Những sơ hở khó bào chữa của thuyết tiến hóa (P.1): Mã DNA và Toán học
Mời quý vị đón đọc Chuyên đề đặc biệt “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa.”
1. Sơ hở về mặt toán học không thể giải thích
“Chúng tôi không có bằng chứng tuyệt đối cho thuyết tiến hóa, chúng tôi chỉ có chứng cứ gián tiếp mang tính áp đảo để hỗ trợ nó, đồng thời, trước mắt không có lựa chọn thay thế nào tốt hơn. Nhưng nếu hiện tại có một lý thuyết tốt hơn xuất hiện, thì vào ngày mai thuyết tiến hóa sẽ bị loại bỏ.” [1]
Thuyết tiến hóa đã luôn ở tình trạng này trong nhiều thập niên: một mặt là không có bằng chứng hữu hình, luôn có những chất vấn; mặt khác, các nhà tiến hóa không ngừng đào bới, che đậy những thiếu sót của những giả thiết cũ bằng những giả thiết mới. Dường như ngày càng có nhiều bằng chứng gián tiếp hơn, tạo thành một “sự đồng thuận” áp đảo, thâm nhập vào mọi tầng lớp trong xã hội. Sở dĩ hình thành cục diện này, là bởi vì không có một tòa án nào có thể xét xử một vụ án như vậy.
Thuận theo sự tiến bộ của ngành khoa học giải mã DNA (deoxyribonucleic acid, phân tử chuỗi xoắn kép có nhiệm vụ lưu trữ, sao chép và truyền đạt thông tin di truyền), các khoa học gia đã hiểu rõ hơn về nguồn gốc của sự sống. Họ phát hiện rằng chỉ với bằng chứng đơn giản, tất cả các giả thiết về thuyết tiến hóa đều có thể bị phủ định một cách dễ dàng và triệt để, đó chính là: Mã DNA và Toán học trình độ trung học. Mã DNA đến từ Ngân hàng Gene (NCBI GenBank, Hoa Kỳ); toán học là lý thuyết hàm mũ, logarit và xác suất.
Nhà toán học và thiên văn học người Mỹ Benjamin Peirce nói rằng: “Toán học không phải là người xây dựng lý thuyết, cũng không phải là giả thuyết, mà nó là quan tòa của các lý thuyết và giả thuyết, là người trọng tài mà lý thuyết và giả thuyết phải tuân theo. Không có sự chấp thuận của toán học thì không có quy luật có thể tuân thủ, lý thuyết cũng không có được sự giải thích”. Vị thế thẩm phán của toán học đã được giới khoa học công nhận.
Trước tiên giới thiệu đơn giản một chút về DNA: Trong DNA của con người có 3 tỷ mã DNA từ nhiễm sắc thể của bố và 3 tỷ mã DNA từ nhiễm sắc thể và ty thể của mẹ. Chúng tương tự như các mã của phần mềm máy tính, điểm khác biệt là mã DNA là 4 mã: A, T, C, G, còn máy tính là 2 mã: 0 và 1.
DNA quyết định tất cả các đặc điểm của cơ thể con người. 6 tỷ mã DNA trong tế bào của bạn đã cấu thành nên bạn; còn 6 tỷ mã DNA trong tế bào của tôi đã cấu thành nên tôi. Bất kể bạn và tôi đến từ Phi Châu, Á Châu hay Âu Châu, trong 6 tỷ mã của tôi và bạn, chỉ cần có một mã khác nhau, ví dụ tại một điểm nào đó của bạn là “A” còn tôi là “C”, thì như thế đã phân biệt giữa tôi và bạn.
Khoa học về mã hóa DNA đã phát hiện ra rằng có 729 trình tự mã hóa DNA trong gen ZFY của nhiễm sắc thể Y của con người. Đàn ông trên toàn thế giới đều có, và trình tự hoàn toàn giống nhau. Trình tự mã hóa này được gọi là “Dấu ấn Adam”. Bằng phép hoán vị và tổ hợp ở cấp trung học cơ sở, chúng ta có thể tính ra số tổ hợp mà 729 mã A, T, C, G có thể tạo thành là [2]:
4^729 ≈ 8 × 10^438, dùng triệu để biểu thị thì chính là 8 triệu triệu triệu triệu triệu … triệu (bạn phải đọc tới 73 lần).
Nếu bạn chỉ có một cơ hội sắp xếp ngẫu nhiên 729 mã A, T, C, G để tạo thành Dấu ấn Adam, thì xác suất chính là số nghịch đảo của nó:
P =1/(8 × 10^438) = 0.125 x 10^-438
Đằng sau dấu thập phân còn có tới 438 số không, một con số được coi là hoàn toàn không thể trong toán học xác suất. Điều này đưa ra một câu trả lời toán học cho “Lý thuyết Adam”: Nó phủ nhận khả năng tạo ra một người đàn ông khác (với chỉ một chuỗi 729 mã DNA như vậy) bằng cách tiến hóa ngẫu nhiên; Nó cũng chứng tỏ rằng mọi người trên thế giới có một tổ phụ sớm nhất – đó là “Adam nhiễm sắc thể Y” vào cách đây 200,000 năm [3], và “dấu ấn Adam” trên nhiễm sắc thể Y của nam giới trên toàn thế giới đã được sao chép từ nhiễm sắc thể của người này.
Điều này tương đương với một án tử hình đối với thuyết tiến hóa, vì thuyết tiến hóa cho rằng con người là do động vật dần dần tiến hóa thành, nhưng theo mã hóa DNA là không thể.
Đây là phương pháp luận chứng đầu tiên mà chúng tôi đề xuất để chứng minh “Thuyết Adam” từ hai cơ điểm: mã DNA và toán học. Nếu bạn phủ nhận kết luận này, bạn phải phủ nhận chuỗi 729 mã DNA và lý thuyết toán học cơ bản.
Kết luận dựa trên mã hóa DNA và toán học này đã được xác minh chưa? Câu trả lời là Có: Đã được xác minh! Hơn nữa nó đã được xác minh bằng các mẫu DNA của hàng triệu người.
Xác minh quan trọng nhất là: 12,127 mẫu DNA trên nhiễm sắc thể Y của nam giới đã xác nhận rằng tất cả người hiện đại ở Đông Á đều là “hậu duệ của Adam mang nhiễm sắc thể Y Phi Châu”, và người Trung Quốc không phải là hậu duệ của người vượn Bắc Kinh (chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết ở phần sau).
Kể từ khi “Thuyết Adam” ra đời vào năm 1995, kết luận này đã được xác nhận trong tất cả các xét nghiệm đánh dấu mẫu nhiễm sắc thể Y. Bản đồ cây phụ hệ [4] dựa trên “Thuyết Adam” đã được hàng triệu mẫu DNA kiểm nghiệm và chứng minh là đúng.
2. Mã DNA ty thể của mọi người trên khắp thế giới là nhất quán
Có thể mọi người sẽ hỏi, người nam đã được xác định, còn người thì sao? Thông tin di truyền của con người được lưu trữ trên nhiễm sắc thể và ty thể. Vào năm 1981, các chuyên gia y tế tại Đại học Cambridge đã chọn một mẫu DNA ty thể từ một người Âu Châu bình thường để thử nghiệm, và xác định được rằng: DNA ty thể là một chuỗi vòng tròn do 16,569 mã DNA tổ thành.
Trong hơn 40 năm qua, các chuyên gia y tế trên thế giới đều đã sử dụng nó như một mẫu so sánh, và đã chứng thực được rằng ty thể của bất kỳ chủng tộc hoặc cá thể nào đều là trình tự như vậy. Hơn nữa, mã DNA ty thể của mọi người trên thế giới có trên 99% locus [vị trí của gen trên nhiễm sắc thể] là giống nhau, chỉ có dưới 1% vị trí là do đột biến mà có sự khác biệt.
Năm 1987, dựa trên sự nhất quán của mã DNA ty thể của mọi người trên khắp thế giới, “Thuyết Eve ty thể” đã được đề xuất: Mọi người trên khắp thế giới đều là hậu duệ của một người phụ nữ vào 200,000 năm trước [5].
“Thuyết Eve ty thể” cũng có thể được “tính toán” bằng toán học dựa trên mã DNA. Bởi vì DNA ty thể của mọi người trên khắp thế giới có ít nhất 16,400 locus là như nhau (99%), do đó, phương pháp toán học ở trên cũng có thể được sử dụng để chứng minh rằng không thể tạo ra ngẫu nhiên một trình tự mã hóa DNA như vậy.
Điều này giống như ví dụ tung 16,400 viên xúc xắc vậy. Bạn chỉ có một cơ hội để tung, tuyệt không thể ngẫu nhiên có một lần tung khác mà trình tự của 16,400 viên xúc xắc giống y hệt như lần tung đầu tiên. Ở đây sẽ bỏ qua quy trình tính toán. Bạn đọc quan tâm có thể tự tính toán, chỉ cần có đủ nền tảng toán học cấp trung học là có thể tính được. Xác suất này là [2]:
1/(64 triệu triệu triệu triệu … triệu)
(Tổng cộng có 123,400 chữ “triệu”)
Xác suất gần như bằng không này đã cho thấy rằng để một sự việc như vậy là không thể xảy ra, do đó, mã DNA ty thể của mọi người trên thế giới đều có nguồn gốc từ cùng một “phiên bản”. Lý thuyết này cũng đã được kiểm nghiệm bởi hàng triệu mẫu DNA ty thể của con người, và được chứng minh là đúng. Có thể thấy, DNA trên nhiễm sắc thể Y và trong ty thể đều đã chứng minh rằng mọi người trên thế giới đều có nguồn gốc từ một tổ phụ và một tổ mẫu, đây chính là phán quyết được đưa ra bởi “Thẩm phán khoa học”.
Đây không phải là kết luận rút ra từ tôn giáo, cũng không phải từ khoa học viễn tưởng, mà là từ khoa học thực tế. Ở đây không có lý thuyết cao cấp mà chỉ là mã DNA tồn tại trong chúng ta và toán học sơ cấp. Tuy nhiên, liệu thuyết tiến hóa có thể phủ nhận những kết luận này không? Chính mật mã DNA nhỏ xíu này đang lật đổ thuyết tiến hóa.
Trong các chương tiếp theo của loạt bài này, chúng tôi sẽ thảo luận về những ngụy biện khác của thuyết tiến hóa, chẳng hạn như tinh tinh và con người có cùng tổ tiên, tổ tiên của người Trung Quốc là người vượn Bắc Kinh, cũng như những điều kỳ lạ trong khoa học mã hóa DNA, v.v.
(Ghi chú: Tiêu đề bài viết đã được thay đổi so với bài gốc)
Xem tiếp: Phần 2
Tài liệu tham khảo:
[1] Trích từ “Những bức thư được ký bởi 22 nhà sinh vật học lỗi lạc”, xem Nature Vol 290 12 March 1981 p 82.
[2]. Xem trang web “Khoa học Giải mã DNA và Niềm tin”: http://www.bydnacoding.org/WHY.html
[3]. Dorit RL, Akashi H, Gilbert W. “Absence of polymorphism at the ZFY locus on the human Y chromosome.”Science (1955), 268:1183–1185.
[4]. Xem trang web “Khoa học Giải mã DNA và Niềm tin”: http://www.bydnacoding.org/CHT2-P1.html
[5]、Mitochondrial DNA and human evolution,RL Cann, M Stoneking, AC Wilson – Nature, Published: 01 January 1987.
Giới thiệu sơ lược về tác giả:
Tác giả Trương Duy Khắc (Victor Chang) là người Vũ Hán, Hồ Bắc, tốt nghiệp Học viện Thủy lợi Điện lực Bắc Kinh. Vào đầu những năm 1990, ông được mời làm học giả thỉnh giảng tại Đại học California, Berkeley, và sau đó làm kỹ sư máy tính ở California. Hiện ông đã nghỉ hưu.
Năm 2009, ông bắt đầu bắt tay vào phân tích mã DNA sinh học bằng toán học, dựa vào đó để truy tìm nguồn gốc của sự sống. Ông đã xuất bản 7 cuốn sách, trong đó bao gồm “Nguồn gốc của các loài được mã hóa bằng DNA – Tìm kiếm Adam khoa học và Eve khoa học” (The Origin of Species by DNA Coding ━Looking For Scientific Adam & Scientific Eve), và 7 bài báo liên quan trên các tạp chí. Từ năm 2010, ông đã đăng các bài báo như “Tìm kiếm Adam nhiễm sắc thể Y (Thuyết Adam)” trên trang web “Maoyan Kanren” của Trung Quốc, đã nhận được gần 1 triệu lượt truy cập và được hầu hết độc giả khẳng định.