Những trợ lý của một bậc thầy: Trần nhà Sistine của Michelangelo
Danh hoạ Michelangelo đã làm việc với những phụ tá để hoàn thành trần nguyện Sistine theo tiêu chuẩn của mình
Đó là một cảnh tượng thường thấy trên đồi Vatican trong gần bốn năm. Khoảng từ tám đến mười người đàn ông đang trộn thạch cao, sử dụng rìu để tạo ra một bề mặt thô ráp cho trần nhà giúp thạch cao bám chặt hơn cũng như quét thạch cao và sơn.
Nghe có vẻ giống như một công việc xây dựng bình thường? Nhưng đó thực sự là cách mà một trong những kiệt tác nghệ thuật vĩ đại nhất của lịch sử được tạo nên — trần nhà nguyện Sistine của Michelangelo.
Câu chuyện nổi tiếng về thành công đó có thể xem là kinh điển. Một Michelangelo vẫn còn trẻ tuổi được cho là đã vượt qua cả những bậc tiền nhiệm và đương thời với tư cách là một điêu khắc gia. Tuy nhiên, phần lớn ông vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc vẽ các bích hoạ. Ông đảm nhận nhiệm vụ vẽ trần nhà nguyện Sistine bởi vì ông không còn lựa chọn nào khác. Kết quả là khiến cả thế giới phải kinh ngạc.
Đó là một kỳ tích không cần phải nói phóng đại. Chỉ một vài bậc thầy nghệ thuật vĩ đại nhất mới có thể tạo ra một tác phẩm đẹp đẽ như vậy. Có lẽ một số ít nghệ sĩ khác có thể đã hoàn thành các khía cạnh phức tạp nhất với thành công giống thế. Tuy nhiên, theo một số tài liệu cho rằng Michelangelo đã làm điều bất khả thi về mặt vật lý, chứ không phải “đơn thuần” là xuất sắc về mặt nghệ thuật.
Theo truyền thuyết, Michelangelo đã làm việc một mình trong Nhà nguyện Sistine, như thể trong xưởng vẽ của ông. Nhưng một người có thể hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ trong thời gian được giao là không thể. Tài liệu bằng văn bản đã xác nhận về những trợ lý đã hỗ trợ ông.
Nỗ lực của cả nhóm
Để hoàn thành nên bức bích họa thực sự là nỗ lực hợp tác của cả nhóm. Điều này cũng thường thấy ở các bậc thầy vĩ đại hơn là ở các họa sĩ kém hơn. Những bậc thầy vĩ đại đòi hỏi yêu cầu cao hơn và được ủy thác những dự án tầm cỡ nhất.
Khối lượng công việc khổng lồ đòi hỏi phải thuê phụ tá. Các nghệ sĩ như Raphael, Botticelli, Masaccio, Fra Angelico và nhiều người khác đã họ hỗ trợ khá nhiều. Nếu thiếu những người như thế, có lẽ họ đã có ít tác phẩm hơn.
Phụ tá không chỉ được dùng cho những công việc tầm thường. Có những người trợ lý có ít chuyên môn hoặc khả năng không gì khác ngoài việc chuẩn bị bột trét hoặc sơn. Tuy nhiên, những cá nhân có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn đã thực hiện phần lớn bức tranh, dưới sự giám sát của bậc thầy và tuân thủ thiết kế chính xác của ông. Cọ vẽ của họ thường đảm nhận các phần ít phức tạp hơn của một bức bích họa. Bởi vì các phần như vậy khá đơn giản, nên sẽ không làm khác biệt đáng kể giữa những thành phẩm của các bậc thầy và phụ tá của mình.
Có vẻ lạ là kỹ năng của một bậc thầy sáng tạo không thể trực tiếp giúp cho kỹ năng của một người phụ tá trở nên lão luyện hơn. Nhưng điều này có thể dễ dàng giải thích bởi sự khác biệt giữa bích họa và sơn dầu trên vải canvas.
Các nghệ sĩ thường vẽ sơn dầu trên bề mặt của vải canvas. Điều này nghĩa là có thể phủ thêm nhiều lớp sau khi lớp sơn trước đó đã khô, cho thấy rằng một hoạ sĩ có thể cạo bỏ nhiều hay ít sơn thì thích.
Một sự kết hợp như thế cho phép thử nghiệm với mọi nét vẽ. Đó là lãnh địa dành cho trí tuệ sáng tạo bậc thầy. Nhiều lớp sơn góp phần tạo nên các chi tiết phức tạp hơn, ngay cả trong những tiểu tiết nhất. Đó là tác phẩm sáng tạo từ bàn tay tài hoa.
Thạch cao sơn thành bột trét ướt trên tường hoặc trần nhà. Công việc phải được hoàn thành khi lớp trát còn ướt. Có hai kết quả như sau:
Thứ nhất, việc thử nghiệm trong khi vẽ là không thực tế. Thạch cao khô quá nhanh khiến các họa sĩ phải thay đổi ý định trong khi làm việc trên đó. Bất kỳ sự sửa đổi nào cũng đòi hỏi phải loại bỏ một phần thạch cao và vẽ lại toàn bộ.
Thứ hai, hình ảnh không thể có quá nhiều chi tiết nhỏ dành cho khổ tranh lớn như thế giống như những bức tranh sơn dầu. Điều này dẫn đến ít sự phức tạp hơn và cần những chi tiết lớn hơn. Những chi tiết nhỏ khó sơn hơn những chi tiết lớn.
Sự kết hợp như thế này có thể hạn chế một tỷ lệ lớn của bức bích họa, nơi được hưởng lợi từ sự chạm tay vào của những bậc thầy. Nó cũng đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ với một thiết kế đã được lên ý tưởng.
Tất cả đều có trong thiết kế
Phác thảo bản thiết kế là một phần nhiệm vụ của hoạ sĩ vẽ bích họa, cũng tương tự như hoạ sĩ vẽ tranh sơn dầu trên vải canvas của ông. Người vẽ bích họa có thời gian và không gian để thử nghiệm trong khi thực hiện các bản phác thảo sơ bộ. Khi các bản vẽ được hoàn thiện thì quá trình chỉnh sửa cũng hoàn tất..
Những bản phác thảo cuối cùng đó có kích thước chính xác bằng bức bích họa được đề xuất. Họ đục những lỗ nhỏ qua các hình ảnh và đưa lên bề mặt cần sơn. Sau đó, các hình vẽ trong bức bích họa được xác định bằng cách để bụi than rơi qua các lỗ thủng. Và thế là, bức tranh có thể được tin tưởng để giao lại cho các phụ tá.
Các nhân vật chính và những chi tiết phức tạp của phông nền đòi hỏi sự can thiệp từ bàn tay của bậc thầy. Những bản vẽ này không bao giờ có thể đủ chính xác.
Các danh hoạ đã làm việc dựa trên ý tưởng tinh thần của mình. Trong nỗ lực đầu tiên, ông đã phải chuyển đổi một cách hoàn hảo khái niệm đó thành những màu sơn. Và ông phải hoàn thành điều đó trong một thời khoá biểu nghiêm chỉnh. Một trong số những thành tựu lớn nhất của hội họa chính là bức vẽ đó có thể thành công.
Ai cũng nhận được lợi ích
Tuy nhiên, việc trau dồi các kỹ năng cần thiết không phải là vấn đề của thực hành trên lớp. Những người học nghề trong thời kỳ Phục hưng đã từng làm phụ tá cho các bậc thầy của họ. Sau đó, họ được thuê làm phụ tá để bước vào đào tạo đầy đủ hơn. Tài năng quyết định xem ai ở lại trong những vai trò như vậy và ai sẽ tự vươn lên trở thành các bậc thầy
Cách hợp tác đó đóng vai trò quan trọng cho sự thành tựu của thời kỳ Phục hưng. Thông qua phương thức đó, những bậc thầy vĩ đại đã tăng thêm số lượng những tác phẩm của họ. Thay vì nhận được “tiền hoa hồng còn lại” và tạo ra những tác phẩm kém chất lượng, những nghệ sĩ ít danh tiếng hơn cũng đã có cơ hội đóng góp vào những kiệt tác tráng lệ này.
Những thiên tài đã xây dựng dần dần từ sự hình thành của một nền tảng truyền thống vĩ đại rồi đúc kết ra những lý niệm riêng mang dấu ấn cá nhân cao về chúng— một sự kết hợp mà nhà phê bình văn học T.S. Eliot nhấn mạnh là tất cả và cũng là cần thiết để thành tựu một nghệ thuật vô song.
James Baresel là một nhà văn tự do, người đã đóng góp cho các tạp chí định kỳ đa dạng như Người sành nghệ thuật, Lịch sử quân sự, Đánh giá sách của Claremont, và New Eastern