Những sơ hở khó bào chữa của thuyết tiến hóa (P.5): Những ngộ nhận và điểm mù [1]
Mời quý vị đón đọc Chuyên đề đặc biệt “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa.”
Xem thêm: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4.
Với hàng trăm triệu mã Nucleobase, mã DNA là tải thể duy nhất mang thông tin di truyền sinh vật. Thông tin đầu vào của một cá nhân là 3 tỷ mã DNA từ tinh trùng của người cha và 3 tỷ mã DNA từ trứng của người mẹ. Chúng tương tự như mã máy tính, chỉ có máy tính là mã hai trạng thái 0 và 1, còn Nucleobase là mã bốn trạng thái A, T, G và C.
Thông tin di truyền có thể được chia thành ba phần:
- Thông tin di truyền vật chất chứa trong DNA, tức thông tin chứa trong các gene. Con người có hơn 30,000 gene, tức là có hơn 30,000 đoạn mã hóa DNA, chiếm khoảng 3% tổng số DNA mã hóa. Chính loại thông tin này đã tạo ra các protein trong cơ thể chúng ta, tạo ra cơ thể con người chúng ta.
- Thông tin khống chế điều tiết, chi phối sự phát triển và tăng trưởng của các tế bào.
- Thông tin di truyền phi vật chất, cung cấp cho chúng ta trí tuệ, thiên tính và sở trường.
Đối với thuyết tiến hóa, có nhiều điều ngộ nhận thậm chí còn đưa vào sách giáo khoa và được coi là kinh điển, khiến người đọc hiểu lầm. Ở đây chúng tôi sẽ liệt kê một số ngộ nhận chủ yếu của Thuyết tiến hóa trong sinh học phân tử.
Ngộ nhận 1: Các sinh vật khác nhau có cùng một đoạn mã hóa DNA, có thể chứng minh rằng chúng có cùng tổ tiên
Trong cuốn sách giáo khoa đại học “Các nguyên tắc di truyền” (Principles of genetics) ở Hoa Kỳ, có một mô tả như thế này về “sự tiến hóa bộ gene của động vật có vú”:
“Đoạn gene trên nhiễm sắc thể số 17 của người vẫn còn trong nhiễm sắc thể số 12 của lợn và nhiễm sắc thể số 19 của bò. Tương tự, đoạn gene trên nhiễm sắc thể số 13 và 20 của người cũng xuất hiện ở các loài động vật có vú khác” [1].
Đây chỉ là một kết quả quan sát. Các nhà tiến hóa sử dụng điều này để giải thích rằng con người và lợn bò có chung một tổ tiên. Nó thực chất chỉ là một giả định, có thể nói lên rằng con người và lợn bò có chung một tổ tiên không?
Các sinh vật khác nhau có các gene với chức năng tương tự và do đó có các đoạn mã hóa DNA giống nhau, điều này chỉ có thể chứng minh rằng chúng được cấu tạo từ các vật liệu sinh học tương tự – các đoạn DNA. Chỉ cần chúng không thuộc cùng một bộ gene, thì không thể chứng minh rằng chúng là có tổ tiên chung, hay nói cách khác, còn phải xem toàn bộ mã DNA. Con người có 23 cặp nhiễm sắc thể (NST), lợn có 19 cặp NST và bò có 30 cặp NST. Chỉ sự khác biệt về số lượng NST, đã phủ nhận khả năng chúng có tổ tiên chung, điều mà chúng tôi đã giải thích chi tiết trong Phần 2 của loạt bài. Đồng thời, đoạn gene này nằm trên NST số 17 ở người, NST số 12 ở lợn và NST số 19 ở bò. Vị trí khác nhau, độ dài cũng khác nhau, càng không thể chứng minh rằng chúng có chung một tổ tiên.
Một ví dụ khác, trong cuốn sách của Học viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ [2] đã đề xuất 3 trình tự mã DNA rất giống nhau của người, tinh tinh và khỉ đột, mỗi trình tự chứa 250 mã (xem hình dưới), đồng thời cố gắng dùng nó để chứng minh rằng con người có chung tổ tiên với hai loài tinh tinh. Có một cuốn sách khác cũng sử dụng các mã giống nhau của con người, tinh tinh và chuột để chứng minh rằng chúng có chung một tổ tiên. Những phân tích như vậy đã trở thành một con át chủ bài cho các nhà tiến hóa, bảo vệ Thuyết tiến hóa bằng cách lợi dụng mã DNA.
Những mã DNA này có thật không? Nó xác thực là thật. Các mã trên gần như là giống nhau, chỗ khác biệt được thể hiện bằng màu xám (ví như ở trên cùng, khỉ đột và người là A, còn tinh tinh là G). Ở các sinh vật khác nhau đều có rất nhiều các cơ quan có chức năng tương tự, ví dụ như mắt và dây thần kinh thị giác, tai và dây thần kinh thính giác, v.v. Vì vậy tất nhiên sẽ có nhiều gene giống nhau để kiểm soát sự phát triển của các cơ quan này. Nếu có các gene giống nhau thì sẽ có trình tự đoạn mã DNA giống nhau.
Trong hình trên, chính là một đoạn mã hóa gene có liên quan đến việc béo hoặc gầy ở ba loại sinh vật. Con người và động vật đều có phân ra béo và gầy, vậy nên đoạn gene này tương tự nhau. Những điều này chỉ nói lên rằng các sinh vật khác nhau được tạo ra từ những vật liệu tương tự nhau, chứ không phải chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung. Các nhà tiến hóa đã khái quát hóa, đó là cách họ đánh lừa chúng ta.
Chúng tôi sẽ phân tích thêm một bước:
(1) Họ đã đề xuất ra 3 trình tự mã hóa này, như vậy là đã thừa nhận rằng cùng một loài sẽ có trình tự mã hóa rất giống nhau. Đồng thời cũng thừa nhận rằng tổ tiên của các loài có thể được truy tìm từ trình tự mã hóa DNA. Nếu là như vậy, thì có thể tiến thêm một bước phân tích bằng số học.
(2) Các trình tự này thuộc về mã DNA của gene Leptin, nằm trên NST số 7 ở người và khỉ đột, và trên NST số 1 ở tinh tinh. 250 mã không phải là một chuỗi ngắn, nó có thể được xem như một “dấu hiệu cố hữu”.
Như đã đề cập trước đó, phân tích từ mặt toán học, muốn ngẫu nhiên tạo ra một kết quả như vậy, khiến cho mã này xuất hiện trên cá thể đực và cá thể cái trên toàn thế giới là điều hoàn toàn không thể. Bởi vì, xác suất phát sinh ngẫu nhiên là 1/250 lũy thừa 4 (mã bốn trạng thái), nghĩa là: 1 / (4 ^ 250) = 1 / (10 ^ 150).
Hơn nữa, trên tất cả các NST số 7 của con người không có Trình tự mã hóa DNA theo một cách sắp xếp khác nhau ở cùng một vị trí. Một xác suất nhỏ như vậy được coi là không thể về mặt toán học.
Có nghĩa là, nó không thể được tạo ra do đột biến ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản của con người. Do đó, có thể xác định rằng mã như vậy đã tồn tại trong tổ tiên loài người – cá thể “Adam duy nhất”.
Với lý do tương tự, dựa trên đoạn mã DNA này và lý thuyết xác suất toán học, có thể suy ra rằng tinh tinh cũng có tổ tiên ban đầu riêng và duy nhất của chúng, khỉ đột cũng có tổ tiên khởi đầu duy nhất của riêng chúng. Lý luận dựa trên mã DNA và toán học này là không thể phủ nhận.
(3) Vì mã này trên những người khác nhau là rất giống nhau, nên theo quy luật giảm một nửa (sự khác biệt về mã DNA giữa mẹ và thế hệ sau chỉ bằng một nửa sự khác biệt về mã DNA giữa các thế hệ con sau [3]).
Do đó, có thể suy ra rằng sự khác biệt về mã hóa giữa người hiện đại và “Adam duy nhất” nhỏ hơn sự khác biệt giữa người hiện đại với nhau, cho thấy thậm chí không có quá trình tiến hóa vi mô. Theo lý tương tự, có thể xác định rằng tinh tinh và khỉ đột cũng không có quá trình tiến hóa vi mô.
(4) Mã này ở trên NST số 1 của tinh tinh và ở trên NST số 7 của khỉ đột, cho thấy chúng cũng không có tổ tiên chung. Mà sự khác biệt về số lượng cặp NST (23 cặp so với 24 cặp), khoảng cách này là đã khẳng định rằng con người và chúng không có cùng tổ tiên.
(5) Mã DNA trên mỗi người đều rất nhất quán, và về cơ bản không thay đổi trong quá trình tái tạo hàng trăm nghìn năm, điều này cho thấy sự không đổi của NST. Điều này cũng đúng đối với mã DNA của khỉ đột và tinh tinh, có thể xác định rằng NST của chúng không thay đổi trong hàng triệu năm sinh sản, điều này cũng chứng tỏ sự bất biến của NST. Tóm lại, ba đoạn mã này không thể chứng minh cho tổ tiên chung và sự tiến hóa của cả ba loài.
Hơn nữa, trình tự mã hóa DNA trên NST thường của những động vật này đều không có sự phân biệt “đực và cái”, tại sao lại như vậy? Điều này cũng giống như NST thường của con người, là không thể giải thích được về mặt khoa học. Người duy nhất có thể giải thích, đó chính là Đấng Sáng Tạo – vị Thần tối cao ở trong Kinh Thánh.
Xem tiếp: Phần 6
Tài liệu tham khảo:
- “Các nguyên tắc di truyền”, trang 513 bản tiếng Trung Quốc, trang 491 bản tiếng Anh thứ 5)
- “Khoa học, Tiến hóa và Thuyết Sáng tạo”, xuất bản bởi Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ
- Trang web: ”Nguồn gốc của các loài dựa trên mã DNA” http://www.bydnacoding.org/index.html Phần 2
Giới thiệu giản lược về tác giả:
Tác giả Trương Duy Khắc (Victor Chang) là người Vũ Hán, Hồ Bắc, tốt nghiệp Học viện Thủy lợi Điện lực Bắc Kinh. Vào đầu những năm 1990, ông được mời làm học giả thỉnh giảng tại Đại học California, Berkeley, và sau đó làm kỹ sư máy tính ở California. Hiện ông đã nghỉ hưu.
Năm 2009, ông bắt đầu bắt tay vào phân tích mã DNA sinh học bằng toán học, dựa vào đó để truy tìm nguồn gốc của sự sống. Ông đã xuất bản 7 cuốn sách, trong đó bao gồm “Nguồn gốc của các loài được mã hóa bằng DNA – Tìm kiếm Adam khoa học và Eve khoa học” (The Origin of Species by DNA Coding ━Looking For Scientific Adam & Scientific Eve), và 7 bài báo liên quan trên các tạp chí. Từ năm 2010, ông đã đăng các bài báo như “Tìm kiếm Adam nhiễm sắc thể Y (Thuyết Adam)” trên trang web “Maoyan Kanren” của Trung Quốc, đã nhận được gần 1 triệu lượt truy cập và được hầu hết độc giả khẳng định.