Sân vườn ‘Khổng Tử: Kiến trúc, Triết học và Cuộc sống tươi đẹp ở Trung Hoa’
Sân trong vừa là tâm điểm của văn hóa Trung Quốc vừa dẫn hướng đến đạo Trung Dung
Sân trong là một điều gì đó mà chúng ta coi là lẽ thường. Mặc dù thực tế, đó là một nơi để thư giãn, cảm nhận sự thanh bình hoặc tụ họp, nhưng chúng ta có thể đã không biết rằng sân trong đã đi sâu vào dấu ấn lịch sử như thế nào, cụ thể là lịch sử Trung Hoa. Giáo sư và Trưởng khoa tại Trường Thiết kế của Đại học Giao thông Thượng Hải, kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Hân đã viết một cuốn sách đầy đủ về chủ đề sân vườn Trung Hoa, những gì nơi đây đại diện cho nền văn minh Trung Hoa cổ xưa và có thể mang lại cho những ai đang tìm kiếm cảm giác hài hòa với thế giới hiện đại.
Không nghi ngờ gì nữa, cuốn sách “Sân vườn ‘Khổng Tử’: Kiến trúc, Triết học và Cuộc sống tươi đẹp ở Trung Hoa” là một tác phẩm học thuật, chuyển tải một nội hàm lịch sử Trung Quốc phong phú có từ hàng nghìn năm trước. Tuy nhiên, đây cũng là một cuốn sách giải thích cách sử dụng và ý nghĩa của sân vườn thông qua những câu chuyện cổ xưa và lâu đời.
Sân trong dẫn đến đạo Trung Dung
Khổng Tử cũng giống như bất kỳ người thầy hay triết gia vĩ đại nào, đã cố gắng hướng mọi người ở mọi lứa tuổi tới triết lý Trung Dung — một cuộc sống trung hòa hơn là xa xỉ. Sân trong trở thành chìa khóa quan trọng trong việc tìm kiếm triết lý Trung Dung. Thông qua những tục ngữ, câu chuyện, và những sơ đồ của sân vườn, KTS Nguyễn Hân đã cho thấy cách sân vườn được sử dụng để đạt đến sự cân bằng và yên bình như thế nào (ngay cả khi chỉ là thoáng qua) bằng cách tách mình ra khỏi sự hối hả của thế giới, thậm chí là khi ở trong lòng khu chợ của thành phố (được thể hiện ở một trong những ví dụ của ông.)
KTS Nguyễn Hân làm cho khái niệm về sân có thể dễ dàng tiếp cận được, không chỉ về ý nghĩa văn tự mà còn theo nghĩa đen. Tác giả chứng minh rằng sân vườn Trung Hoa đã là điểm nhấn ấn tượng trong nền văn minh Trung Quốc đối với bất kể giai tầng xã hội nào. Sân trong thay đổi từ công phu đến bình dị xuyên suốt lịch sử Trung Quốc, như được thấy qua một số sơ đồ trong cuốn sách.
Sân trong như một lối thoát khỏi chủ nghĩa duy vật
KTS Nguyễn Hân đã làm sáng tỏ rằng những vấn đề nảy sinh của xã hội là kết quả từ chủ nghĩa duy vật hiện đại. Sáng tạo sân trong như một nơi để trốn tránh, thoát ly, hoặc dỡ bỏ hoàn toàn, tâm lý vật chất của thế giới đương đại là một trong nhiều bài học quan trọng của cuốn sách. Độc giả bị lôi cuốn vào ý tưởng tạo ra sân vườn của riêng họ: một không gian để sống chậm lại và suy ngẫm; một điều gì đó để xoa dịu sự căng thẳng của cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ mà chúng ta tìm thấy mình trong đó; một nơi mà chúng ta xây dựng cho chính mình, đòi hỏi tình yêu, sự chăm sóc và lao động.
Dường như đó là một trong những mục tiêu của tác giả: kéo mọi lứa tuổi độc giả trở về với sân vườn và hướng đến triết lý Trung Dung. Độc giả sẽ không bị lạc lối trong việc khám phá nội hàm của sân vườn cũng như ý nghĩa đương đại của nó.
“Sân vườn của Khổng Tử” nên được đọc chậm rãi và chăm chú, giống như cách mà người ta hướng tới một sân trong. Có rất nhiều lịch sử Trung Quốc mà hầu hết độc giả sẽ rất lạ lẫm, và có thể khó theo kịp một số nhân vật lịch sử quan trọng được thảo luận xuyên suốt trong sách. Nhưng khi nhắc đến nền văn minh có bề dày hàng nghìn năm, thì vấn đề đó là lẽ đương nhiên.
Đây là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho những ai quan tâm đến nền văn minh, kiến trúc Trung Quốc cổ đại và cách sân vườn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Độc giả thậm chí có thể cảm thấy bị cuốn hút, muốn tự mình tái tạo lại một sân vườn cổ đại như thế.
Sân vườn ‘Khổng Tử’: Kiến trúc, Triết học và Cuộc sống tươi đẹp ở Trung Hoa ‘
Tác giả: KTS Nguyễn Hân
Nghệ thuật thị giác Bloomsbury, ngày 18/11/2021
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times