Những chú chim ruồi xinh đẹp trong tác phẩm của họa sĩ Mỹ Martin Johnson Heade
Niềm đam mê nhiệt thành đối với loài chim ruồi đã dẫn dắt họa sĩ Martin Johnson Heade chu du từ miền đông Hoa Kỳ đến các khu rừng rậm nhiệt đới Brazil
“Tôi luôn yêu quý những sinh vật nhỏ bé, và tôi luôn cảm thấy may mắn khi chúng ở gần bên. Chúng có một phẩm chất kỳ diệu.” —Leonard Cohen, một nhạc sĩ người Mỹ
Chim ruồi là nguồn say mê bất tận đối với cư dân trên khắp Mỹ Châu. Chim ruồi là một trong những thú vui tao nhã mà cuộc sống này ban tặng để ngắm nhìn, với những chuyển động nhanh nhẹn đẹp mắt và sắc màu cầu vồng rực rỡ. Giống như những nàng tiên trong thế giới loài chim, với hình dáng nhỏ bé, chúng chứa đựng một bản chất thuần khiết và thanh tao đặc biệt. Chúng bay nhảy từ bông hoa này sang bông hoa khác trên đôi cánh thoăn thoắt không thể kịp nhìn thấy, cắm chiếc mỏ dài và mảnh mai hút lấy mật hoa của sự sống. Những điểm khác biệt và hấp dẫn về sự tồn tại của chúng từ lâu đã trở thành chủ đề tôn vinh nghệ thuật và giao thương, vượt qua biên giới và kết nối những người đam mê mỹ thuật cùng trang trí sân vườn.
Martin Johnson Heade, họa sĩ người Mỹ ở thế kỷ 19, là một người hâm mộ nhiệt thành của loài chim ruồi. Heade tiết lộ: “Tôi đã gần như là một chuyên gia nghiên cứu về chim ruồi từ thuở thiếu thời. Tôi đã bị trúng cơn cuồng nhiệt dành cho loài chim ruồi vài năm sau khi tôi đến hành tinh khí quyển này, và chúng chưa bao giờ rời bỏ tôi kể từ đó.” Niềm đam mê này đã theo ông đến cuối đời, dẫn ông từ miền đông Hoa Kỳ đến các khu rừng rậm nhiệt đới Brazil để tìm kiếm những chủ đề nhỏ này. Mặc dù không phải là người đầu tiên vẽ chim ruồi, nhưng ông là họa sĩ người Mỹ đầu tiên dấn thân đến vùng đất Nam Mỹ để nghiên cứu và khắc họa các loài chim ruồi ở đó.
Heade sinh năm 1819 tại Lumberville, Pennsylvania. Ông được họa sĩ Edward Hicks đào tạo. Năm 22 tuổi, ông bước vào giới hội họa chuyên nghiệp khi tác phẩm “Chân dung của một cô gái nhỏ” được triển lãm tại Học viện Mỹ thuật Pennsylvania. Tuy nhiên, vị thế của bức tranh không chắc chắn nên ông sớm mất hứng thú với việc vẽ chân dung nói chung. Tranh phong cảnh trở nên phù hợp với sở thích xê dịch của Heade. Ông bắt đầu tập trung vào các bức tranh về đầm lầy muối và cảnh biển trong giai đoạn sáng tác nghệ thuật mới này. Những tác phẩm của ông đã đặc biệt được công nhận nhờ sự nắm bắt tài tình về bầu không khí, ánh sáng và điều kiện thời tiết thay đổi của ngoại cảnh.
Năm 1863, Heade quyết định nuôi dưỡng niềm đam mê mãnh liệt của bản thân bằng cách tập trung các kỹ năng vẽ phong cảnh vùng Nam Mỹ và đặc biệt là các bức tranh thiên đường về loài chim ruồi. Heade được Mục sư người Mỹ James Fletcher, người truyền giáo và là tác giả của một cuốn sách hướng dẫn về người Brazil, chỉ hướng đến Brazil, người đã bảo đảm với ông rằng: “Ở khắp mọi nơi trên khắp Brazil đều có sự hiện diện của viên ngọc nhỏ có cánh này, vô cùng đa dạng, vô cùng nhiều. Trong khi ở Bắc Mỹ, từ Mexico đến vĩ độ 57, người ta nói rằng chỉ có một loài chim ruồi.” Có thể Ngài Fletcher đã không chắc lắm về tuyên bố cụ thể này (có hơn một tá), nhưng ông đã đúng theo hiểu biết tổng thể của mình vì ở vùng Trung và Nam Mỹ có hơn 350 loài chim ruồi.
Quyết định táo bạo của Heade để chu du ra nước ngoài đã mang lại kết quả xứng đáng về mặt sáng tạo và năng suất làm việc của ông. Trong chuyến đầu tiên của ba chặng hành trình đến Brazil, Heade đã sáng tác được 45 bức tranh tuyệt vời bao gồm một loạt tranh được mệnh danh là “Những viên ngọc của Brazil.” Ông đã khắc họa màu sắc rực rỡ thể hiện bộ lông “đẹp như ngọc” của loài chim này, như nhà văn người Pháp J. Hector St. John de Crevecoeur đã mô tả một cách cường điệu. Những khu rừng rậm nhiệt đới xanh tốt ở Nam Mỹ đã quyến rũ trí tưởng tượng của thế giới Tây phương đến mức họ bắt đầu lan truyền tin đồn rằng Eden đã sống đâu đó trong những khu rừng mưa đầy màu sắc của miền Nam.
Heade mong muốn trở thành một nhà thám hiểm táo bạo, bất chấp sự nguy hiểm của rừng mưa nhiệt đới hoang dã để tìm hiểu những loài chim này và trở thành một trong những chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về chim ruồi. Nhà sử học nghệ thuật Robert G. McIntyre đã vinh danh ông như sau, “Là một họa sĩ vẽ chim ruồi, Heade đã nhận được sự đánh giá rất cao của Agassiz; Và bây giờ, ông Ludlow Griscom thuộc Bảo tàng Động vật học So sánh của Đại học Harvard đã tuyên bố Heade còn vượt trội hơn Audubon vĩ đại ở một số khía cạnh nhất định. Sự so sánh này rất quan trọng bởi vì nếu những con chim ruồi của Heade được so sánh với thành tựu của Audubon, thì chỉ riêng chúng đã giúp ông ghi dấu ấn trong lịch sử hội họa Hoa Kỳ, ngay cả khi ông không vẽ gì khác.” Thật là một đỉnh cao của thành công khi được so sánh với Audubon kể từ khi tác phẩm vĩ đại nhất của ông là, “Những chú chim của nước Mỹ,” được xem là thành tựu sáng tạo quan trọng trong lĩnh vực điều khiển học.
Trong những năm sau đó, Heade bắt đầu đưa một chủ đề hấp dẫn và phổ biến khác vào tranh của mình: hoa lan. Không phụ lòng mong đợi, những bức tranh của ông đã tiếp tục chủ đề những con chim ruồi bên cạnh những bông hoa đẹp trang nhã, được khắc họa trong những khung cảnh tươi đẹp. Vào cuối đời, ông cư trú tại Saint Augustine, Florida và bắt đầu vẽ phong cảnh đầm lầy và vùng ngập nước. Ngày 4/9/1904, ông qua đời tại nơi đây. Niềm đam mê của ông trong việc bảo tồn tỉ mỉ các sắc thái và sự kỳ diệu của loài chim ruồi đã giúp ông có được một vị trí vinh dự trong lịch sử nghệ thuật mọi thời đại, ngay cả khi các tác phẩm của ông đã hết được ưa chuộng vào thời điểm ông qua đời. Robert G. McIntyre, một nhà sử học nghệ thuật, đã lặp lại quan điểm này khi ông viết::
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times