Phỏng vấn độc quyền chuyên gia về virus: Năm mới hy vọng người dân Hoa lục sẽ tìm ra phương pháp tốt để nâng cao khả năng miễn dịch
Dịch bệnh vẫn hoành hành ở Hoa lục trong dịp Tết Nguyên Đán. Khu Tây Thành ở Bắc Kinh đã công bố 16 điểm chích ngừa vaccine COVID-19 trong năm mới. Vaccine Sinovac hiện đã ngừng sản xuất vẫn nằm trong danh sách chích ngừa khiến thế giới chú ý.
Chuyên gia về virus Đổng Vũ Hồng (Dong Yuhong) nói rằng các loại vaccine bất hoạt như vaccine Sinovac tiềm ẩn rủi ro về độ an toàn rất lớn. Bà cho rằng, chích ngừa không hẳn là một biện pháp tốt, đồng thời kiến nghị mọi người có thể thử và học hỏi thêm các phương pháp có lợi cho sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch, ngoài các phương pháp thông thường.
“Vấn đề lớn nhất của vaccine bất hoạt là chất lượng an toàn”
Hôm 06/02, trước thềm kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở Hoa lục, “tài khoản WeChat công khai Healthy XiCheng” ở khu Tây Thành, Bắc Kinh, phát thông báo rằng, để đáp ứng nhu cầu chích ngừa Covid-19 của người dân, “hiện công bố lịch sắp xếp chích ngừa COVID-19 trong mùa xuân (Tết Nguyên Đán) năm 2024.”
16 địa điểm chích ngừa tại khu Tây Thành, Bắc Kinh đã được công bố, bao gồm Trung tâm Dịch vụ Y tế Sở Y tế xã khu phố Tây Trường An, xã khu Đắc Thắng, xã khu Tân Nhai Khẩu, xã khu phố Kim Dung, xã khu Thiên Kiều, Triển Lãm Lộ, v.v. Có ba nơi được lên lịch chích ngừa ngay cả vào ngày mùng Một Tết Nguyên đán, bao gồm xã khu Bạch Chỉ Phường, xã khu Triển Lãm Lộ, và xã khu Thập Sát Hải.
Các loại vaccine được dùng để chích ngừa là Sinovac Zhongwei, Beijing Sinovac, Shenzhou SiJia, Chengdu WestVac (có chứa thành phần kháng nguyên biến thể XBB), v.v.
Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng, chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm tại châu Âu, đồng thời là nhà khoa học hàng đầu của một công ty công nghệ sinh học, cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times rằng vaccine Sinovac là một loại vaccine bất hoạt. Vấn đề lớn nhất của vaccine bất hoạt là chất lượng an toàn. Ngoài ra, chúng ta đều biết vaccine được sản xuất để mô phỏng virus, các thành phần do vaccine mang tới thực chất là một số thành phần chính của virus.
Bà Đổng nói: “Trong tình huống này, vaccine bất hoạt tiềm ẩn rủi ro về độ an toàn lớn hơn cho con người, tức là nó có thể đưa virus chưa được bất hoạt hoàn toàn vào cơ thể. Vì vậy, hai vấn đề lớn của vaccine bất hoạt là vaccine có lộ trình kĩ thuật khác biệt và rủi ro về độ an toàn nghiêm trọng hơn.”
Vì vậy, bà Đổng nhấn mạnh, không kiến nghị mọi người chích loại vaccine bất hoạt tương tự như vaccine Sinovac. “Đặc biệt, COVID-19 là một loại virus biến đổi rất nhanh, lộ trình vaccine hoàn toàn không thể theo kịp sự đột biến của virus.”
Trong ba năm dịch bệnh, vaccine Sinovac là sản phẩm vaccine ngừa COVID-19 được sử dụng rộng rãi nhất ở Hoa lục. Thậm chí loại vaccine này còn được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng như một biện pháp ngoại giao vaccine để trợ giúp các nước khác phòng chống dịch bệnh, nhưng khả năng bảo vệ của nó thường bị thế giới nghi ngờ.
Cách đây không lâu, Công ty Công nghệ sinh học Sinovac Zhongwei Bắc Kinh đã thông báo tạm dừng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 dựa trên công nghệ bất hoạt (hoạt tính suy yếu). Trước đó, tờ ‘Tin tức kinh tế mỗi ngày’ loan tin rằng chuyên gia virus Trung Quốc Thường Vinh Sơn (Chang Rongshan) không còn khuyến nghị sử dụng vaccine bất hoạt. Ông Thường cho biết, tính kháng nguyên của các vaccine lưu hành hiện nay đã thay đổi rất nhiều, “tốt nhất nên sử dụng vaccine mRNA và vaccine protein tái tổ hợp.”
“Dựa vào khả năng tự miễn dịch bẩm sinh tốt hơn là dựa vào vaccine”
Bà Đổng Vũ Hồng cho rằng, việc dựa vào vaccine không tốt bằng việc dựa vào khả năng miễn dịch bẩm sinh của cơ thể chúng ta. “Nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân, khôi phục chức năng của hệ thống miễn dịch thông minh và linh hoạt của chúng ta, làm cho nó trở nên mạnh mẽ. Làm được như vậy thì không cần lo lắng về các biến thể của virus nữa.”
Bà cũng cảnh báo không nên quá tin tưởng vào khoa học và sự phát triển của công nghệ, chúng không hoàn toàn bảo vệ được con người. “Một số công nghệ gây hại cho con người nhiều hơn là mang lại lợi ích, vì vậy mọi người cần hiểu rõ điều này.”
“Nguyên nhân và hai kết quả của nốt phổi”
Rất nhiều người ở Trung Quốc đã công khai trên mạng Internet rằng đa số những người được chích vaccine tại đơn vị khi khám sức khỏe đều thấy xuất hiện nốt phổi. Một người trong cuộc ở Cát Lâm gần đây cũng tiết lộ với ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times rằng, khi so sánh dữ liệu khám sức khỏe của đơn vị trước và sau dịch bệnh, họ phát hiện có đến 95% số người đã xuất hiện nốt phổi kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Ông Khang Minh Cường (Kang Mingqiang), Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Lồng ngực số 2 tại Bệnh viện Hiệp Hòa thuộc Đại học Y Phúc Kiến, cũng công khai tiết lộ rằng, do tính chất đặc thù của COVID-19 và mối quan tâm của công chúng đối với sức khỏe, nên có khoảng 1/4 bệnh nhân cho biết các nốt phổi được phát hiện lần đầu tiên khi chụp CT ngực trong thời kỳ “dương” hoặc sau thời kỳ “dương khang” (từ dương tính chuyển sang âm tính).
Bà Đổng Vũ Hồng cho biết các tế bào miễn dịch của cơ thể không chỉ có thể tiêu diệt virus mà còn có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Khi virus làm hỏng chức năng của tế bào miễn dịch, chúng cũng sẽ làm nhiễu loạn hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch của chính cơ thể, từ đó có khả năng xuất hiện những nốt sần này. Những nốt sần không rõ nguyên nhân, có thể là tình trạng viêm mãn tính, thậm chí có khả năng dẫn đến ung thư.
Bà Đổng phân tích, nốt phổi thông thường có hai dạng. Một loại là lành tính, chẳng hạn như viêm nhiễm hoặc một số bệnh do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch gây ra. Một loại là ác tính. Những khối u ác tính có thể biến thành những nốt sần khá lớn. Cả hai loại này đều là dấu hiệu của bệnh lý cơ thể, đặc biệt là ung thư và các nốt sần ung tính.
Bác sĩ Đổng Vũ Hồng cũng nói rằng tác động đằng sau việc này rất phức tạp, nhưng nói chung “nó có hại cho cơ thể chúng ta, vì vậy đừng chiêu mời tác hại này. Nên tìm hiểu thêm và tìm các phương pháp bảo vệ bản thân, nâng cao sức khỏe chính mình. Chúng ta nói rằng nên tránh hại cầu lợi mà.”
Bác sĩ Tôn Hoành Đào (Sun Hongtao), Phó giáo sư, Phó chủ nhiệm Khoa phẫu thuật tim mạch tại Bệnh viện Tim mạch Phụ Ngoại, đã tiết lộ trên tài khoản Weibo của mình về tiến trình nghiên cứu và phát hiện mới nhất liên quan đến COVID-19: “Sau khi COVID-19 lây nhiễm vào cơ thể sẽ phân ly ra rất nhiều mảnh virus (mảnh vụn), và chúng có thể tổ hợp lại thành phức hợp ‘thây ma’ (XenoAMP-dsDNA). Những phức hợp ‘thây ma’ này có thể dẫn đến và liên tục sinh ra các phản ứng miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị nhiễm bệnh. Hiện tượng này chưa từng xuất hiện ở bệnh cúm hay các bệnh nhiễm virus đường hô hấp khác.”
“COVID-19 vẫn đang lây lan ở Hoa lục”
Hôm 24/01, Cô Nhậm Vinh Vinh (Ren Rongrong), một bà mẹ hai con nổi tiếng trên mạng internet ở Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc, đã qua đời ở tuổi 38. Cô Nhậm bị cảm trong năm ngày và không đến bệnh viện chẩn trị.
Anh Chu Tường Dương (Zhu Xiangyang), bác sĩ gây mê nổi tiếng trên mạng Internet, giáo viên hướng dẫn nghiên cứu sinh và sau tiến sĩ, đồng thời là bác sĩ chủ nhiệm Khoa Gây mê Bệnh viện thuộc Đại học Nam Thông, đã bị sốt cao và chỉ nghỉ ngơi ba ngày trước khi trở lại làm việc. Anh bị viêm cơ tim và nhồi máu cơ tim do làm việc quá sức. Sáng sớm ngày 12/01, anh Chu đã qua đời khi mới 46 tuổi.
Tài khoản ‘Tài đức kiêm bị thủy y sinh’ của một bác sĩ chủ trị khoa Nội tổng hợp được xác thực đang làm việc ở Hoa lục cho biết trong một video phát hôm 03/02 rằng số ca mắc bệnh ở Giang Tô đã tăng lên 5,000 ca mỗi ngày. Virus lây lan mạnh mẽ hơn vào mùa đông. Rất nhiều trẻ em không may bị nhiễm bệnh, các bệnh viện nhi đều quá tải và các bậc cha mẹ cũng rất hoảng loạn. Làn sóng COVID-19 thứ tư có thể xuất hiện trong tháng Một.
Người dân ở các địa khu khác nhau ở tỉnh Giang Tô cũng nói với ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times rằng, vẫn còn rất nhiều người nhiễm virus tại địa phương, trong đó có người nhà của họ. Một số người đang ở độ tráng niên hơn 40 tuổi đột ngột qua đời, còn có một trẻ em 12 tuổi qua đời vì sốt cao.
Hôm 07/02, ông Lý Hải Tường (Li Haixiang), một sĩ quan cảnh sát của Sở Cảnh sát Thành Đông, Cục Công an thành phố Hải An, tỉnh Giang Tô, sau khi trở về văn phòng đã đột tử trên ghế làm việc.
Bà Đổng Vũ Hồng cho biết, mỗi ngày ở Giang Tô tăng hơn 5,000 ca nhiễm bệnh. Con số này thực sự khiến mọi người kinh ngạc.
“Trung Quốc có nhiều địa phương khác nhau như vậy, tổng cộng có bao nhiêu người nhiễm bệnh trên cả nước? Con số thực sự của dịch bệnh này là bao nhiêu? Rất khó để biết chuyện gì đang diễn ra đằng sau, bởi vì chính sách chống dịch của ĐCSTQ luôn che đậy. Che đậy là trạng thái bình thường của họ. Trong tình huống này, người dân chỉ có thể tự bảo vệ mình, tức là trong tâm chúng ta cần thực sự minh bạch, cần tự mình bảo vệ lấy mình.”
“Làm thế nào để bảo vệ bản thân và nâng cao khả năng miễn dịch?”
Bác sĩ Đổng Vũ Hồng tin rằng việc chích vaccine không phải là cách tốt để bảo vệ bản thân, mà ngược lại sẽ làm tổn hại đến khả năng miễn dịch của cơ thể và khiến chúng ta dễ bị nhiễm trùng hơn.
Vậy làm thế nào để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể? Bà Đổng cho biết, “Phương pháp thông thường là nghỉ ngơi nhiều, tập thể dục phù hợp, ăn nhiều thực phẩm tự nhiên, ít sử dụng thực phẩm không tốt cho sức khỏe, bổ sung vitamin D, tắm nắng nhiều hơn, và hòa mình với thiên nhiên. Đây đều là những phương pháp tốt để nâng cao khả năng miễn dịch.”
Bà Đổng nhấn mạnh: “Sức khỏe của cơ thể con người, bao gồm cả khả năng kháng virus của hệ thống miễn dịch của cơ thể, đều liên quan chặt chẽ đến tư tưởng của con người và cách suy nghĩ vấn đề của chúng ta.”
Bà giải thích thêm rằng, trạng thái tinh thần và ý thức tư tưởng của một người cũng có thể quyết định trạng thái chức năng của các tế bào miễn dịch của chúng ta. Điều này đã được nhiều nhà khoa học chứng minh bằng thực nghiệm khoa học. “Vậy nên trong tình huống này, chúng ta, những người dễ bị nhiễm virus, có khả năng là ở một phương diện nào đó trong suy nghĩ của chúng ta dễ chiêu mời virus đến. Trong trường hợp này, chúng ta cần tìm ra một số nguyên nhân căn bản để giải trừ việc chúng ta nhiễm virus.”
Nguyên nhân căn bản là gì?
Bà nói: “Nghiên cứu khoa học từ lâu đã phát hiện rằng những người tốt bụng không dễ bị nhiễm virus. Các tế bào miễn dịch của họ ở trạng thái kháng virus một cách tự nhiên. Một người trung thực, thẳng thắn với người khác, không nói dối, lừa dối người khác, sẽ ít gây áp lực lên tế bào miễn dịch và cũng ít hormone gây căng thẳng hơn, mà hormone căng thẳng là có hại cho khả năng miễn dịch của con người.”
“Nói cách khác, một người trung thực có tế bào miễn dịch và chức năng miễn dịch mạnh hơn một người luôn nói dối,” Bà Đổng nhấn mạnh.
Bác sĩ Đổng Vũ Hồng từng chỉnh lý một báo cáo nghiên cứu khoa học hồi tháng 08/2022. Báo cáo này tổng kết các trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 có tình trạng bệnh đã thuyên giảm hoặc hồi phục sau khi thành tâm niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo.”
Báo cáo đã xem xét 48 trường hợp không lặp lại từ ngày 01/01 đến ngày 31/05/2020. Trong đó có 12 trường hợp không được chọn do không đủ thông tin và 36 trường hợp đủ tiêu chuẩn. 27 trường hợp lấy từ trang web Minh Huệ Net (minghui.org) và 9 trường hợp chọn từ The Epoch Times. Có 8 trường hợp bệnh nhân tự khai và 28 trường hợp do người thân, bằng hữu của bệnh nhân cung cấp thông tin.
Để biết chi tiết, vui lòng tham khảo: https://www.epochtimes.com/gb/20/6/16/n12190804.htm (Niệm chín chữ chân ngôn – Báo cáo Nghiên cứu về hiệu quả lâm sàng bệnh Viêm phổi Vũ Hán)
Bà Đổng cũng kiến nghị trong cuộc phỏng vấn rằng người dân Hoa lục nên tìm kiếm một số phương pháp cho bản thân: “Chúng ta có thể lắng nghe một số ý kiến của người khác về những phương pháp mà trước đây chúng ta cho là không thể, không tin hoặc cảm thấy không đáng tin. Trong trường hợp này, miễn là nó có chỗ tốt cho cơ thể và có thể bảo vệ bản thân thì chúng ta đều có thể học hỏi từ nó.”