Những sơ hở khó bào chữa của thuyết tiến hóa (P.4): Ai là tổ tiên của người Âu Châu?
Mời quý vị đón đọc Chuyên đề đặc biệt “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa.”
Xem thêm Phần 1, Phần 2, Phần 3.
Về phương diện tìm tổ tiên, tư tưởng của các nhà tiến hóa cũng giống như khi nhận định người vượn Bắc Kinh là tổ tiên của người Trung Quốc, đều là từ việc đo đạc các hóa thạch như hộp sọ để đưa ra quyết định.
Vào năm 1856, trong một hang động ở Thung lũng sông Neanderthal gần thành phố Dusseldorf, Đức, một bộ xương hóa thạch giống người (bao gồm cả hộp sọ và một phần cơ thể) đã được phát hiện, do đó được đặt tên là người Neanderthal. Về sau ở Âu Châu, nhiều bộ xương hóa thạch cùng loại đã được tìm thấy. Trong một thời gian rất dài, các nhà khảo cổ học đã nhận định họ là đại diện của loài người cổ xưa và là tổ tiên của người Âu Châu.
Vậy làm thế nào để xác định huyết thống của họ? “Đối chiếu vật lý” của khảo cổ học không đáng tin cậy trong việc xác định quan hệ huyết thống, và càng không thể đưa ra phán đoán chính xác. Ngược lại, giải mã DNA có ưu thế tuyệt đối trong vấn đề này.
Theo các mẫu DNA được kiểm tra trên hàng triệu cư dân Âu Châu và người nhập cư Âu Châu sống ở Mỹ Châu, tổ tiên phụ hệ của họ là người đàn ông có dấu hiệu M168, tổ tiên mẫu hệ của họ là người phụ nữ có dấu hiệu L3. Như chúng tôi đã phân tích trong phần (1) của loạt bài viết này, tất cả họ đều là hậu duệ của Adam nhiễm sắc thể Y và Eve ti thể, không có ngoại lệ. Điều này khiến cho việc tìm kiếm tổ tiên của người Âu Châu đã có một mục tiêu.
Người Neanderthal không phải là tổ tiên của người Âu Châu
Vào tháng 3 năm 2000, các nhà khoa học từ các tổ chức nghiên cứu như Đại học Glasgow ở Vương quốc Anh v.v. đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Nature với tựa đề “Phân tích DNA của người Neanderthal ở Bắc Caucasus”. Họ đã sử dụng DNA ty thể để phân tích và xác định rằng người Neanderthal không có liên quan đến người hiện đại.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích hai bộ mẫu DNA của người Neanderthal, một từ hang Mezmaiskaya ở vùng Caucasus của Nga, được xác định là hài cốt của người Neanderthal từ 28,000 năm trước thông qua xét nghiệm Carbon-14; mẫu còn lại đến từ Hang động Feldhofer ở Thung lũng sông Neanderthal của Đức.
Khi so sánh trình tự DNA ty thể của hai mẫu này với trình tự tham chiếu Cambridge, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy sự khác biệt đáng kể, họ kết luận: “Phân tích hệ thống gia phả đã hợp nhất người Neanderthal từ cả Đức và Caucasus thành một chi hệ duy nhất khác biệt với người hiện đại, cho thấy rằng các loại DNA của họ không có sự đóng góp vào kho DNA ty thể của người hiện đại” [1]. Đây là kết luận được đưa ra từ việc giải mã DNA.
Vậy những người cổ đại hay vượn cổ sống ở Âu Châu trong quá khứ là kiểu người như thế nào? Những người Cro-Magnon có phải là tổ tiên của người Âu Châu hay không? May mắn thay, thông qua giải mã DNA, những câu hỏi này đều đã có câu trả lời rõ ràng.
Người Cro-Magnon là tổ tiên của người Âu Châu
Phát hiện người Cro-Magnon nhờ khảo cổ học
Vào năm 1868, tại vùng Dordogne, Tây Nam nước Pháp, gần thị trấn LeEyzies, trong một vách đá có tên “Cro-Magnon”, người ta đã tìm thấy 5 bộ xương hóa thạch, trong đó có hài cốt của 2 nam, 2 nữ và 1 đứa trẻ. Cùng với hóa thạch người, người ta còn phát hiện một số lượng lớn các công cụ bằng đá và vỏ sò biển với các lỗ được đục qua, rõ ràng là được sử dụng để trang trí. Sau đó, một vài hóa thạch tương tự cũng đã được tìm thấy tại nhiều nơi ở Âu Châu, chúng rất giống nhau về hình dạng bộ xương nên được gọi chung là người “Cro-Magnon”.
Tại thị trấn Torquay ở cực nam của nước Anh có một hang động cổ gọi là Động Kent. Vào năm 1927, các nhà khảo cổ học từ Hiệp hội Lịch sử Tự nhiên Torquay đã khai quật được hóa thạch hàm trên của con người trong hang động này. Sau khi so sánh và phân tích cấu trúc của bộ răng, các nhà khảo cổ xác định rằng đó là hài cốt của người Cro-Magnon. Một nghiên cứu sâu hơn vào năm 2011 ước tính họ sống cách đây khoảng từ 44,200 đến 41,500 năm. Tính cho đến nay, đây là bằng chứng sớm nhất về sự tồn tại của người Âu Châu hiện đại.
Giải mã DNA ty thể của người Cro-Magnon
May mắn thay, người Cro-Magnon đã để lại mẫu DNA của họ. Ở miền nam nước Ý, có một thị trấn nhỏ tên là Rignano Garganico. Gần thị trấn này có một địa điểm khảo cổ rất nổi tiếng là động Paglicci. Trong hang động này, một số lượng lớn các công cụ thời đại đồ đá cũ, hài cốt người và động vật cũng như các bức tranh trên tường đã được tìm thấy. Và bảo tàng Rignano Garganico đã được kiến lập tại đây.
Vào năm 2003, hai bộ xương người đã được phát hiện trong hang động này. Hai bộ hài cốt được xác định là một thiếu niên và một thiếu nữ, cả hai đều đeo đồ trang trí làm từ xương hươu hoặc răng hươu. Sau khi giám định, các nhà khảo cổ xác định họ là người Cro-Magnon sống cách đây 28,000 năm. Điều thú vị hơn nữa là các nhà khảo cổ đã trích xuất thành công một mẫu DNA ty thể từ một mảnh xương chày, mẫu DNA này được đặt tên là “Paglicci23”. Từ mẫu này, đã thu được trình tự DNA của vùng siêu biến đổi đầu tiên của ti thể là HVR1. Vào tháng 7 năm 2008, các nhà khoa học từ các phòng nghiên cứu của Đại học Florence và Đại học Ferrara ở Ý đã xuất bản một bài báo với tiêu đề: “Một trình tự mtDNA không bị ô nhiễm của người Cro-Magnon vào 28,000 năm trước” [2].
Trong số 330 vị trí (từ 16,037 đến 16,366) trong vùng siêu biến đổi HVR1 của ty thể, chỉ có 8 điểm đột biến khác biệt. Sự khác biệt như vậy cũng rất gần với sự khác biệt giữa con người hiện đại và trình tự Cambridge. Họ kết luận là: “Trình tự mtDNA được mang bởi hài cốt này vẫn còn phổ biến ở người Âu Châu hiện đại, nó cơ bản là khác với trình tự mtDNA của người Neanderthal vào thời kỳ đó. Trình tự này đã triển hiện một gia phả liên tục kéo dài 28,000 năm từ người Cro-Magnon cho đến người Âu Châu hiện đại” [3].
Người Neanderthal đã đi đâu?
Người Neanderthal là những người sống trong thời kỳ đồ đá ở Âu Châu cách đây 300,000 đến hơn 60,000 năm, họ đã từng là chủ nhân hùng mạnh nhất của Âu Châu. Vào khoảng 60,000 năm trước, những người hiện đại di cư từ Phi Châu đến Âu Châu, bao gồm cả người Cro-Magnon, đã chạm trán với người Neanderthal. Trận chiến giữa họ đã xảy ra như thế nào, chúng ta chỉ có thể tiến hành suy đoán.
Một số người giỏi tưởng tượng đã viết ra nhiều phiên bản khác nhau của câu chuyện dựa trên suy đoán của họ, bộ phim “Cuộc chiến giành lửa (“Quest for Fire”, sản xuất năm 1981) và bộ phim “Người Neanderthal cuối cùng” (Ao, the last Neanderthal, sản xuất năm 2010) là những tác phẩm tiêu biểu. Cho dù như thế nào, thực tế là kể từ khi con người hiện đại đến Âu Châu, người Neanderthal đã giảm dần phạm vi hoạt động và rút lui về phía tây nam Âu Châu, cuối cùng vào cách đây 20,000 năm đã biến mất hoàn toàn.
Bằng chứng về mã DNA đến từ Phi Châu của người Âu Châu
Vào năm 2005, một dự án lớn mang tính đa quốc gia đã được khởi động, mang tên “Dự án địa chất học” (Genographic Project). Dự án này được tham gia nghiên cứu bởi 10 tổ chức nghiên cứu bao gồm Hiệp hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ.
Đến năm 2010, họ đã thu thập được DNA của 100,000 người trên khắp thế giới và dựa trên dữ liệu này, họ đã vẽ ra bản đồ về sự di cư của loài người. Xét từ DNA của những người hiện đại bên ngoài Phi Châu, những người đi ra khỏi Phi Châu sớm nhất là hậu duệ của dấu hiệu DNA M168, M130 và M174. Họ đã rời Phi Châu vào khoảng 80,000 năm trước. Để biết niên đại và con đường di cư, mời xem trang web “Nguồn gốc của các loài theo mã DNA” [4].
Xem tiếp: Phần 5
Tài liệu tham khảo:
- Igor V. Ovchinnikov, et. al., Molecular analysis of Neander- thalDNA from the northern Caucasus,Nature, Mar.30 2000
- David Caramelli, et. al., A 28,000 Years Old Cro-Magnon mtDNA Sequence Differs from All Potentially Contaminating Modern Sequences ,PLoS ONE ,July 2008
- http://www.bydnacoding.org/CHT4-P1.html
- http://www.bydnacoding.org/index.html
Giới thiệu giản lược về tác giả:
Tác giả Trương Duy Khắc (Victor Chang) là người Vũ Hán, Hồ Bắc, tốt nghiệp Học viện Thủy lợi Điện lực Bắc Kinh. Vào đầu những năm 1990, ông được mời làm học giả thỉnh giảng tại Đại học California, Berkeley, và sau đó làm kỹ sư máy tính ở California. Hiện ông đã nghỉ hưu.
Năm 2009, ông bắt đầu bắt tay vào phân tích mã DNA sinh học bằng toán học, dựa vào đó để truy tìm nguồn gốc của sự sống. Ông đã xuất bản 7 cuốn sách, trong đó bao gồm “Nguồn gốc của các loài được mã hóa bằng DNA – Tìm kiếm Adam khoa học và Eve khoa học” (The Origin of Species by DNA Coding ━Looking For Scientific Adam & Scientific Eve), và 7 bài báo liên quan trên các tạp chí. Từ năm 2010, ông đã đăng các bài báo như “Tìm kiếm Adam nhiễm sắc thể Y (Thuyết Adam)” trên trang web “Maoyan Kanren” của Trung Quốc, đã nhận được gần 1 triệu lượt truy cập và được hầu hết độc giả khẳng định.