Khi gặp đại nạn, Thần sẽ dùng phương thức nào để trừ họa cứu người?
Huyền Vũ Đại Đế trừ dịch nhương tai nhân gian lưu thần tích.
Vào thời nhà Tống, tín ngưỡng Huyền Vũ rất hưng thịnh, thường khi nhân gian phát sinh những lần bệnh dịch lớn, Huyền Vũ đại đế với tâm từ bi, hiển thánh giáng phúc, bảo hộ trăm họ, dùng thần tích hóa giải bệnh dịch.
Huyền Vũ đại đế, còn được gọi là Bắc Cực Huyền Thiên thượng đế, là một vị đại thần trấn quốc an bang, diệt ma bảo vệ Đạo trong Đạo giáo truyền thống, ông cũng là vị chủ thần của núi Võ Đang, ngọn núi tiên đệ nhất trong thiên hạ. Trong tín ngưỡng của thế nhân, ông đi chân trần, tóc dài, ấn kiếm mà đứng, với hình tượng cao lớn uy nghiêm, ông là một vị chiến thần và thần hộ mệnh nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Ông làm cách nào để giúp đỡ những người tín ngưỡng ông vượt qua quan sinh tử bệnh dịch?
Ngũ cốc từ trên trời rơi xuống
Vào đầu thời Bắc Tống, các châu huyện của hai lộ Hà Bắc bị hạn hán hai năm liền, mùa màng không thu hoạch được, xảy ra nạn quân dân đói và mắc dịch bệnh, nhiều người đã phải rời khỏi quê hương của mình, nhiều người đã chết. Vào tháng Bảy năm đó, những người canh giữ bốn hướng của thành Từ Châu trước sau đều bẩm báo với quan phủ, rằng trên đường có một đoàn thương đội cưỡi lạc đà, ngựa, mang ngô và các loại ngũ cốc khác được bọc trong chiếu, thỉnh cầu mang chúng gửi vào nhà kho của quan phủ.
Quan phủ sai người đi gặp đoàn thương đội, tới cổng thành thì thấy, dưới đất có hai ngàn chiếu ngô, nhưng không thấy chủ nhân đâu. Những người trông coi ngũ cốc cho biết, đoàn thương đội từ Tây Môn tới, dỡ chiếu xuống, đặt nó một cách cẩn thận, sau đó đánh xe rời đi, tiến tới cổng bên phải của Sùng Minh quán; ba đoàn thương nhân còn lại, không ai biết họ đã đi đâu, chỉ nhìn thấy con ngựa bọc giấy màu vàng được quấn quanh một góc chiếu.
Sau đó, tri huyện Trần Dung đưa một vài người đến Sùng Minh quán, hỏi các đạo chúng. Mọi người đều nói, đạo quán hoang phế đã lâu, không có đoàn xe nào vào quán. Trần Dung và những người khác lại hỏi: Đạo quán được thành lập khi nào và có bao nhiêu điện? Các đạo sĩ từng người một trả lời, tất cả nhắc đến trong quán có bốn đại điện, trong đó có Chân Vũ (Huyền Vũ) linh ứng điện, ngoại trừ điện Chân Vũ thường xuyên được sửa chữa, ba điện còn lại đều bị hư hỏng. Vị thần mà Chân Vũ điện thờ cúng chính là Huyền Vũ đại đế.
Trần Dung và những người khác lập tức hiểu ra, hóa ra Huyền Vũ đại đế hiển thánh, đã gửi tới đầy đủ lương thực cho dân chúng. Họ lập tức cho ngô và lúa vào kho lương, tổng cộng là 10,000 hộc (đời Tống tương đương với 5,000 thạch, tức khoảng 400,000kg ngày nay), và mang sự việc thần dị này trình báo lên triều đình. Rất nhanh sau đó, các châu huyện khác ở Hà Bắc cũng trình báo rằng họ nhận được một lô lương thực, tình huống không khác gì ở Từ Châu, còn nói lương thực được vận chuyển từ Từ Châu tới. Thống kê lương thực ở nhiều nơi khác nhau, có tới 150,000 thạch!
Mọi người tin rằng, dân chúng tín ngưỡng Huyền Vũ đại đế, khi tế bái thành kính đốt dâng vật phẩm, nên khi có nạn đói xảy ra, mới có thể được Huyền Vũ đại đế cứu giúp, có được lương thực cứu trợ. Con ngựa giấy là một minh chứng cho việc người dân đốt tế thường ngày. Sau thảm họa, nhiều nơi khác nhau ở Hà Bắc đã trùng tu lại các ngôi đền Huyền Vũ, tổ chức buổi tế lễ long trọng để báo đáp hậu ân của Huyền Vũ đại đế.
Niệm chân kinh có thể xua đuổi loạn thần
Vào năm thứ tư của Thái Bình hưng quốc Tống Thái Tông (979), tiết độ sứ Thạch Quang Tự chuyển đến canh giữ Hồng Châu, nghe nói rằng tà pháp yêu thuật phổ biến ở địa phương, quan phủ nhiều lần cấm không được. Vì vậy, ông đã mời Lăng Cư Mạc, một cao nhân đắc đạo ở núi Hiệp Đạo động La Phù để hỏi thăm tình hình, biết rằng được người dân đều đang thờ cúng “Nam thần.” Lại phái các quan sai truy bắt hơn một trăm người luyện tà thuật, thăng đường thẩm vấn.
Những người luyện tà thuật nói, họ không phải là tự nguyện, chỉ vì các hồ nước ở Giang Nam thông nhau, quanh năm Thương hồn thường “gây nhiệt dịch,” họa hại nhân gian. Những người bị trúng phải đều trở nên thần trí bất minh, phát sốt nóng nảy, thốt ra những lời xấu. Vì vậy, họ chỉ có thể luyện một vài tiểu năng tiểu thuật, làm pháp sự của bàng môn, múa kiếm khạc lửa, để giảm bớt dịch bệnh. Thạch Quang Tự nghe xong, lập tức ra lệnh cho họ giao nộp tất cả dao, gậy, chảo dầu và các đồ dùng khác, tiêu hủy ngay tại chỗ.
Vào tháng bảy năm đó, Thương hồn lại một lần nữa tàn phá Hồng Châu, phóng thích bệnh độc, “người dân mắc chứng cuồng nhiệt” bắt đầu nói linh tinh bừa bãi. Một số gặm ăn ngói đá, một số trèo lên xà nhà, một số treo trên ngọn cây, một số nhảy xuống mương sông, cảnh tượng thật hỗn loạn. Thạch Quang Tự lại thỉnh mời pháp sư Lăng Cư Mạc, dùng nước bùa (phù thủy) rải khắp, để cứu chữa người bệnh. Vì để xua đuổi tà linh tận gốc rễ, Thạch Quang Tự đã in khắc hơn mười ngàn thẻ bài có thánh hiệu của Huyền Vũ đại đế, phân phát cho người dân thờ cúng. Mỗi tháng vào ngày Huyền Vũ đại đế giáng thế, ông đều yêu cầu mọi người thành tâm tụng niệm “Chấn Vũ Diệu Kinh.” Sau một vài tháng, Thương hồn bị trục xuất, bệnh tật hoàn toàn biến mất.
Sau đó, Thạch Quang Tự đã thượng báo với triều đình thần tích trị nhiệt dịch của Huyền Vũ đại đế, thỉnh cầu Hồng Châu xây dựng điện thờ thờ cúng Huyền Vũ đại đế. Sau khi thần điện hoàn thành, hoàng đế đề bút tấm biển “Hộ quốc Cảm ứng,” để làm nổi bật thánh đức của Huyền Vũ đại đế. Bản thân Thạch Quang Tự cũng sinh lòng tu Đạo, từ quan quy ẩn, nửa đời còn lại không ra khỏi cửa. Ông một lòng thắp hương cung phụng Huyền Vũ đại đế, cho đến năm chín mươi chín tuổi, thì qua đời.
Thác mộng chỉ dẫn cách cứu người
Phủ Ứng Thiên ở Nam Kinh, Có Thượng thanh Hồng Phúc cung, được thành lập vào thời Tống Thái Tổ, đây là cung điện đầu tiên để hoàng gia tế thiên cầu phúc, thượng cáo công lao. Khi Tống Chân Tông ở trong cung này, vào đêm khuya đã từng nhìn thấy Huyền Vũ đại đế giáng lâm để hộ giá cho Thiên tử. Chân Tông hữu ý làm một bức tượng bằng vàng cho Huyền Vũ đại đế trong cung, một tấm bảng vàng do vua viết, thờ phụng trong bảo các.
Sau mùa đông năm Chí Hòa (Zhihe), “quân-dân ôn dịch,” trong cung Hồng Phúc làm pháp sự rầm rộ, nhưng không thấy thần minh cảm ứng, tất cả mọi người đều cảm thấy kỳ lạ. Đột nhiên vào một đêm, Huyền Vũ đại đế đến trong mộng, điểm hóa cho trụ trì đạo trưởng Nhậm Kháng Chi. Đại Đế Huyền Vũ nói: “Muốn chữa khỏi bệnh dịch mùa đông này, cần phải in ‘Thái thượng thuyết Chân vũ Diệu kinh’ và phát đến từng nhà cho người bệnh, để họ ủng hộ hành tâm tu hành Đạo pháp.”
Khi Nhậm Kháng Chi tỉnh dậy, lập tức làm theo chỉ dẫn của Huyền Vũ đại đế, mang chân kinh gửi đi. Chẳng bao lâu, bệnh dịch trong dân chúng được chữa khỏi một cách kỳ diệu.
Phái sứ giả phổ cứu thế nhân
Có một gia đình lớn họ Chung ở phủ Phượng Tường (Fengxiang), cả gia đình đều tham tài sát sinh. Chỉ có huyền tôn là Tiến Minh mang trong tâm thiện niệm, thường thấy hối hận vì đã không thể khuyên nhủ các trưởng bối của mình. Vào ngày 15 tháng 7, Tiến Minh quan sát lễ Vu Lan trong chùa, nhìn thấy những bức tranh về địa ngục và quả báo được đặt trên hội trường, ngay lập tức tỉnh ngộ, bắt đầu cuộc sống tụng kinh tu hành, còn mang tiền của mình bố thí một cách hào phóng cho những người khác.
Bỗng có một ngày, Tiến Minh tình cờ gặp một đạo trưởng, tự yêu cầu mình “tụ tại tâm tiền.” Thấy hình dáng kỳ dị, khác thường của đạo trưởng, không phải điều bình thường, liền mời ông uống trà và hỏi tên tuổi, lai lịch. Đạo trưởng nói: “Ta họ Bùi tên Quách, sống ở núi Võ Đang. Hôm nay đến Phượng Tường, vẫn chưa gặp được người có duyên.” Tiến Minh nói, “Xin hãy cho tôi một tuyệt chiêu, để giải khai mê muội của tôi.”
Đạo trưởng nhặt một đồng xu từ dưới đất lên, đưa cho anh và nói: “Hãy cất nó đi cho cẩn thận.” Nói xong nhằm hướng Tây Bắc mà đi. Tiến Minh nhận ra đây là “Càn nguyên Trọng bảo” có từ thời nhà Đường, anh cất nó cẩn thận bên cạnh thân mình.
Không lâu sau, Tiến Minh gặp một thương nhân đang bán thần tượng của Huyền Vũ đại đế bằng gỗ đàn hương, anh mua nó với bảy quan tiền đồng. Vì các vị trưởng bối trong gia đình không tôn kính Thần Phật, nên anh đã mang pho tượng Huyền Vũ cúng ở chùa Thiên Khánh, mỗi ngày sáng tối trong suốt gần mười năm đều đích thân đến thay hương .
Một đêm nọ, Tiến Minh cảm thấy mình mê hồ như say rượu, trong mơ lại nhìn thấy vị đạo trưởng năm nào. Đạo trưởng nói với anh: “Anh đã nhận một đồng tiền từ ta, sau này anh có thể dùng nó để cứu mạng người. Mang nó ngâm trong nước, trông đến ta mà cầu khấn, nhất định có linh ứng.” Sau khi thức dậy vào hôm sau, anh đến Tôn Duân Chi đạo sĩ mong được chỉ bảo, Tôn Duân Chi nói: “Huyền Vũ đại đế sinh ra trong gia tộc Quách thị nước Tịnh Lạc, được truyền dạy bởi Thái Thượng Lão Quân, tu hành ở núi Võ Đang. Vào thời nhà Đường, ông thác sinh trong nhà Bùi thị lang, để lại sự tích chém yêu nghiệt.” Anh nghe xong liền biết, vi đạo trưởng thần bí chính là hiện thân của Huyền Vũ đại đế.
Tiến Minh sau khi hiểu ra mọi lý do, anh ra chợ dò hỏi tin tức, quả nhiên thấy có người bị nhiệt dịch, trở nên điên loạn không ngừng, lân lượt từng ngươi một lao xuống giếng, nhảy xuống sông. Anh vội vàng mang những đồng tiền đến chùa Thiên Khánh, dùng nước sạch ngâm chúng, trước tượng Huyền Vũ thắp hương cầu nguyện, xin Huyền Vũ đại đế đổ chân khí linh pháp chữa dịch bệnh vào trong nước. Lúc này, tượng Huyền Vũ đột nhiên sáng lên, chói mắt như ngọn lửa, cả căn phòng được ánh sáng vàng bao trùm. Anh mang nước đến từng hộ gia đình, bệnh nhân uống nước lập tức khỏi. Mọi người đều biết ơn ân đức của Huyền Vũ, đều tập trung vào Tiến Minh để bày tỏ lòng tôn kính.
Mặc dù Tiến Minh phụng lệnh Huyền Vũ mà giúp dân, là một việc công đức, nhưng rốt cuộc anh không được gia tộc bao dung. Tiến Minh quyết định mang tượng Huyền Vũ rời đi một cách lặng lẽ, ra ngoài vân du khắp nơi. Không ngờ, khi anh cầm lấy pho tượng Huyền Vũ, bức tượng giống như cắm rễ trên bàn, làm thế nào cũng không lay động. Anh phải gọi người đến giúp, cuối cùng dù hơn trăm người đến, thần tượng vẫn không chút xê dịch.
Một thời gian sau, triều đình cử sứ tới, đọc chiếu chỉ của triều đình. Hóa ra Ti Thiên Đài (cơ quan chuyên quan sát thiên văn của triều đình) gần đây đã phát hiện ra, trong phủ Phượng Tường có ngũ sắc tường quang chiếu thẳng đến Thiên Môn, nên đoán rằng nơi đó có một bức tượng Thánh đại hiển công đức, các quan lại địa phương được lệnh tìm kiếm xung quanh, tiến phụng triều đình. Các quan viên đều tin rằng, nhất định là thần tượng Huyền Vũ mà Tiến Minh thờ cúng đã cho nước cứu người, hiển lộ ra thiên tượng tốt lành. Quan sai tới để lấy tượng, chỉ cần hai người liên kết cùng nhau đã di chuyển được cả chiếc kệ đặt tượng. Tiến Minh cũng theo thần tượng vào Kinh.
Có người nói, khi bức tượng Huyền Vũ được mở ra trong chính điện, ngay lập tức bỗng hiện ra những tia sáng tỏa ra bốn phía. Hoàng đế vội rời khỏi chỗ ngồi, thành kính thắp hương lễ bái, đưa đến Thanh diên Phúc cung tối cao thờ cúng.
Tham khảo:
Do Wang Yuyue thực hiện
Lâm Mộc biên dịch
Tham khảo bản gốc từ Epoch Times tiếng Hoa