽ khiến tuyên ngôn này biến mất. Điều này sẽ mở ra cơ hội cho chính quyền Trung Quốc đối xử với phần còn lại của thế giới như cách họ đã đối xử với Pháp Luân Công.
Chúng ta đã thoáng thấy sự hiên ngang của Trung Quốc trong việc cho phép virus COVID-19 lây lan trên toàn cầu vào đầu năm 2020, trong việc trợ giúp Nga trong cuộc chiến Ukraine, trong việc cung cấp vũ khí cho các tổ chức khủng bố ở Trung Đông, và trong việc vận chuyển tiền chất fentanyl đến Mexico, mà chất này đã lấy đi sinh mạng của 100,000 người Mỹ.
Tỷ lệ sát nhân của Trung Quốc thật đáng kinh ngạc, nhưng điều đáng kinh ngạc hơn nữa đó là những người trân trọng Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đang đứng nhìn một cách thụ động. Cộng đồng quốc tế đã bỏ lỡ cơ hội để phản ứng một cách quyết liệt khi tin tức về hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng vào năm 2006. Sự thiêng liêng của cơ thể con người đã bị vi phạm ở Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm qua, và cùng với đó là vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền.
Trong khi những người ủng hộ tuyên ngôn này có nhiều câu chuyện thành công [trong việc thúc đẩy quyền con người] để chia sẻ, nhưng họ cũng đã chứng kiến một số mặt thiếu sót. Điều đáng lo ngại nhất là ở một mức độ nào đó, cộng đồng quốc tế đã thất bại trong việc chấp nhận và tuân thủ các quyền cơ bản của con người — và cái lý thông thường cơ bản. Làm thế nào để có thể giải quyết vấn đề này đây?
Mọi cá nhân và mọi chính phủ phải nhận ra rằng nhân quyền là bất khả xâm phạm, không bao giờ bị xâm phạm, và không bao giờ bị lãng quên. Nếu chúng ta không bảo đảm được quyền của mỗi cá nhân, thì chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của những kẻ xem trọng quyền lực và kiểm soát sự phát triển của nhân loại.
Vào dịp kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, chúng ta không chỉ ghi nhận những thành tựu của tài liệu quan trọng này, mà còn phải hành động để bảo đảm sự tiếp tục thành công của tuyên ngôn đó. Trong trường hợp của Pháp Luân Công và hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên của pháp môn này, chúng ta nên trở thành người ủng hộ họ.
Nghị trình của ĐCSTQ trong việc thu hoạch cơ quan nội tạng quan trọng của các học viên Pháp Luân Công là nhằm mục đích tiêu diệt và hủy hoại Pháp Luân Công. Vì sao? Bởi vì ĐCSTQ coi việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức là giải pháp tối hậu để bịt miệng Pháp Luân Công cũng như ngăn cản nhân loại biết đến môn tu luyện ôn hòa này. Chính quyền Trung Quốc không muốn thế giới biết về sự tốt đẹp mà Pháp Luân Công đã mang lại cho người dân trên khắp thế giới. Giống như nhân quyền, nguyên lý chân, thiện, và nhẫn của Pháp Luân Công là những nguyên lý giúp nhân loại phát triển thịnh vượng.
Nếu quý vị muốn tặng một món quà kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, hãy trở thành người ủng hộ các nguyên lý của Pháp Luân Công và đánh bại hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức bằng cách lên tiếng.
Tuệ Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times