Rủi ro gia tăng trong lĩnh vực ngân hàng Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc đang bị tổn thương. Một cách chính thức, GDP của Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ 5.5% trong nửa đầu năm 2023. Về mặt không chính thức, có vẻ tình hình ảm đạm hơn nhiều. Tuy nhiên, một đợt suy thoái kinh tế nhẹ là có thể kiểm soát được đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) — nhưng chính những rủi ro tài chính mới là vấn đề khiến nhà cầm quyền này lo lắng.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Trung Quốc đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng lượng vốn lớn được tài trợ thông qua nợ. Các lãnh đạo tỉnh đã vay nợ để tài trợ cho chi tiêu cơ sở hạ tầng. Các gia đình vay mượn nhiều hơn để mua thêm nhà. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để tài trợ cho các kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, năm 2008, nợ của chính quyền nói chung so với GDP ở mức rất nhỏ là 27%. Tuy nhiên, đến năm 2022, chỉ số đó đã tăng lên 72% và không bao gồm những số lượng lớn nợ không chính thức gắn liền với các phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương. Tính theo nhiều tài khoản, nợ trên GDP của Trung Quốc hiện đã vượt quá 300% GDP. Các gia đình Trung Quốc trở thành một số trong những người mắc nợ nhiều nhất trên thế giới nếu so với thu nhập.
Với sự bùng nổ đô thị hóa địa ốc đang chậm lại nhanh chóng, mức nợ này đang gây áp lực rất lớn lên tất cả mọi người. Chính quyền địa phương, trong một số trường hợp, có thể nhận được hơn 50% doanh thu từ việc bán đất cho các nhà phát triển, đối diện với sự sụt giảm doanh thu. Các nhà phát triển đứng trên bờ vực phá sản với một lượng lớn nhà không bán được. Người tiêu dùng mắc nợ thì không muốn mua thêm nhà với hy vọng giá tăng. Vấn đề căn bản trở thành toàn bộ khối nợ liên quan đến sự quá đà này.
Về mặt chính thức, tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc đang ở mức đáng nể là 1.6%, chiếm dưới 3 ngàn tỷ nhân dân tệ (còn gọi là RMB). Tuy nhiên, những con số này có vẻ đáng ngờ kể cả trước câu hỏi nhẹ nhàng. Một ví dụ đơn giản, chỉ riêng khoản nợ của các nhà phát triển địa ốc đã phá sản Evergrande và Country Garden lại cũng xấp xỉ bằng giá trị nợ xấu chính thức của Trung Quốc. Trong khi cả hai nhà phát triển này đều còn có những chủ nợ phi ngân hàng thông qua các trái chủ, các căn nhà đã bán trước, và các nhà cung cấp, sự đối chiếu này đưa ra một hình dung về phạm vi của vấn đề và việc dữ liệu không phản ánh được rủi ro tài chính như thế nào.
Các ngân hàng Trung Quốc và các tổ chức tài chính phi ngân hàng ngày càng tỏ ra ọp ẹp. Về chính thức, các ngân hàng vừa và nhỏ có mức vốn vô cùng thấp, thậm chí các ngân hàng lớn hơn cũng áp đặt giới hạn rút tiền mặt. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng, được gọi là các công ty sản phẩm quản lý tài sản, đang phải đối diện với áp lực đáng kể, trong đó có việc phải ngừng trả tiền của khách hàng.
Việc nợ tăng nhanh trong 10–15 năm qua do các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh khuyến khích đã hạn chế các lựa chọn. Khi đối diện với tình trạng suy thoái chưa được công bố chính thức, Bắc Kinh chỉ đơn giản là tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng công cộng và cho vay tài sản cố định. Kể cả hiện nay, tổng mức tăng trưởng cho vay vẫn vượt xa gấp đôi mức tăng trưởng GDP danh nghĩa. Những lời kêu gọi tiếp tục tăng chi tiêu đi ngược lại với thực tế là các ngân hàng Trung Quốc hoàn toàn thiếu vốn cần thiết để tăng cho vay thêm bất kỳ số lượng đáng kể nào. Một nghiên cứu gần đây của S&P cho thấy ngay cả khi sử dụng dữ liệu chính thức, thì các ngân hàng Trung Quốc vẫn phải đối diện với tình trạng thiếu vốn là hơn 500 tỷ USD cần thiết để đáp ứng các quy định ngân hàng vào năm 2025. Ngay cả Trung Quốc cuối cùng cũng phải đối diện với thực tế là các ngân hàng cần sự hoàn trả để cho vay nhiều hơn.
Thực tế phũ phàng là việc cho vay thêm không những không có tác dụng mấy trong việc kích thích tăng trưởng, mà Trung Quốc cũng sẽ còn thiếu năng lực tài chính để thực hiện bất kỳ động lực thúc đẩy đáng kể nào. Hơn nữa, vẫn chưa rõ việc cho vay thêm này sẽ đạt được những gì. Nhà ở bị dư thừa nguồn cung cấp, và tình trạng dư cung cấp là một vấn đề lớn ở khắp các ngành công nghiệp và dự án cơ sở hạ tầng. Hiện vẫn chưa rõ liệu kích thích chi tiêu sẽ giải quyết được hay làm trầm trọng thêm vấn đề gây ra giảm phát.
Không có loại tiền tệ mạnh vượt qua được các biện pháp kiểm soát vốn đã chặt chẽ rồi, thì Trung Quốc không thể trông cậy vào những dòng vốn tài chính lớn để ổn định tài chính trong nước. Đầu tư ngoại quốc không chỉ giảm mà các chỉ số lớn cần thiết ở Trung Quốc cũng làm giảm [sự thu hút] các dòng vốn vào. Với lĩnh vực dịch vụ tài chính trị giá gần 50 ngàn tỷ USD, một mức thặng dư thương mại hàng năm thậm chí đạt mức kỷ lục 877 tỷ USD của năm ngoái vẫn không đạt tới số tiền cần thiết để giúp kích thích nền kinh tế hoặc ổn định được các ngân hàng.
Vậy Trung Quốc có thể làm gì? Những rủi ro lớn nhất đối với Trung Quốc là sự mong manh của hệ thống tài chính, và vấn đề là không có giải pháp tốt ở đây. Nếu Bắc Kinh cắt giảm cho vay đối với các ngành công nghiệp bị phá sản, thì hành động này sẽ tạo điều kiện cho sự sụp đổ của các lĩnh vực quan trọng vốn thúc đẩy tâm lý công chúng, như địa ốc và doanh nghiệp nhà nước. Việc nhận ra cơn lũ nợ xấu sẽ đòi hỏi một kế hoạch phức tạp để tái cấu trúc lĩnh vực ngân hàng Trung Quốc và ghi giảm giá trị các khoản cho vay của họ. Cho đến nay, dường như vẫn chưa có ý chí chính trị để giải quyết các vấn đề cấu trúc sâu xa trong lĩnh vực ngân hàng, khiến cho vấn đề chỉ trở nên tệ hại hơn.
Nếu họ nghiêng về [giải quyết các vấn đề cấu trúc], thì họ phải công nhận nỗi đau đáng kể cần thiết để ngăn được vấn đề trở nên tồi tệ. Việc này sẽ đòi hỏi một tổng lượng vốn hết sức lớn để tái cấu trúc khu vực ngân hàng và xóa bỏ một lượng lớn các khoản vay. Lựa chọn này sẽ đòi hỏi việc định giá lại một lượng lớn tài sản, chẳng hạn như địa ốc, để định giá theo sự phản ánh nhiều hơn các nguyên tắc cơ bản của dòng tiền mặt.
Hoa Mai biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times