Sử dụng ghi chú ‘suy nghĩ TO BE’ để thay đổi cuộc sống trong 3 phút mỗi ngày
Ghi chú của biên tập viên: Quý vị có ước mơ nhưng lại cảm thấy khó thực hiện chúng? Quý vị muốn thay đổi bản thân nhưng lại thấy quá khó khăn? Hai tác giả Motohashi Heisuke và Yukari Inoue thông qua những điều được ghi chép trong cuốn sách đưa ra những phương pháp giúp mọi người có thể tiến hành luyện tập và hiểu về bản thân, giúp tìm ra mục tiêu và thực hiện ước mơ. Hãy dành 3 phút mỗi ngày để suy nghĩ và viết ra những suy nghĩ của nội tâm (thỉnh thoảng quý vị không viết cũng không sao cả). Dần dần quý vị sẽ nhận thấy những lo lắng của mình đang từ từ tan biến, tính cách sẽ trở nên tích cực hơn. Rốt cuộc phương pháp đó là gì?
* * *
Cuốn sổ ghi chép không phải là thứ dùng để trách cứ bản thân. Nó không phải là món đồ để quý vị cảm thấy tự trách và đau khổ, mà nó là một công cụ giúp cuộc sống quý vị ngày càng tốt đẹp hơn. Vậy rốt cuộc chúng ta nên làm như thế nào mới có thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của “suy nghĩ TO DO” (phải làm)?
Câu trả lời rất đơn giản, đó chính là hãy thoát ra khỏi nỗi ám ảnh về việc quản lý lịch trình. Hãy thôi suy nghĩ từ góc độ “phải làm những gì”, mà thay vào đó là suy nghĩ từ góc độ “lý tưởng của bản thân, mục tiêu của bản thân”. Chúng tôi gọi lối suy nghĩ này là “lối suy nghĩ TO BE” (hãy là).
Lối suy nghĩ “TO BE” dựa trên tiêu chuẩn đánh giá “Quý vị có xem trọng cảm xúc và cảm tính của mình hay không?”, chứ không phải là “Các việc cần làm đã được hoàn thành chưa?” Cũng chính là nói, hãy lấy xuất phát điểm từ việc quý vị có trân trọng bản thân mình hay chưa để suy nghĩ.
Suy nghĩ “TO BE” lấy từ lý tưởng và mục tiêu của bản thân để làm xuất phát điểm. Nó là lối suy nghĩ với việc cộng điểm, cũng là lối suy nghĩ cho phép con người có thể đối xử tốt với bản thân. Tính bắt đầu từ con số không, chỉ cần quý vị thực hiện được một việc gì đó khiến bản thân ngày càng hướng tới lý tưởng thì quý vị đã có thể cộng điểm cho mình rồi.
Với lối suy nghĩ “TO DO”, ngay cả khi tám trong số mười việc cần làm đã hoàn thành, cũng sẽ khiến cho con người bất giác chấp vào hai công việc chưa hoàn thành còn lại. Nó có thể khiến quý vị giảm đi sự khẳng định của bản thân và khiến con người dễ sinh ra suy nghĩ phủ nhận năng lực của chính mình.
Nếu quý vị sử dụng lối suy nghĩ “TO BE”, ngay cả khi bản thân chỉ hoàn thành ba việc cần làm, thì có thể sử dụng phương thức cộng điểm để khiến bản thân cảm thấy rằng “Tôi đã hoàn thành được ba việc quan trọng.” Cách suy nghĩ này không những đối xử tử tế với bản thân mình hơn, mà còn dễ dàng gia tăng sự tự tin.
Mặt khác, ngay cả việc liệt kê ra những việc làm, so với tư suy “TO DO” là cần liệt kê ra “những việc cần phải làm”, thì ngược lại tư duy “TO BE” là liệt kê ra “những việc muốn làm”. Trong quá trình liệt kê ra những việc muốn làm ấy, tất nhiên sẽ khiến con người cảm thấy vô cùng phấn khởi. Hơn nữa, cho dù quý vị thực hiện và đạt được nó, thì nó cũng sẽ đem đến cho quý vị những cảm xúc tích cực, phấn khởi y như vậy. Điều này sẽ khiến bản thân dễ dàng cảm nhận được niềm hạnh phúc hơn.
Không chỉ vậy, so với tư duy “TO DO” dùng để đặt ra mục tiêu và thực hiện những hành động để đạt được mục đích, tư duy “TO BE” là những hành động dùng để thực hiện những “lý tưởng và mục tiêu của bản thân”. Nói cách khác, chính là giúp bản thân có thể tiến gần hơn với những hành động được xem là lý tưởng, thiết lập nên “mật mã pure life” (mật mã của cuộc sống thuần khiết). Bằng cách này, mọi người có thể chào đón mỗi ngày với tâm thái tin tưởng vào bản thân, chứ không phải là mỗi ngày đều mang theo tâm thái quản lý bản thân một cách nghiêm khắc.
Đối với con người hiện đại bận rộn và những người làm việc nghiêm túc, chăm chỉ mà nói, điều quan trọng nhất là mọi người cần phải thoát khỏi lối suy nghĩ “TO DO” – lối suy nghĩ khiến quý vị dần giảm đi sự khẳng định bản thân, thay vào đó là lối suy nghĩ “TO BE”.
Những thay đổi mang lại sau khi áp dụng ‘tư duy TO BE’
Một khi lối suy nghĩ “TO BE” được áp dụng, những thay đổi cụ thể nào sẽ xảy ra và theo trình tự như thế nào?
Điều đầu tiên tôi muốn nói với quý vị là: Lối suy nghĩ “TO BE” không phải là phép màu khiến cuộc sống ngày mai bỗng chốc biến thành cuộc sống đầy những bong bóng màu hồng. Tuy nhiên, ngay cả khi không cần phải dốc sức và nỗ lực làm việc, thì quý vị vẫn có thể tạo ra những thay đổi một cách chậm rãi và tự nhiên theo tốc độ của riêng mình.
Nói như vậy, sự thay đổi quá mạnh mẽ đối với chúng ta mà nói không hẳn là một việc tốt. Bởi vì, khi một người dốc hết sức và nỗ lực làm việc để có thể nhanh chóng mang lại những thay đổi cũng có thể sẽ mang đến những gánh nặng rất lớn cho bản thân, và khiến chúng ta ngày càng nghiêm khắc với chính mình hơn.
Vì vậy, chúng tôi hy vọng mọi người có thể thử dựa vào lý luận của cuốn sách “pure life diary”, cũng như lấy “my pure life” đặt làm trọng tâm của lý tưởng và mục tiêu của bản thân. Hãy làm theo ba bước sau đây và dần mang lại những sự thay đổi cho chính mình.
Bước 1: Hiểu bản thân, để my pure life (cuộc sống thuần khiết của bản thân) dần được sáng tỏ
Đầu tiên, hãy đặt tầm nhìn ở bên trong bản thân, để những nguyện vọng sâu thẳm bên trong quý vị và những ý định ban đầu được nổi lên bề mặt.
Bình thường, một người càng nghiêm túc thì càng có xu hướng chú ý đến không khí môi trường xung quanh để bản thân có thể tương tác, phối hợp với mọi người. Nhưng những cảm xúc thuở ban đầu sẽ ngày càng trở nên khô khan. Nếu quý vị suy nghĩ về ước mơ và mục tiêu của bản thân trong tình huống như vậy, rất có thể quý vị đang vô ý thiết lập ước mơ và mục tiêu của mình thành “điều mà mọi người đang hướng tới”, “điều mà con người thường ngày mong muốn”.
Có lẽ sẽ có một số người cho dù đã cố gắng suy nghĩ, nhưng đầu óc vẫn trống rỗng. Vì thế, bước đầu tiên cần làm chính là muốn mọi người thành thật đối diện với trái tim mình, khám phá ra dáng vẻ mà bản thân thật sự muốn duy trì và hình mẫu mà quý vị thật sự muốn trở thành.
Phương pháp cụ thể:
- Vào cuối ngày, hãy viết ra những tâm trạng vào ngày hôm đó và hãy suy ngẫm cẩn thận về chúng.
- Tiến hành luyện tập các bài tập giá trị quan, diễn đạt những sự việc mà bản thân muốn trân trọng thành lời nói.
- Khi quý vị cảm thấy hụt hẫng, hãy thực hiện các bài tập cảm xúc để điều chỉnh lại tâm trạng.
Bước 2: Chấp nhận bản thân, phác họa kế hoạch chi tiết cho ‘my pure life’
Sau khi hiểu về tâm trạng bản thân, bước tiếp theo là làm chủ “điểm mạnh” và nâng cao năng lực bản thân, cũng chính là “sức mạnh mong muốn làm điều gì đó”. Bằng cách này, quý vị hoàn toàn có thể chấp nhận các giá trị quan của mình và các dự định ban đầu, đồng thời phác họa ra kế hoạch chi tiết cho lý tưởng và mục tiêu của bản thân.
Đồng thời, để có thể đưa bản thân tiến gần hơn với cuộc sống thuần khiết (pure life), quý vị cũng cần phải đưa ra quyết định “những điều phải buông bỏ” để tâm trí thoáng đạt hơn.
Phương pháp cụ thể:
- Phát triển “sức mạnh muốn làm việc nào đó” thông qua các bài tập giúp hiểu rõ về điểm mạnh của bản thân.
- Phác thảo kế hoạch chi tiết về lý tưởng và mục tiêu của bản thân theo các lĩnh vực khác nhau.
- Thông qua bài tập luyện tập buông bỏ, hãy quyết định những việc không cần phải làm.
Bước 3: Xuất hiện những thay đổi một cách tự nhiên, mỗi ngày quý vị đều sẽ nhận thấy cuộc sống thuần khiết (my pure life)
Cuối cùng, để thực hiện my pure life, quý vị cần phải đưa ra quyết định về những tiêu điểm chính yếu mỗi ngày, chúng ta gọi đó là mật mã pure life. Việc thiết lập mật mã pure life sẽ khiến bản thân tập trung một cách có chủ ý hơn về những sự việc thật sự quan trọng, từ đó cải biến phương thức sử dụng thời gian. Bản thân cũng sẽ xuất hiện sự chuyển biến một cách tự nhiên.
Chỉ mất ba phút mỗi ngày, quý vị hãy dành chút thời gian cho bản thân và thực hiện mật mã pure life!
Phương pháp cụ thể:
Motohashi Heisuke, Yukari Inoue thực hiện
Lãnh Vọng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ