Ôn dịch trong lịch sử: Cầu nguyện trước Thần Phật sẽ có được kỳ tích
Nhìn lại lịch sử, có thể thấy dịch bệnh dường như đã chiến thắng con người chứ không phải con người khuất phục được bệnh dịch. Có rất nhiều câu chuyện tự cổ chí kim cho thấy, cổ nhân thông qua cầu nguyện và sám hối đã được Thần bảo hộ mà vượt qua kiếp nạn.
Vị tăng nhân “đức cao tâm thuần” được Thần bảo hộ
Vào triều Tấn có một người tên là Dịch Quân. Khi còn nhỏ, vì cha mẹ mất sớm nên Dịch Quân được mẹ kế nuôi dưỡng, cậu cũng vô cùng hiếu kính mẹ kế của mình. Dịch Quân cần mẫn cày ruộng, trồng trọt, tận tình chăm sóc mẹ kế cho tới khi bà trăm tuổi qua đời. Đợi tới khi mãn tang, cậu lại xuất gia thành tăng, bái sư phụ Trúc Đàm Ấn làm thầy, lấy pháp danh là Trúc Pháp Khoáng.
Vào một năm nọ, sư phụ Trúc Đàm Ấn ốm nặng trong cơn nguy kịch. Trúc Pháp Khoáng thành kính cầu nguyện Thần Phật suốt bảy ngày bảy đêm, đồng thời sám hối những tội nghiệp đã gây ra trong quá khứ. Đến ngày thứ bảy, ông đột nhiên nhìn thấy ánh sáng ngũ sắc chiếu vào phòng của thầy, cùng lúc đó sư phụ cũng cảm thấy như có ai đang ấn tay vào mình, sau đó cơn đau liền biến mất, thân thể rất nhanh bình phục.
Vào những năm Hưng Ninh cả vùng bùng phát ôn dịch. Trúc Pháp Khoáng với tâm thái thuần tịnh và đức hạnh cao thượng đã thành kính tụng niệm Thần chú, cứu giúp người nhiễm bệnh vượt qua được nguy nan. Thời đó, một số người có khả năng nhìn thấy cảnh tượng ở không gian khác đã kể lại rằng, Trúc Pháp Khoáng dẫu là đang đi, chạy, ở hay nằm thì quanh thân ông đều có các vị Thần bảo hộ.
Trúc Pháp Khoáng lúc ở nhà là một hiếu tử, khi xuất gia là một hiền nhân, đi khắp dân gian lấy thiện tâm đối đãi bách tính. Ông là bậc tu hành đắc Đạo, có được mỹ đức cao thâm. Khi ông chân thành sám hối và cầu nguyện thì được Thần linh hồi ứng, giúp sư phụ ông và bách tính vượt qua khổ nạn.
Một lòng vì người, Thiên thượng ban thuốc cứu muôn dân
Vào những năm Vĩnh Gia triều Tấn cũng có ôn dịch giáng xuống. Một vị tăng nhân tên An Huệkhông đành lòng thấy bách tính chịu khổ, đã liên tục hướng đến Thần Phật mà cầu nguyện, hy vọng sẽ được ban Thần dược để giúp cho bách tính.
Một ngày nọ, khi ông vừa ra khỏi cổng thì bất ngờ nhìn thấy hai hòn đá trông giống như những chiếc bình lớn. Ông thấy kỳ lạ nên lập tức chạy đến xem và phát hiện bên trong có nước. Biết là Thần dược, ông bèn tặng nước ấy cho những người bị nhiễm bệnh, hễ ai uống vào thì rất nhanh liền khỏi bệnh.
Cổ nhân thường nói: “Người đang làm, Trời đang nhìn”. Phải chăng các vị Thần đã vì thiện tâm của tăng nhân mà đã ban tặng nước thiêng?
Chân thành sám hối, Thần ôn dịch mở lối thoát
Cổ nhân thành tâm sám hối đã nhận được ân điển của Thần, những kỳ tích như vậy không chỉ xuất hiện ở phương Đông mà còn ở phương Tây.
Năm xưa, Đế chế La Mã cổ đại vì bức hại các tín đồ Cơ Đốc mà bị Trời trừng phạt. Thiên thượng giáng xuống bốn trận ôn dịch lớn khiến đế quốc hùng mạnh sụp đổ và diệt vong.
Người La Mã lúc ấy đã dùng cạn cả trí tuệ mà vẫn không thể ngăn được ôn dịch hoành hành. Trong lúc tuyệt vọng đến cực độ, họ không thể làm gì ngoài việc chờ cái chết. Nhưng các tín đồ Cơ Đốc không sợ ôn dịch đã dũng cảm bước ra, chiếu cố đến những người bệnh, hiệp trợ việc thu dọn xác chết và chôn cất, đồng thời truyền bá phúc âm. Việc làm chí thành chí thiện của họ dần dần thức tỉnh người dân La Mã.
Sau những thống khổ vì ôn dịch và nỗi đau mất mát, người dân La Mã cũng bắt đầu thức tỉnh, họ công khai khiển trách cuộc bức hại Cơ Đốc giáo. Rất nhiều người La Mã đã bước ra khỏi nhà, và bằng thái độ cung kính, họ mang xương cốt của Thánh đồ Sebastian diễu hành quanh thành phố, đồng thời hướng đến Thần mà sám hối. Kỳ tích xuất hiện, đại ôn dịch biến mất khỏi thành Rome.
Câu chuyện đại ôn dịch thành Rome để lại một khải thị quan trọng: Khi bách tính dũng cảm đối mặt với cường quyền để lên tiếng cho những tín đồ bị bức hại, kiên định đức tin, họ sẽ nhận được sự khoan dung từ Thần Phật. Thiên thượng thu hồi lại lệnh trừng phạt, đại ôn dịch ở La Mã cũng lập tức kết thúc.
Thần hồi ứng lời nguyện, thế nhân thực hiện lời thề
Năm 1633, cái chết đen quét qua châu Âu, xâm nhập vào một ngôi làng của nước Đức, cứ hai nhà lại có một người chết. Dân làng kinh hoàng đã cầu nguyện và phát lời thề rằng, nếu Thượng Đế cứu giúp họ khỏi tai họa diệt vong, cứ sau mười năm họ sẽ tổ chức một lần vở kịch “Jesus chịu nạn” để cảm tạ ân điển của Ngài.
Kể từ đó, cái chết đen không bao giờ trở lại nữa. Để thực hiện lời thề của mình, dân làng đã tổ chức vở kịch “Jesus chịu nạn” vào năm sau đó. Gần 400 năm qua họ đã duy trì truyền thống này cho đến ngày hôm nay.
Thần Phật là đấng từ bi, khi thế nhân có tâm thành kính thì lời cầu nguyện sẽ được đáp ứng. Sự bảo hộ của Thần sẽ giúp con người vượt qua được kiếp nạn.
Tống Bảo Lam
Năng Nhẫn biên dịch