Sinh mệnh con người có thể kéo dài bao lâu?
Sức khỏe và tuổi thọ là điều mà con người hằng mong muốn. Tuy nhiên với trình độ y học phát triển như hiện nay, tuổi thọ trung bình của con người cũng chỉ có thể duy trì trong khoảng 75 tuổi. Ngày nay ở khắp các quốc gia trên thế giới đều có những người sống thọ đến 100 tuổi, nhưng cũng rất hiếm.
Nếu một người có thể sống đến 300 hoặc 400 tuổi, đó chắc chắn sẽ là một kỳ tích đáng kinh ngạc đối với con người ngày nay. Tuy vậy, trong cả lịch sử phương Đông và phương Tây, quả thực đã xuất hiện rất nhiều người trường thọé.
Những cụ già 300 tuổi thời nước Nga cổ đại
Theo báo chí Nga, nước Nga cổ đại vào thế kỉ thứ 17 có những người sống thọ đến 300 tuổi mà vẫn duy trì được trạng thái sức khỏe hết sức hoàn hảo. Đây chắc chắn là một điều khiến mọi người phải ngưỡng mộ.
Những cụ già người Nga với tuổi thọ 300 tuổi không sống trong các thị trấn hay làng mạc, mà họ sống nơi núi sâu rừng già tĩnh mịch. Họ không thường xuyên ra khỏi nơi ở của mình, và người từ bên ngoài sẽ tìm đến họ để hỏi về đạo dưỡng sinh hoặc tìm kiếm sự trợ giúp về tinh thần.
Cách ăn uống của họ cũng rất đơn giản, họ thường dùng nhiều loại quả mọng, rau, ngũ cốc và các loại thực vật có thể ăn được. Họ cũng dùng thảo dược để sắc thuốc trị bệnh. các cụ già này sống một cuộc sống ẩn cư tịnh mịch nhưng vẫn hòa hợp với thế giới bên ngoài, đời sống của họ có sự tương đồng với những bậc ẩn sĩ thời Trung Quốc cổ đại.
Vì đã sống qua hàng mấy thế kỉ, nên họ có thể nhớ được rất nhiều các sự việc đã từng xảy ra tại nước Nga cổ đại, cũng từng là nhân chứng của rất nhiều sự kiện trọng đại. Các cụ giống như một “thư viện sống”, cung cấp cho mọi người những kiến thức cũng như những tín ngưỡng cổ xưa được lưu truyền lại.
Các cụ sống một cuộc sống không tranh giành với thế tục. Trong suốt thời gian dài đằng đẵng, tuổi già và bệnh tật không uy hiếp được các cụ. Nhưng điều bất hạnh vẫn ập đến với họ. Khi Peter I quay trở về từ nước Đức, ông ta đã ra một sắc lệnh: diệt trừ những cụ già 300 tuổi này.
Sắc lệnh này được lưu giữ trong Thư viện Quốc gia Nga (bản chép tay). Trong lịch sử nước Nga, Peter I đã thành tựu một sự nghiệp phi phàm bất diệt và được thế hệ sau tôn vinh là một vị vua vĩ đại. Nhưng riêng sự việc này đã để lại cho hậu nhân những ẩn đố không thể lý giải. Do đó, rất nhiều tranh cãi đã nổ ra trong giới học thuật. Một số học giả đã đưa ra những đánh giá về sự thay đổi của Peter trước và sau khi ông rời khỏi đất nước về phương diện ngôn ngữ, ngoại hình, trạng thái tinh thần… Họ cho rằng Peter sau khi từ Đức trở về chỉ là kẻ thế thân. Bởi vì ông ta hoàn toàn không thông thạo tiếng Nga, và ngoại hình cũng khác xa so với Peter I thực sự. Do đó, giới học thuật đã đặt ra nghi vấn rằng kẻ chủ mưu của sắc lệnh xóa sổ những cụ già 300 tuổi chính là kẻ thế thân kia, chứ không phải là Peter I .
Sắc lệnh xóa sổ những người già 300 tuổi kia chính là một bi kịch lịch sử. Thảm kịch đáng tiếc này, mặt khác đã phản ánh một sự thật rằng: ở nước Nga cổ đại vào thế kỉ thứ 17, tuổi thọ của con người có thể đạt đến 300 tuổi.
“Tiểu Bành Tổ” Trần Tuấn
Trong lịch sử Trung Quốc có một trường hợp kỷ lục trường thọ mà cho đến tận hôm nay vẫn chưa ai có thể phá vỡ. Theo “Vĩnh Thái Huyện Chí” quyển thứ 12, vào năm Càn Long thứ 13 triều đại nhà Thanh có ghi chép lại rằng: Trần Tuấn, tự là Khắc Minh, sinh vào năm Trung Hòa thứ nhất thời Đường Hi Tông (tức năm 881, năm Tân Sửu), mất năm Thái Định thứ nhất triều Nguyên (tức năm 1324, năm Giáp Tý), sống thọ 443 tuổi.
Trần Tuấn hành y khắp nơi, một năm nọ ông đến huyện Vĩnh Thái, trông thấy thôn Thang Tuyền (nay là thôn Thang Trình, làng Ngô Đồng, huyện Vĩnh Thái) sơn thanh thuỷ tú, có rất nhiều suối nước nóng, do đó bèn lưu lại nơi này. Trần Tuấn bình sinh thích làm việc thiện, nên rất được dân làng tôn kính. Khi ông đã hơn 400 tuổi thì cũng đã bước vào những năm cuối đời. Vì tuổi tác đã cao, nên ông không cách nào tự lực cánh sinh được nữa. “Huyện Chí” viết ông “đời sau không có con cháu, dân làng thay phiên nhau cung dưỡng”, vì Trần Tuấn không có con cái, nên dân làng thay phiên nhau phụng dưỡng ông.
Sau khi Trần Tuấn qua đời, sự tích về ông được ghi lại trên những tấm mộc bài, hài cốt của ông được đắp thành tượng, đặt trong miếu Thang Tuyền. Trong truyền thuyết thần thoại dân gian Trung Quốc, Bành Tổ sống hơn 800 năm. Trần Tuấn thọ 443 tuổi, nên được người đời sau gọi là “Tiểu Bành Tổ”.
Cao tăng Huệ Chiêu trường thọ
Vào thời nhà Tuỳ và nhà Đường có một vị cao tăng nổi tiếng tên gọi là Huệ Chiêu. Theo quyển 18 “Tống cao tăng truyện” ghi chép lại rằng, Cao tăng Huệ Chiêu tự thuật rằng ông sinh vào tháng 5, mùa hạ năm Phổ Thông thứ 7 dưới thời Lương Võ Đế (năm 526), ông là cháu đời thứ 4 của Tống Hiếu Văn Đế. Ông họ Lưu, tằng tổ của ông là Bà Dương Vương Lưu Hưu Nghiệp, tổ phụ là Lưu Sĩ Hoằng, trong sử sách đều có ghi chép tỉ mỉ. Năm 30 tuổi, Huệ Chiêu làm quan dưới triều đại nhà Trần.
Khi Trần Tuyên Đế còn tại vị, ông chỉ là một vị quan nhỏ không tên tuổi. Ngày thường ông chỉ kết giao với Thẩm Ngạn Văn, cả hai đều là môn hạ dưới trướng của Trường Sa Vương Trần Thúc Kiên.
Bởi vì cả Trường Sa Vương và Thuỷ Hưng Vương Trần Thúc Lăng đều tự mình chiêu mời binh khách, cậy quyền cậy thế, tranh đấu lẫn nhau. Không lâu sau, Thuỷ Hưng Vương bị xử tử vì tội mưu phản, Huệ Chiêu lo lắng bản thân sẽ bị liên luỵ, bèn cùng với Thẩm Ngạn Văn bãi quan hồi hương. từ đó ông mai danh ẩn tích, sống nơi thung lũng rừng rậm, đói thì đi lượm dẻ ăn qua ngày, khát thì uống nước lấy từ khe suối.
Sau khi Thẩm Ngạn Văn qua đời, Huệ Chiêu bèn xuống tóc xuất gia. Trải qua hàng trăm năm, ông đã tận mắt chứng kiến sự diệt vong của nhà Trần dưới tay nhà Tuỳ, cũng như thời kỳ hưng thịnh của Đại Đường.
Khi ông đã trăm tuổi, “tuy thân thể đã già cỗi, nhưng thể trạng vẫn tốt, một ngày đi cả trăm dặm đường”. Cũng có thể vì ông tu hành quanh năm, tinh lực nhờ vậy mà không hề hao tổn, thậm chí một ngày có thể đi cả trăm dặm.
Năm Nguyên Hoà thứ 10 thời Hoàng đế Đường Hiến Tông (năm 816), ông đột nhiên rời đi. Năm đó ông đã 290 tuổi, về sau ông sống thêm bao nhiêu năm nữa thì không ai có thể biết được, bởi không có tài liệu nào ghi chép lại.
Có không ít ví dụ về những trường hợp sống trường thọ như trên. Chẳng hạn như vị thầy thuốc sống dưới thời Tam Quốc là Ngô Phổ sống thọ đến 200 tuổi, ông còn viết một bộ “Ngô Phổ bản thảo”. Vào cuối triều Minh, đầu triều Thanh, thầy thuốc Trung y Khánh Viễn sống thọ 256 tuổi. Nước Anh có người sống 207 tuổi. Nước Nhật lại có người sống thọ 242 tuổi.
Từ những số liệu này có thể thấy được rằng, những người trường thọ này đều có chung một đặc điểm: Nội tâm an tĩnh. Hoặc là họ duy trì một cuộc sống ít ham muốn, không màng danh lợi, nội tâm bình hòa yên tĩnh, khiến tuổi thọ của họ có thể kéo dài hằng trăm năm. Cho dù là xuất gia tu hành hay thân tại thế tục, chỉ cần có phương pháp dưỡng sinh thích hợp thì việc sống thọ đến mấy trăm năm cũng không phải là chuyện hoang đường.
Vương Du Duyệt biên tập
Lê Oanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ