Những sơ hở khó bào chữa của thuyết tiến hóa (P.2): Sự khác biệt về Nhiễm sắc thể
Mời quý vị đón đọc Chuyên đề đặc biệt “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa.”
Xem thêm: Phần 1
Giả thuyết sai lầm cho rằng con người và tinh tinh có chung tổ tiên
Các nhà tiến hóa có những “lý luận” như: Con người và tinh tinh có chung một tổ tiên, gene của con người và tinh tinh giống nhau 98.77%; nhiễm sắc thể số 2 của con người là sự hợp nhất của hai nhiễm sắc thể của tinh tinh, v.v. Chỉ cần tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng, bạn sẽ phát hiện rằng chúng hoàn toàn là những giả định sai hoặc hiểu lầm, hoặc là mệnh đề giả tạo.
Mỗi nhiễm sắc thể là một trình tự mã DNA
Vào cuối thế kỷ 19, người ta đã biết nhiễm sắc thể (NST) tồn tại ở bên trong tế bào. Tuy nhiên, mãi đến những năm 1950, bằng kính hiển vi công suất lớn, người ta mới xác định được rằng có 23 cặp (46) NST trong nhân tế bào người. Cùng lúc đó, nhà sinh vật học người Mỹ James Watson và nhà sinh vật học người Anh Francis Crick đã khám phá ra cấu trúc của chuỗi xoắn kép DNA trong NST, từ đó mở ra “bí ẩn của sự sống”, khai phá con đường tìm ra bản chất của thông tin di truyền và những bí mật từ DNA của chính con người.
Mã DNA di truyền (gene) của con người (chiếm 3% tổng số mã DNA) và mã DNA không di truyền, đều được chứa trong trình tự mã hóa DNA của NST. Hàng trăm triệu mã như vậy được sắp xếp trên NST dài khoảng vài cm, và được uốn cong lại thành kích thước vài micromet. 46 NST, tất cả đều nằm trong một nhân tế bào nho nhỏ và mang hầu hết thông tin di truyền (còn một lượng nhỏ thông tin di truyền được mã hóa trong ADN ty thể). Bí ẩn được phát hiện bởi khoa học này thật khiến người ta kinh ngạc.
Trình tự mã DNA được xây dựng rất nghiêm ngặt, chỉ cần có sai sót trong quá trình mã hóa ở một số vị trí quan trọng nào đó là có thể sinh ra các bệnh nghiêm trọng. May mắn thay, trong quá trình phân chia tế bào có một cơ chế sao chép chính xác, nó đảm bảo rằng trình tự DNA về cơ bản sẽ không thay đổi trong quá trình sinh sản của sinh vật từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bởi vì mọi người trên thế giới đều có nguồn gốc từ một người đàn ông, vậy nên sau hàng vạn thế hệ sinh sản, trình tự NST của nam giới và nữ giới trên thế giới mới chỉ khác biệt nhau khoảng 1/1000. Trong NST của nam và nữ có một số đoạn trình tự DNA vô cùng giống nhau, hoàn toàn không có sự khác biệt nào cả, chúng tôi gọi đó là “dấu hiệu cố hữu”. Bởi vì những “dấu hiệu cố hữu” này không thể ngẫu nhiên sinh ra, vậy nên chúng tất nhiên là đến từ chuỗi DNA của người đàn ông đầu tiên. Những kết luận từ trình tự mã DNA là hoàn toàn trái ngược với thuyết tiến hóa. Đó là một thực tế khoa học mà các nhà tiến hóa không thể chấp nhận nhưng cũng không thể bác bỏ.
Vậy con số 98.77% là như thế nào? Vào tháng 1/2002, tạp chí Science của Hoa Kỳ đã xuất bản bài báo “So sánh và phân tích chuỗi DNA của con người và tinh tinh” [1] của một nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm các nhà khoa học đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản v.v. Sau khi so sánh trình tự DNA di truyền của người và tinh tinh, họ phát hiện rằng sự khác biệt về trình tự DNA giữa hai loài chỉ là 1.23%, tức có đến 98.77% là giống nhau.
Tỷ lệ 98.77% này thực chất chỉ là tỷ lệ tương đồng của các đoạn DNA, là kết quả so sánh với điều kiện “khoảng 300 base trên mỗi đoạn”. Vì phân đoạn được so sánh là rất ngắn nên ý nghĩa của nó là hữu hạn, không thể nói là gene người và tinh tinh giống nhau 98.77%. Chỉ có thể nói rằng đó là dữ liệu tương đồng của DNA di truyền thu được từ hệ gene hoặc DNA bằng phương pháp BLAST (Công cụ Tìm kiếm Đối chiếu Nội bộ Cơ bản).
Hơn nữa trong bản tóm tắt của báo cáo này, có một điều không được người ta chú ý: “Trong các vị trí mà chúng tôi chọn để kiểm tra đã bao gồm hai cụm gene trên nhiễm sắc thể số 21 ở người, cho thấy các vùng được lựa chọn không ngẫu nhiên có sự khác biệt lớn giữa bộ gene người và tinh tinh”. Trước đây, “98.77% giống nhau” được trích dẫn rất nhiều, nhưng lại hầu như không ai đề cập đến nội dung của phần này. Cũng chính là nói, đó chỉ là kết quả kiểm tra đối với một phần DNA.
Trên thực tế, các sinh vật đều là cấu thành từ mã DNA, đều có rất nhiều chỗ tương đồng. Đây không phải là do tiến hóa từ một nguồn, mà là từ người viết mã duy nhất – Thượng Đế (God).
Sự khác biệt về số lượng nhiễm sắc thể là khoảng cách giữa vượn tiến hóa thành người
Thuyết tiến hóa cho rằng con người và tinh tinh có chung một tổ tiên. Bởi vì con người đã tiến hóa còn tinh tinh thì không, vậy nên chúng đã chia tay nhau từ hơn 6 triệu năm trước. Theo giả thiết này, tổ tiên chung này (người vượn cổ) phải giống với tinh tinh (bao gồm đười ươi, khỉ đột và dã nhân), với 24 cặp nhiễm sắc thể (NST).
Các nhà tiến hóa phải đối mặt với một vấn đề: giữa 24 cặp NST ở người vượn cổ và 23 cặp NST ở người hiện đại, có một khoảng cách không thể vượt qua: Sự khác biệt về số cặp NST ngăn chặn khả năng người vượn cổ tiến hóa thành người.
Darwin cho rằng sự tiến hóa là nhờ “vô số các đột biến nhỏ và liên tiếp” mà dần dần hình thành. Tuy nhiên, số lượng các cặp NST phải là một số nguyên, đây đã trở thành một khoảng trống không thể vượt qua bằng “tiến hóa dần dần”. Cũng giống như không thể đến cửa hàng và mua 47.99 quả trứng, số lượng NST cũng không thể tồn tại dưới dạng số không nguyên, vì vậy không thể có sự thay đổi dần dần số lượng NST. [2]
Ví dụ, giữa 48 (24 cặp) NST và 46 (23 cặp) NST, không thể tồn tại các loài vượn người có 47.99, 47.98, 47.97 v.v. NST trong quá trình tiến hóa dần dần.
Darwin đã nói trong “Nguồn gốc các loài” rằng: “Nếu có thể chứng minh rằng bất kỳ cơ quan phức tạp nào không thể hình thành bởi vô số đột biến nhỏ, liên tiếp, thì học thuyết của tôi sẽ hoàn toàn bị phá sản. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa thấy tình huống này xảy ra”.
Nhân tế bào, nơi tập hợp 23 cặp NST ở người, có thể nói là một “cơ quan phức tạp” cơ bản, vi tiểu và là cốt lõi của tất cả các tế bào. Vừa vặn nó “không thể được hình thành qua vô số những đột biến nhỏ, liên tục” từ nhân tế bào với 24 cặp NST ở loài vượn cổ. Các loại cơ quan khác nhau của 24 cặp NST cũng không thể cứ như thế mà “tiến hóa” thành các cơ quan của 23 cặp NST.
Nhìn vào sự khác biệt giữa các nhiễm sắc thể Y của tinh tinh và con người, hoàn toàn không thể thấy các DNA mã hóa đến từ cùng một nguồn.
Darwin không phát hiện ra việc này là hợp lý, bởi vì ông ta không có kính hiển vi công suất lớn. Tuy nhiên, câu nói này của Darwin để lại phần trống cho lý thuyết của ông một cách khách quan. Ngày nay, phần trống mà ông để lại đã được ứng nghiệm, kết luận là “học thuyết của ông ta đã hoàn toàn bị phá sản”.
Giả thuyết cho rằng đột biến tạo ra “người thủy tổ với 23 cặp NST” cũng là không thể
Đối mặt với vấn đề khoảng cách NST mà thuyết tiến hóa không thể giải quyết được, các nhà tiến hóa đã đề xuất lại “thuyết thảm họa” về sự phát sinh loài, cho rằng NST của người vượn cổ đại đã trải qua một sự thay đổi đột ngột, 24 cặp NST nháy mắt trở thành 23 cặp, tạo ra hai nam nữ thủy tổ của người hiện đại với 23 cặp NST, nhờ đó mà vượt qua được khoảng cách về số lượng NST này.
Các nhà tiến hóa giả định rằng NST số 2 của con người được tổng hợp từ NST 2A và 2B của tinh tinh. Giả thuyết này thường được họ sử dụng làm căn cứ cho sự dung hợp. Trên thực tế, các NST của tinh tinh nên được đặt tên theo độ dài của NST giống như các sinh vật khác. Cái dài nhất sẽ là số 1, và số hiệu sắp xếp theo độ dài giảm dần. Vậy tại sao lại đặt tên là 2A và 2B? Vì họ cho rằng chính hai NST này đã hợp nhất thành NST số 2 của con người.
Theo giả thuyết mới này, các NST 2A và 2B của tinh tinh sẽ hợp nhất thành NST số 2 của con người bằng cách loại bỏ 1/3 chiều dài NST. Theo quan điểm của lý thuyết y học hiện đại, một lỗi mã hóa có thể dẫn đến các bệnh di truyền nghiêm trọng, huống hồ bỏ đến 1/3! Như thế những con tinh tinh bị bệnh chỉ đơn giản là không thể sống sót. Còn như đồng thời sinh ra hai người khỏe mạnh một nam, một nữ với bộ NST kết hợp chính xác là 23 cặp, càng là chuyện không có khả năng.
Người đưa ra giả thuyết dung hợp tin rằng có một dấu hiệu dung hợp (một đoạn gồm 789 mã DNA) ở trên NST số 2. Làm thế nào mà đồng thời “dung hợp” ra được một nam và một nữ cùng một lúc? Để họ có cùng trình tự 789 mã ADN ở cùng một vị trí trên NST số 2 thì xác suất của sự kiện ngẫu nhiên này là bao nhiêu? Câu trả lời là P = 1/(4^729), điều này là hoàn toàn không thể theo quan điểm của toán học xác suất.
Xem tiếp: Phần 3
Tài liệu tham khảo:
[1] Asao Fujiyama,et al.,“ Construction and Analysis of a Human-Chimpanzee Comparative Clone Map”, Science Vol. 295 4 Jan. 2002
[2] Xem trang web “Khoa học Giải mã DNA và Niềm tin”: http://www.bydnacoding.org
Mục VII: Sự khác biệt về số lượng nhiễm sắc thể là khoảng trống trong quá trình tiến hóa của vượn thành người.
Giới thiệu sơ lược về tác giả:
Tác giả Trương Duy Khắc (Victor Chang) là người Vũ Hán, Hồ Bắc, tốt nghiệp Học viện Thủy lợi Điện lực Bắc Kinh. Vào đầu những năm 1990, ông được mời làm học giả thỉnh giảng tại Đại học California, Berkeley, và sau đó làm kỹ sư máy tính ở California. Hiện ông đã nghỉ hưu.
Năm 2009, ông bắt đầu bắt tay vào phân tích mã DNA sinh học bằng toán học, dựa vào đó để truy tìm nguồn gốc của sự sống. Ông đã xuất bản 7 cuốn sách, trong đó bao gồm “Nguồn gốc của các loài được mã hóa bằng DNA – Tìm kiếm Adam khoa học và Eve khoa học” (The Origin of Species by DNA Coding,━Looking For Scientific Adam & Scientific Eve), và 7 bài báo liên quan trên các tạp chí. Từ năm 2010, ông đã đăng các bài báo như “Tìm kiếm Adam nhiễm sắc thể Y (Thuyết Adam)” trên trang web “Maoyan Kanren” của Trung Quốc, đã nhận được gần 1 triệu lượt truy cập và được hầu hết độc giả khẳng định.