Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 6): Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học lạc lối (Phần 1)
Mời quý vị đón đọc Chuyên đề “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa.”
Mục lục của Chương 6:
Chương 6: Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học lạc lối (Phần 1)
1. Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học hãm sâu vào ngộ nhận bác bỏ Thần linh
1.1 Một màn kịch nhân bản con người gây chấn động
1.2 Giả thuyết tiến hóa là ngụy khoa học, không có căn cứ
1.3 Nghiên cứu về luân hồi và cận tử cho thấy khả năng tồn tại của Thần
1.4 Khoa học và đức tin vào Thần không hề mâu thuẫn
2. Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học mất đi luân lý đạo đức
2.1 Thí nghiệm bệnh giang mai Tuskegee
2.2 Ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng đẫm máu ở Trung Quốc
2.3 Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học phớt lờ luân lý đạo đức ra sao
3. Giả thuyết tiến hóa dẫn tới việc lạm dụng khoa học công nghệ
3.1 Cái chết của Jesse
3.2 Hạ Kiến Khuê chỉnh sửa phôi người
3.3 Nghiên cứu về “chức năng đạt được” của virus
3.4 Mối nguy hiểm của sinh vật biến đổi gene
3.5 Giả thuyết tiến hóa là động lực đằng sau việc theo đuổi công nghệ quá mức
4. Giả thuyết tiến hóa khiến y học phương Tây hiện đại lâm vào khốn cảnh
4.1 Giả thuyết tiến hóa củng cố quan điểm của triết học cơ học về sinh mệnh
4.2 Giả thuyết tiến hóa củng cố các ý tưởng điều trị kháng cơ học
4.3 Sức khỏe tinh thần và bệnh tinh thần bị xem nhẹ
5. Giả thuyết tiến hóa khiến nghiên cứu khoa học bỏ qua tinh thần
5.1 Baxter và “Cảm ứng nguyên thủy”
5.2 “Nước biết câu trả lời”
5.3 Vật lý lượng tử chứng minh tinh thần con người ảnh hưởng đến thế giới khách quan.
Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại có một câu chuyện về Thần lửa Hephaestus, ông đã tạo ra một người phụ nữ tên là Pandora từ đất sét và sau đó gửi cô ấy đến nhân gian. Sau khi Pandora đến nhân gian, cô đã mở một chiếc hộp ma thuật đáng lẽ không nên mở ra, kết quả là những thứ tà ác như tham lam, đố kỵ, ôn dịch, bệnh tật đã tràn ra, mang đến vô số tai họa cho nhân loại.
Câu chuyện cổ xưa này cho đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa sâu sắc.
Ngày nay, phi thuyền vũ trụ đã bay ra ngoài không gian, công nghệ cao có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi. Điện thoại di động, máy điện toán và trí tuệ nhân tạo dường như có thể làm bất cứ điều gì. Khoa học đã thâm nhập vào mọi mặt của đời sống con người, đồng hành cùng sự phát triển của con người và làm thay đổi tư duy của con người thông qua giáo dục, nghiên cứu khoa học, ứng dụng …
Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật là con dao hai lưỡi. Đồng thời với việc mang lại sự tiện lợi cho cuộc sống con người, thì khoa học kỹ thuật cũng mang đến một số vấn đề. Con người ngày càng theo đuổi khoa học kỹ thuật, trong quá trình khoa học kỹ thuật phát triển, thì truyền thống và đạo đức dần bị mai một. Trái Đất ngày nay đang không ngừng bị tàn phá bởi những thiên tai nhân họa, ô nhiễm môi trường; đạo đức sa đọa, xa rời truyền thống, loạn tượng tràn lan; chứng lo lắng, trầm cảm và các bệnh truyền nhiễm không ngừng xuất hiện.
Nhiều vấn đề khác nhau do khoa học gây ra mà con người phải đối mặt, có thể bắt nguồn từ sự dẫn hướng sai lầm của giả thuyết tiến hóa.
Như đã đề cập trước đây, trong điều kiện nguyên thủy của Trái Đất, quá trình tiến hóa tự phát không thể tạo ra con người với thân hình tinh mỹ và hoạt động trí tuệ cao như vậy. Do đó, tất phải có một sức mạnh của trí tuệ cao hơn, mới có thể thiết kế và tạo ra con người một cách có trật tự. Mà “trật tự” này, theo quan điểm vật lý mà xét, chính là quy luật cơ bản của tự nhiên, hay là cái mà người xưa gọi là “Đạo.”
Sự tồn tại, hoạt động của con người và môi trường mà họ sống tất phải phù hợp với quy luật cơ bản này của tự nhiên, nếu không sẽ không tồn tại tất cả nền văn minh và sự phát triển trước mắt chúng ta. Có lẽ chúng ta không thể hiểu được nguồn gốc của thiết kế đầy trí tuệ này, thậm chí không thể đặt tên cho nó, nhưng chúng ta vẫn thừa nhận một cách khách quan sự tồn tại của thiết kế trí tuệ có trật tự này, phù hợp với điều mà Khổng Tử gọi là tri thức chân chính – “tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã” (biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy chính là biết). Socrates cũng có một câu nói nổi tiếng rằng: “All I know is that I know nothing” (Tất cả những gì tôi biết là tôi không biết gì cả).
Tuy nhiên, giả thuyết tiến hóa đã phủ nhận sự tồn tại của thiết kế có trật tự này, đồng thời cũng phủ nhận luân lý đạo đức tương thích với định luật cơ bản này của tự nhiên, kết quả tất yếu là mang đến cho con người những hậu quả không tương thích với tự nhiên như lạc lối, thậm chí là thảm họa. Vì vậy, Darwin giống như đã mở một chiếc hộp ma thuật, giải phóng giả thuyết tiến hóa, khiến con người dần xa rời truyền thống, đánh mất tín ngưỡng, coi thường linh hồn và đạo đức của con người. Việc chú trọng quá mức vào lợi ích vật chất và tiến bộ kỹ thuật đã dẫn đến những biến dị về thể chất và tinh thần của con người, tạo ra vô vàn thảm họa cho môi trường và nhân loại.
1. Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học hãm sâu vào ngộ nhận bác bỏ Thần linh
Từ xưa đến nay, chúng ta đều do cha mẹ sinh ra, ai có thể ngờ rằng điều này lại có thể bị thay đổi bởi “khoa học” mà con người luôn xem là chuẩn mực? Chúng ta hãy bắt đầu từ một sự kiện nhân bản con người.
1.1 Một màn kịch nhân bản con người gây chấn động
Ngày 27/12/2002, tại một cuộc họp báo ở Hollywood, Florida, bà Brigitte Boisselier, một cựu hóa học gia người Pháp, lãnh đạo của một giáo phái có liên quan với người ngoài hành tinh, và là người đứng đầu công ty nhân bản (Clonaid), đã tuyên bố rằng em bé nhân bản đầu tiên mang tên Eve đã chào đời ⁵³².
Trước đó một tháng, vào ngày 28/11/2002, bác sĩ phụ khoa người Ý Severino Antinori cũng tuyên bố rằng một em bé nhân bản sẽ chào đời vào tháng 01/2003 ⁵³³.
Ngay khi tin tức về nhân bản con người xuất hiện, nó đã lập tức làm dấy lên làn sóng chỉ trích gay gắt từ khắp nơi trên thế giới. Ngày 28/12/2002, The Guardian đã đăng một bài báo có nhan đề “Nhà khoa học tà giáo tuyên bố lần đầu tiên nhân bản con người,” chỉ trích những “nhà khoa học” này bị ám ảnh bởi công nghệ “nhân bản con người,” đồng thời kêu gọi lệnh cấm trên phạm vi toàn cầu. ⁵³⁴
Không ai có thể tưởng tượng rằng có một ngày, một khoa học gia được kính trọng lại có thể phát triển kỹ thuật sinh học như vậy, làm những việc vi phạm bản chất và đạo đức cơ bản của con người.
Kỳ thực, băng dày ba thước không bởi cái lạnh một ngày.
Có thể mọi người đã từng xem bộ phim khoa học viễn tưởng “Công viên kỷ Jura” sản xuất vào năm 1993, nói về một công ty công nghệ sinh học đã chiết xuất gene khủng long từ một con muỗi bên trong hổ phách, và hồi sinh loài khủng long thông qua công nghệ sinh học.
Câu chuyện này đã nói đến khái niệm cơ bản của công nghệ nhân bản. Nói một cách đơn giản, nhân bản là quá trình tạo ra đời sau của sinh vật bằng cách sao chép gene một cách nhân tạo, thay vì giao phối truyền thống giữa sinh vật đực và cái ⁵³⁵. Trên thực tế, trường hợp đầu tiên của công nghệ nhân bản động vật là vào năm 1964, Tiến sĩ John Gurdon, một khoa học gia người Anh, đã nhân bản thành công phôi ếch. Ông đã sử dụng một phương pháp gọi là chuyển nhân tế bào sinh dưỡng, (somatic cell nuclear transfer, SCNT) ⁵³⁶.
Đến năm 1996, các khoa học gia Anh quốc đã tạo ra con cừu nhân bản đầu tiên tên là “Dolly” ⁵³⁷, sau đó càng ngày càng có nhiều loài động vật được nhân bản như bò nhân bản ⁵³⁸, lợn nhân bản ⁵³⁹, v.v. Mặc dù các cá thể nhân bản thường già sớm và đoản mệnh, cho thấy công nghệ tưởng chừng như mới lạ này có những sai sót rất lớn, nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản các nhà khoa học nghiên cứu cách nhân bản con người.
Cuối cùng, khi một số nhà khoa học bí mật chuyển cái gọi là công nghệ sinh học này sang con người, thì sự cố nhân bản con người nói trên đã xảy ra. Trên thực tế, việc nhân bản con người mà họ tuyên bố chưa được xác nhận, và cuối cùng chỉ là một màn kịch sơ sài.
Hành động nhân bản con người đã bị các khoa học gia, chính trị gia và cơ quan quản lý trên toàn thế giới lên án gay gắt. Ngay cả các nước châu Âu và châu Mỹ có công nghệ sinh học phát triển cũng đã cấm điều này một cách rõ ràng. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và cựu Tổng thống Pháp Chirac đều ủng hộ mạnh mẽ luật cấm nhân bản con người; Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã coi việc nhân bản con người là một hành vi y tế bất hợp pháp.
Đây là lẽ thường tình hiển nhiên, cho dù công nghệ nhân bản có phát triển đến đâu thì cũng chỉ có thể sao chép cơ thể con người chứ không thể sao chép linh hồn con người. Thật khó để tưởng tượng rằng một “cơ thể” không có linh hồn lại có thể sống một cuộc sống bình thường trên thế giới.
Đằng sau hành vi nhân bản con người này, có liên quan chặt chẽ đến giả thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng con người tiến hóa từ khỉ, loại trừ khả năng Thần tạo ra con người, dẫn đến sự hiểu lầm của con người về các nguyên tắc cơ bản của sinh mệnh. Đó là lời cảnh tỉnh cho công nghệ của con người.
Làm thế nào mà giả thuyết tiến hóa lại khiến khoa học từng bước lạc lối, thậm chí những thứ như nhân bản con người cũng có thể được con người nghĩ đến? Ngọn nguồn của điều này vẫn cần phải giải thích từ đầu.
1.2 Giả thuyết tiến hóa là ngụy khoa học, không có căn cứ
Từ “khoa học” (Science) ban đầu có nguồn gốc từ tiếng Latin, theo cách nói thông thường, nó dùng để chỉ những tri thức hoặc học vấn giải thích vạn sự vạn vật trên thế giới ⁵⁴⁰. Mục đích ban đầu của khoa học là [truy tìm] tri thức và học vấn mô tả chân lý của vũ trụ.
Có rất nhiều cách để khám phá chân lý của vũ trụ, bao gồm cả khoa học thực nghiệm ⁵⁴¹, và khoa học phi thực nghiệm. Mọi con đường đều dẫn đến Rome, chỉ cần mọi người giữ tấm lòng cởi mở và thái độ tìm kiếm sự thật, cho dù sử dụng các phương pháp khác nhau, thì cũng đều có thể biết được ít nhiều chân tướng của vũ trụ.
Vậy “giả thuyết tiến hóa” của Darwin, được coi là chân lý và được viết vào sách giáo khoa sinh học, có tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của khoa học không?
Chúng ta đã thảo luận trong ba chương đầu tiên rằng có 13 lỗi cơ bản về mặt logic và thực tế trong giả thuyết tiến hóa. Darwin chỉ cần nghĩ đến đôi mắt là cảm thấy chấn kinh. Tại sao? Bởi vì giả thuyết tiến hóa không thể giải thích được sự phức tạp, tinh tế của cấu trúc và chức năng của đôi mắt, vậy nên Darwin đã viết trong cuốn “Nguồn gốc các loài” rằng: “Thật hoang đường khi nghĩ rằng đôi mắt có thể được hình thành bởi quá trình tiến hóa.”
Mọi người thường so sánh chức năng của mắt với máy ảnh, nhưng máy ảnh đòi hỏi các chuyên gia phải thiết kế cẩn thận. Đôi mắt con người có chức năng còn mạnh hơn và phức tạp hơn nhiều so với máy ảnh, lẽ nào nó là kết quả của quá trình tiến hóa ngẫu nhiên hay sao? Nếu không được thiết kế cẩn thận, làm sao nó có thể sinh ra?
Có thể thấy, giả thuyết tiến hóa của Darwin hoàn toàn không có bằng chứng củng cố và hoàn toàn không phù hợp với các nguyên tắc khoa học, nó hoàn toàn là một thứ ngụy khoa học và lẽ ra phải sớm bị loại trừ khỏi hệ thống khoa học.
Về phương pháp nhận thức thế giới, khoa học thực nghiệm chủ yếu dựa trên tư duy phân tích, nhấn mạnh “nhìn thấy mới tin,” và thường “mất đi tổng thể.” Vào giữa thế kỷ 19, khoa học thực nghiệm vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Darwin đã lợi dụng những hạn chế và sự non nớt của khoa học thực nghiệm lúc bấy giờ để tiêm nhiễm vào con người giả thuyết sai lầm rằng con người “tiến hóa” từ loài khỉ; cứ như thế, giả thuyết tiến hóa đã đường hoàng thâm nhập vào điện đường của khoa học.
1.3 Nghiên cứu về luân hồi và cận tử cho thấy khả năng tồn tại của Thần
Khoa học chân chính sẽ bắt đầu bằng những quan sát chân thực về các hiện tượng vũ trụ. Sự quan sát có thể bắt đầu từ trải nghiệm của các giác quan vật lý của chúng ta trong không gian này, hoặc có thể đến từ sự “quan sát” và “thể nghiệm” về vũ trụ rộng lớn hơn thông qua suy nghĩ và ý thức của chúng ta.
Về nguồn gốc sự sống của con người, ngoài những phương thức thảo luận nghiên cứu từ xưa đến nay ra, ở Chương 3 chúng tôi cũng đã trích dẫn một lượng lớn bằng chứng, cho thấy cơ thể con người tinh xảo và phức tạp không thể được tạo ra thông qua quá trình tiến hóa, mà chỉ có thể được thiết kế và tạo ra bởi một loại sinh mệnh có trí tuệ nào đó.
Trên thực tế, trong văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc trong lịch sử đều có truyền thuyết sáng thế riêng của mình, đa số tổ tiên của các dân tộc đều tin rằng Thần đã tạo ra con người và vạn vật.
Bởi vì khả năng thị giác, thính giác và các khả năng nhận thức khác của cơ thể con người chúng ta là hữu hạn, nên nếu con người không thể nhìn thấy Thần, thì cũng chưa đủ để phủ nhận khả năng tồn tại của Thần. Lúc này, chỉ có một tinh thần khiêm tốn, một tâm hồn cởi mở, kết hợp với những phương pháp khám phá khác, chúng ta mới có thể đến gần với chân tướng của vũ trụ.
Nghiên cứu của các nhà khoa học về số lượng lớn các trường hợp trải nghiệm cận tử có thật cho thấy, khi con người ở trạng thái cận kề cái chết và linh hồn rời khỏi cơ thể, thì họ có thể sở hữu nhiều khả năng phi thường. Linh hồn có thể đi vào những không gian khác, quan sát và cảm nhận nhiều chân tướng hơn ở những không gian khác.
Ví dụ, cô bé Vicky bị mù từ khi sinh ra, không biết gì về toán học và khoa học, chưa bao giờ nhìn thấy ánh sáng, cây cối, hoa lá hay con người, nhưng lại bất ngờ nhìn thấy ánh sáng trong hai lần trải nghiệm cận tử. Cô bé còn nhìn thấy cơ thể của chính mình và các nhân viên y tế ở nhân gian. Ngoài ra, ở trạng thái tại không gian khác, cô bé còn hiểu được phép tính vi-tích phân, biết hành tinh được hình thành như thế nào và tìm ra câu trả lời cho nhiều câu hỏi về khoa học, toán học, sự sống, tinh cầu, các vị Thần, v.v. Cô bé có cảm giác được bao quanh bởi một dòng nước kiến thức và có thể biết những ngôn ngữ mà trước đây không hiểu. ⁵⁴²
Một người có trải nghiệm cận tử đã viết rằng, đôi mắt của anh ta ở không gian khác dường như có thể tự động thay đổi tiêu cự, với tầm nhìn giống như kính thiên văn và kính hiển vi, có thể nhìn thấy mọi đường gân trên lá của mỗi cái cây xa ngoài mấy dặm ⁵⁴³; một người khác từng trải qua trải nghiệm cận tử mô tả họ có tầm nhìn 360 độ, có thể nhìn thấy mọi hướng cùng một lúc ⁵⁴⁴.
Điều này cho thấy sau khi linh hồn con người tách khỏi cơ thể, nó có thể bộc lộ những khả năng phi thường như tầm nhìn phi thường, tầm nhìn toàn cảnh, dao thị, v.v. Ở trạng thái đó, trí tuệ của con người được mở rộng, có thể hiểu được những bí ẩn phức tạp và sâu sắc của vũ trụ, bao gồm cả lời giải đáp cho những câu hỏi về nguồn gốc của nhân loại.
Ví dụ, sau trải nghiệm cận tử do bị nghẹn hạt điều, cháu bé Katie 3 tuổi đã viết rằng: “Cháu biết chắc rằng mình là một sinh vật được tạo ra, một sinh vật tồn tại nhờ vào sự hiện hữu này.”
Rất nhiều người từng trải qua trải nghiệm cận tử, bao gồm cả một số chuyên gia y tế, đã nhìn thấy những sinh mệnh trí tuệ cao cấp ở các chiều không gian khác.
Trong tuần lễ khi bác sĩ giải phẫu thần kinh Eben Alexander (1953-) ở Đại học Harvard hôn mê, linh hồn của ông đã đến một thế giới Thiên đường với những đám mây trắng hồng khổng lồ. Ông còn miêu tả cảm giác được tình yêu từ Chúa và trải nghiệm được đồng hành với các Thiên Thần. ⁵⁴⁵
Trong cuốn sách “Chúa và thế giới bên kia” (God and the Afterlife) do bác sĩ xạ trị ung thư người Mỹ Jeffrey Long (1954-) xuất bản, một nghiên cứu được thực hiện trên 420 trường hợp trải nghiệm cận tử đến từ các bác sĩ, khoa học gia, chuyên gia và mọi người thuộc các tầng lớp xã hội, cho thấy sau khi trải qua trải nghiệm cận tử, số người tin vào sự tồn tại của Chúa đã tăng lên 86%, mức độ tin vào Chúa đã tăng lên đáng kể. ⁵⁴⁶
Tiến sĩ Long phát hiện, những người trải qua trải nghiệm cận tử có một sự nhất quán đáng chú ý trong những mô tả của họ về Chúa – một sự tồn tại chí cao vô thượng tỏa ra tình yêu và ân sủng, hơn nữa trong những mô tả của họ về hình tượng của Thần cũng có sự nhất quán đáng kinh ngạc: Các vị Thần thường có ánh sáng thánh khiết siêu phàm, lòng từ bi và tình yêu vị tha vô điều kiện, thường sống trên “Thiên đường” mỹ lệ phi thường của vũ trụ. Mục đích mà Thần giao tiếp với con người thường là để giúp con người thấy trước tương lai và chỉ bảo con người hướng thiện.
Tương tự như những người có trải nghiệm cận tử, những người rơi vào trạng thái thôi miên cũng có thể quan sát thấy sinh mệnh trí tuệ cao cấp ở các chiều không gian khác.
Ông Brian Weiss (1944-), Tiến sĩ y khoa và là học giả tâm thần học tại Trường Y Đại học Yale Hoa Kỳ, cho biết khi dùng thuật thôi miên để khiến người ta tiến vào trạng thái thôi miên, ý thức của đối tượng bị thôi miên thường đi đến thế giới tinh thần nơi sinh mệnh cao cấp (Master Spirits) tồn tại. Mô tả của họ (sau khi thức dậy) về sinh mệnh cao cấp cũng tương tự như mô tả của những người có trải nghiệm cận tử. Có một lần, sinh mệnh cao cấp ở không gian khác còn thông qua đối tượng bị thôi miên mà nói ra thông tin chính xác về gia đình của ông Weiss. ⁵⁴⁷
Bác sĩ phụ khoa người Nhật Akira Ikegawa (1954-) đã nghiên cứu những trẻ em có ký ức thai nhi và ghi lại được những tình huống khá giống nhau. Những đứa trẻ cho biết trước khi các em được sinh ra, cá em đợi ở trên mây và sống với các Thiên thần, tiên nữ. Các em tìm kiếm mẹ của mình khắp nơi trên thế giới, và khi tìm thấy, các em đã rời đám mây trên trời để bay vào bụng mẹ. ⁵⁴⁸
Nếu chúng ta thực sự không mang theo bất kỳ quan niệm cố hữu nào mà chỉ tuân theo sự thật, thì ít nhất chúng ta có thể kết luận rằng “Thần” là một sinh mệnh trí tuệ tồn tại ở không gian khác, và là một hiện tượng mà con người cần phải đối mặt một cách khách quan.
1.4 Khoa học và niềm tin vào Thần không mâu thuẫn với nhau
Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2019, bà Elaine Howard Ecklund, Chủ tịch Khoa khoa học xã hội kiêm Giáo sư xã hội học tại Đại học Rice ở Hoa Kỳ, đã cùng những người khác tiến hành một trong những nghiên cứu quốc tế lớn nhất từ trước đến nay về quan điểm của các nhà khoa học đối với niềm tin vào Thần. Hơn 20,000 nhà sinh vật học và vật lý học từ tám quốc gia và khu vực bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Ý, Pháp, Hồng Kông, Ấn Độ, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia vào nghiên cứu này.
Kết quả điều tra này đã được xuất bản trong một cuốn sách vào năm 2019 với nhan đề “Thế tục và Khoa học” (Secular and Science). Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn 3/4 số nhà khoa học được khảo sát trên khắp thế giới tin rằng niềm tin vào Thần và khoa học không hề mâu thuẫn trực tiếp với nhau. Từ số liệu cụ thể mà xét, có 65% khoa học gia ở Anh tin rằng không có mâu thuẫn, ở Đài Loan là 91% và ở Mỹ là 71%. ⁵⁴⁹
Cuộc khảo sát này nói lên rằng trong quá trình theo đuổi chân lý khoa học, các nhà khoa học thường tin rằng niềm tin vào Thần và khoa học có thể cùng tồn tại, thậm chí một số người vô Thần cũng nhìn thấy sự tồn tại của Thần trong công việc của họ. Một số nhà khoa học cho rằng tín ngưỡng đối với Thần thậm chí có thể là động lực thúc đẩy họ theo đuổi chân lý khoa học. Thần có thể là chìa khóa để giải thích thiên nhiên và vũ trụ.
Trong lịch sử nhân loại, rất nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy Thần đã tạo ra con người và vạn vật. Rất nhiều khoa học gia có thành tựu hiển hách cũng tin vào sự tồn tại của Thần hoặc Đấng Tạo Hóa. Họ tin rằng sự phức tạp của vũ trụ và sinh mệnh cũng như trật tự và quy luật của tự nhiên là biểu hiện của sự tồn tại của Thần.
Ngay từ thế kỷ 18, nhà vật lý người Anh Sir Isaac Newton (1642-1727), người được mệnh danh là cha đẻ của vật lý học, trong nghiên cứu của mình đã đề cập đến chuyển động của vũ trụ và “lực vạn vật hấp dẫn.” Newton từng nói: “Tôi tin rằng càng nghiên cứu khoa học thì tôi càng tin vào Chúa.” “Chủ nghĩa vô thần thật vô nghĩa. Khi nhìn vào hệ mặt trời, tôi thấy khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời vừa đủ để Trái đất nhận được lượng ánh sáng và nhiệt lượng phù hợp. Đây không phải là ngẫu nhiên!”; “Đừng nghi ngờ Đấng Tạo Hóa, vì chỉ dựa vào tai nạn ngẫu nhiên mà có thể điều khiển vũ trụ này là điều không thể.” ⁵⁵¹
Về câu hỏi “động lực đầu tiên” khiến vô số hành tinh chuyển động có quy luật đến từ đâu, Newton tin rằng sự chuyển động của mọi vật thể phải có lý do, lý do này chính là động lực đầu tiên, mà động lực đầu tiên này là do Chúa ban cho. Ông tin rằng những thành tựu khoa học của mình không gì khác hơn là đi theo Chúa và suy nghĩ theo sự hướng dẫn của Chúa.
Nhà vật lý kiệt xuất sáng lập ra thuyết tương đối, Albert Einstein, cũng tin rằng trật tự và quy luật trong vũ trụ là biểu hiện của sức mạnh của Chúa. Ông nhấn mạnh khoa học chưa thể chứng minh hay phủ nhận sự tồn tại của Chúa, bởi vì nhận thức của con người và phạm vi của khoa học là hữu hạn.
Năm 1992, Tiến sĩ vật lý học Henry Margenau (1901-1997) tại Đại học Yale và nhà văn nổi tiếng Roy Abraham Varghese (1957-) đã tổng hợp quan điểm của 62 khoa học gia tầm cỡ thế giới (trong đó có 24 người đạt giải Nobel), và xuất bản cuốn sách “Vũ trụ học, sinh học, Thần học: Các nhà khoa học suy ngẫm về khoa học, Chúa và nguồn gốc của vũ trụ, sự sống và con người” (Cosmos, bios, theos: scientists reflect on science, God, and the origins of the universe, life, and homo sapiens) ⁵⁵².
Cuốn sách kết luận rằng “chỉ có một câu trả lời thuyết phục” cho các quy luật thống nhất của tự nhiên và thiết kế chính xác của mọi thứ trong vũ trụ – vũ trụ, vạn vật và sinh mệnh chỉ có thể được tạo ra bởi một vị Thần toàn năng và toàn trí.
Chúng tôi đã thảo luận chi tiết trong ba chương đầu tiên về sự phức tạp của các cơ quan, hệ thống, gene, v.v. của cơ thể con người, những điều căn bản là không thể giải thích được nếu không phải là thiết kế và sáng tạo của Đấng Tạo Hóa.
Tiến sĩ Francis Crick, nhà sinh học phân tử nổi tiếng người Mỹ, đã đề ra lý thuyết về cấu trúc chuỗi xoắn kép DNA và đạt giải Nobel. Ông từng nói rằng nguồn gốc của sinh mệnh gần như là một điều kỳ diệu, bởi vì cần thỏa mãn rất nhiều điều kiện trong quá trình này.
Giáo sư Ian Macreadie, nhà sinh học phân tử và vi sinh vật học người Úc, đã nhấn mạnh tính phức tạp của sinh vật và đột biến di truyền, cho rằng “rõ ràng là mọi sinh vật đều được thiết kế và tạo ra một cách tỉ mỉ ngay từ đầu.”
Rất nhiều kiến thức trên thế giới đều có thể cho phép đồng thời tồn tại nhiều hệ thống lý luận, ấy vậy mà về chủ đề trọng đại nguồn gốc của con người và sinh vật, khi Darwin đưa ra “giả thuyết tiến hóa” vào năm 1859 đã khẳng định rằng con người tiến hóa từ loài khỉ, trực tiếp phủ nhận khả năng con người và vạn vật được sáng tạo ra, nhưng dường như nó lại là lý thuyết duy nhất về nguồn gốc sinh mệnh được y học chính thống công nhận.
Trong hơn 160 năm, các thế hệ khoa học gia bị nhồi nhét bởi giả thuyết tiến hóa sai lầm này đã ngày càng hạ thấp mối liên hệ giữa con người và Thần, những quan niệm đạo đức và luân lý của nhân loại cũng ngày càng bị coi thường, khoa học và công nghệ dần dần bị sử dụng như một công cụ để làm những việc vi phạm truyền thống, chẳng hạn như nhân bản con người.
2. Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học mất đi luân lý đạo đức
Những sự việc như nhân bản con người là biểu hiện trực tiếp của việc khoa học kỹ thuật khiến con người biến dị, hơn nữa cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng của con người đối với Đấng Tạo Hóa. Đó là biểu hiện của việc khoa học bị thuyết tiến hóa đưa đến tầng diện vật chất, về cơ bản là coi thường đạo đức luân lý của con người, trở thành đại diện điển hình cho sự hỗn loạn liên tiếp xuất hiện của khoa học đời sống.
Khi nói đến đạo đức, hầu hết mọi người đều nghĩ đến nguyên tắc vàng để phân biệt đúng sai là “cái gì bạn không muốn thì đừng làm với người khác.” Lời thề Hippocrates luôn là một chuẩn tắc hành nghề y quan trọng đối với các bác sĩ trên toàn thế giới, trong đó có một câu là “Đầu tiên không gây hại” (First Do No Harm).
Người ta đã ý thức được rằng, nếu khoa học muốn duy trì một hướng phát triển đúng đắn thì cần phải được ước thúc bởi luân lý đạo đức ⁵⁵³. Một thí nghiệm lâm sàng chính thức trên người phải được ủy ban đạo đức y tế xem xét nghiêm ngặt, nếu không được phê chuẩn thì không thể thực hiện. Được thành lập vào năm 1993, Ủy ban Đạo đức Sinh học Quốc tế (IBC) là một tổ chức chịu trách nhiệm theo dõi khoa học đời sống và các ứng dụng của chúng, nhằm bảo đảm tôn trọng phẩm giá và quyền tự do của con người ⁵⁵⁴.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của khoa học hiện đại đã xuất hiện sự băng hoại về luân lý đạo đức trong lĩnh vực y sinh học. Bác sĩ, những người luôn tận tâm chữa bệnh cứu người, xưa nay luôn là một nghề được tôn trọng. Nhưng thực tế thì sao? Chúng ta cùng xem xét hai trường hợp thực tế xảy ra vào thời cận đại.
2.1 Nghiên cứu Tuskegee về bệnh giang mai
Tuskegee là một thị trấn nhỏ ở tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ, là nơi tọa lạc của trường Đại học Tuskegee, một trường đại học tư thục có bề dày lịch sử được thành lập vào năm 1881 dành cho người da đen.
Trong khoảng thời gian từ năm 1932 đến năm 1972, Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ (USPHS) đã hợp tác với Đại học Tuskegee để điều trị cho 399 người đàn ông Mỹ gốc Phi bị nhiễm bệnh giang mai ở Alabama dưới danh nghĩa điều trị miễn phí. Kỳ thực, đó là để bí mật nghiên cứu tác hại của bệnh giang mai đối với cơ thể con người. Các bệnh nhân kỳ thực không được thông báo về việc họ bị bệnh giang mai, họ chỉ được cho biết là họ có “máu xấu” (bad blood) và cũng không được điều trị thực sự.
Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, có thể gây lở loét và phát ban ở miệng và xung quanh xương mu. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến tử vong.
Tại thời điểm thí nghiệm này bắt đầu vào năm 1932, bệnh giang mai là một căn bệnh nan y không thể cứu chữa. Tuy nhiên đến năm 1943, sau khi cộng đồng y tế phát hiện ra rằng penicillin có thể điều trị bệnh giang mai một cách hiệu quả, theo nguyên tắc đạo đức, những bệnh nhân này nên được điều trị bằng thuốc hiệu quả càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, để tiếp tục nghiên cứu về bệnh giang mai, các nhà nghiên cứu đã khiến những bệnh nhân bị bệnh giang mai này lầm tưởng rằng họ đang được điều trị bệnh bằng “thuốc hồng” (Pink medicine), nhưng thực tế họ chỉ được uống aspirin và bổ sung sắt.
Trong số các bệnh nhân này, có 128 người đã qua đời vì bệnh giang mai hoặc biến chứng, 40 người có vợ bị nhiễm bệnh và 19 người có con được chẩn đoán nhiễm bệnh giang mai bẩm sinh sau khi sinh ra.
Thí nghiệm đã bị chấm dứt vào năm 1972 khi ông Peter Buxtun, một nhà dịch tễ học của USPHS tiết lộ vấn đề với giới truyền thông. Năm 1997, chính phủ Hoa Kỳ đã bồi thường và công khai xin lỗi các nạn nhân.
Nghiên cứu Tuskegee về bệnh giang mai (Tuskegee Syphilis Study) đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y học trên con người. Rất nhiều người Mỹ gốc Phi ngày nay vẫn bị ảnh hưởng bởi ám ảnh tâm lý và không sẵn lòng hiến máu.
Tiến sĩ John Heller, trưởng khoa bệnh hoa liễu của Bộ Y tế Công cộng Hoa Kỳ, từng nói rằng: “Nhìn chung, các bác sĩ và nhân viên công chức chỉ đơn thuần là thực hiện trách nhiệm của mình. Một số người trong số họ chỉ làm theo mệnh lệnh, một số khác thì làm việc vì vinh quang của khoa học.”
Có thể thấy, y sinh học hiện đại dường như đã tiến vào sai lầm là coi thường sinh mệnh và đạo đức, những “nghiên cứu học thuật” của bác sĩ có thể trở thành vỏ bọc khoa trương, làm tổn hại trắng trợn đối tượng nghiên cứu và không đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả ngay cả đối với những bệnh hiểm nghèo. Điều này đã vi phạm lương tâm cơ bản của con người.
Không phải ngẫu nhiên mà điều đó lại xảy ra ở quần thể người da đen. Sự phát triển của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng có liên quan một phần đến giả thuyết tiến hóa. Trong bộ phim tài liệu “Darwin: The Voyage That Shook The World,” nhà sử học sinh học Peter Bowler (1944-) tại Đại học Cambridge đã đề cập đến một quan niệm mà Darwin tin tưởng, cho rằng các chủng tộc khác ngoại trừ người da trắng không có năng lực trở thành người văn minh về trí tuệ và đạo đức, họ đang ở giai đoạn tương đối sớm trong quá trình tiến hóa sinh học của con người. ⁵⁵⁵
2.2 Ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng đẫm máu ở Trung Quốc
Nếu nghiên cứu về bệnh giang mai ở Tuskegee là một sự kiện lớn đánh mất đạo đức cơ bản của y học, thì ngành cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, vốn không có giới hạn về mặt đạo đức, lại càng là một tội ác kinh hoàng hơn.
Trong ngành cấy ghép nội tạng, sự tự nguyện và đồng tình là điều kiện tiên quyết để hiến nội tạng. Cưỡng chế lấy nội tạng mà chưa được sự đồng ý của người khác là tương đương với việc sát nhân. Hành vi này là một sự vi phạm nghiêm trọng và không thể chấp nhận được đối với quyền được sống cơ bản của con người.
Ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc luôn tồn tại vấn đề đạo đức sinh học, bao gồm cả nguồn nội tạng không rõ nguồn gốc và thiếu sự đồng ý từ người hiến tặng v.v. , do đó đã bị cộng đồng quốc tế lên án. Hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc luôn không đáp ứng được các yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới về tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của nội tạng, chính phủ Trung Quốc đã từ chối để xã hội quốc tế tiến hành kiểm tra độc lập đối với hệ thống này.
Do tín ngưỡng truyền thống, tỷ lệ hiến tạng tự nguyện của người dân Trung Quốc là rất thấp. Mặc dù Trung Quốc đã thực hiện quy định cho phép thu hoạch nội tạng từ tử tù vào năm 1984, nhưng ngoại trừ số lượng tử tù lớn vào năm 1983, số tử tù ở Trung Quốc luôn tương đối ổn định và giảm dần qua từng năm. Thế nhưng, số lượng ca ghép tạng ở Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2005 lại cho thấy sự gia tăng một cách kỳ lạ và không rõ nguyên nhân.
Kể từ tháng 06/2006, cựu Bộ trưởng châu Á-Thái Bình Dương và là Công tố viên Hoàng gia Canada David Kilgour (1941-2022) cùng luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada David Matas (1943-) đã tiến hành một cuộc điều tra độc lập. Vào tháng 07/2006, họ đã xuất bản cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu, giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng” (Bloody Harvest, The killing of Falun Gong for their organs). Cuộc điều tra kết luận rằng thị trường nội tạng của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, nguồn gốc của nội tạng trong 41,500 ca phẫu thuật cấy ghép là không thể giải thích được. ⁵⁵⁷ Lời giải thích duy nhất là chúng đến từ các học viên Pháp Luân Công, những người tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn” đã bị chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp tàn khốc bắt đầu từ năm 1999. Cuốn sách mô tả việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công là “tội ác chưa từng có trên hành tinh này.”
Hai ông David Kilgour và David Matas đã cung cấp khoảng 52 loại bằng chứng, bao gồm việc thực hiện các cuộc gọi tư vấn tới khoa cấy ghép nội tạng của rất nhiều bệnh viện ở Trung Quốc với tư cách là người nhà bệnh nhân, để hỏi liệu các bệnh viện có thể lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công hay không. Kết quả điều tra của họ đã xác nhận thực tế về tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Đến năm 2016, sau mười năm điều tra và thu thập bằng chứng, hai ông David và nhà báo người Mỹ Ethan Gutmann (1958-) đã cùng xuất bản một báo cáo mới dài 798 trang mang tên “Thu hoạch nội tạng đẫm máu” (Bloody Harvest/The Slaughter), cho biết các bác sĩ Trung Quốc cấy ghép từ 60,000 đến 100,000 nội tạng mỗi năm, vượt xa số lượng thận, gan và tim được cung cấp bởi những người hiến tặng tình nguyện. ⁵⁵⁸
Báo cáo này đặt ra vấn đề đáng lo ngại: Những nội tạng này đến từ đâu?
Báo cáo đã dựa trên lượng lớn bằng chứng tường tận, bao gồm hồ sơ bệnh viện, lời khai của bác sĩ, các cuộc họp báo và tuyên bố công khai, chứng minh rằng nội tạng chủ yếu đến từ các ngân hàng nội tạng người, bao gồm các học viên Pháp Luân Công, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và tín đồ Cơ đốc, họ có khả năng phải đối mặt với số phận bị thu hoạch nội tạng rồi bị giết bất cứ lúc nào.
Ngày 17/06/2019, Tòa án Nhân dân Độc lập (China Tribunal) ở London, Vương quốc Anh, đã đưa ra phán quyết sau cuộc điều tra và xét xử toàn cầu rằng: ĐCSTQ đã giết hại những người vô tội và cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ người sống. Hành vi tà ác này vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay. Đây là một sự thật không thể chối cãi. Các quốc gia có mối bang giao với Trung Quốc nên biết rằng họ đang qua lại với một “quốc gia tội phạm” ⁵⁵⁹.
Theo một báo cáo trên trang web của Liên Hiệp Quốc vào ngày 14/06/2021, mười hai chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã báo cáo về sự tồn tại của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các nhóm bao gồm các học viên Pháp Luân Công và các nhóm tín ngưỡng khác ở Trung Quốc. Họ cảm thấy vô cùng bàng hoàng. ⁵⁶⁰
Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cho biết: “Dựa trên những cáo buộc nhận được, các cơ quan nội tạng phổ biến nhất được cho bị lấy đi từ tù nhân là tim, thận, gan, giác mạc, và ít phổ biến hơn là các bộ phận của gan. Hình thức buôn bán có tính chất y tế này được cho là liên quan đến các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, bao gồm bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê và các chuyên gia y tế khác.”
Ngày 05/05/2022, Nghị viện Âu Châu đã thông qua một nghị quyết khẩn cấp, bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về nạn thu hoạch nội tạng đang diễn ra một cách có hệ thống và được nhà nước hậu thuẫn ở Trung Quốc, với nguồn nội tạng chủ yếu đến từ các học viên Pháp Luân Công. ⁵⁶¹
Tháng 06/2020, Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã tiến hành một cuộc điều tra chi tiết về 891 bệnh viện ghép tạng ở Trung Quốc, 9,519 bác sĩ cấy ghép đang hành nghề và hàng trăm ngàn báo cáo, luận văn và tài liệu trên trang web của các bệnh viện trên các kênh truyền thông đại chúng. Tổ chức này đã tổng kết và công bố 730 bằng chứng ghi âm điều tra và hơn 2,000 bằng chứng tài liệu. Trong đó bao gồm 58 bằng chứng ghi âm cho thấy các quan chức ĐCSTQ thừa nhận một cách rõ ràng, hoặc trực tiếp làm chứng chống lại việc thu hoạch nội tạng từ người sống. ⁵⁶²
Rất nhiều bằng chứng không thể chối cãi từ các cơ quan điều tra khác nhau đã cho thấy, ĐCSTQ đã lợi dụng một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công vô tội và bị giam giữ phi pháp làm “vốn liếng” để thành lập ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng, tạo ra một chuỗi sản nghiệp khổng lồ và đẫm máu. Sau đó, móng vuốt của ĐCSTQ đã mở rộng sang những người trẻ khỏe mạnh như sinh viên đại học và học sinh trung học. Hiện tượng “thị trường chợ đen nội tạng người” ngày càng gia tăng ở Trung Quốc hiện đã trở thành một trong những mối lo ngại lớn nhất của dư luận. ⁵⁶³
Điều gì đã biến con dao phẫu thuật của bác sĩ phẫu thuật thành vũ khí giết người? Tất nhiên, điều này liên quan trực tiếp đến mệnh lệnh cực quyền của ĐCSTQ vốn đàn áp tín ngưỡng và coi thường sinh mạng. Tuy nhiên, giả thuyết tiến hóa của Darwin cũng đã đóng một vai trò không thể thiếu, là tòng phạm về mặt lý thuyết trong việc khiến các nhà khoa học trở nên bất kính với Thần, đánh mất đạo đức, và xem những người yếu thế như động vật để tùy ý giết hại.
2.3 Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học phớt lờ luân lý đạo đức ra sao
Con người là “anh linh của vạn vật,” điểm khác biệt cơ bản nhất giữa con người và động vật là con người có những quan niệm đạo đức cơ bản, có thể đưa ra những phán đoán hành vi dựa trên những quy phạm đạo đức. Mặc dù bên trong nhân tính cũng có những điều xấu xa – ma tính, nhưng chỉ cần mặt thiện của nhân tính chiếm ưu thế, con người sẽ không dễ dàng bị ma tính kiểm soát, đạo đức của con người có thể duy trì ở trên mức cơ bản.
Tuy nhiên, giả thuyết tiến hóa cho rằng con người là “tiến hóa” từ động vật, khiến người ta thừa nhận và phóng túng ma tính của bản thân, hạ thấp giá trị thiện lương của con người.
Đồng thời, tư tưởng cạnh tranh tàn khốc “kẻ mạnh nhất sẽ sống sót” của giả thuyết tiến hóa cho rằng dù sử dụng phương tiện nào, chỉ cần một sinh vật có thể tồn tại trong giới tự nhiên tàn khốc thì nó sẽ là kẻ chiến thắng. Cuộc sống dù tốt đẹp đến đâu, nếu không thích ứng được với những thay đổi của môi trường thì sẽ bị đào thải. Vì mục đích chiến thắng, mọi thủ đoạn đều có thể được áp dụng, có thể chà đạp, hy sinh bất kỳ nguyên tắc luân lý đạo đức nào. Sự tràn lan của tư tưởng tiến hóa cũng tương đương với việc phá hủy các nền tảng đạo đức mà nhân loại đã dựa vào hàng ngàn năm qua.
Mọi thứ đều là vật chất, kể cả hệ thống tư tưởng. Một hệ tư tưởng tốt sẽ thay đổi một xã hội, một quốc gia. Chẳng hạn như các chính giáo truyền thống xuất hiện trong nền văn minh nhân loại, hoặc dạy con người hướng thiện, hoặc hướng dẫn con người tu luyện, đặt định nền tảng để con người duy trì một trình độ đạo đức chính thường, đồng thời giúp nền văn minh nhân loại duy trì ở một trình độ đạo đức nhất định. Tư tưởng “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” của Nho gia đã giáo hóa dân tộc Trung Hoa trong hàng ngàn năm, duy trì hệ thống đạo đức của cả dân tộc.
Ngược lại, một hệ tư tưởng xấu cũng sẽ làm thay đổi một xã hội, một quần thể. Nếu không có sự hướng dẫn của các bậc Thánh nhân, con người dễ rơi vào hỗn loạn giữa sóng gió và ích kỷ, những thiên tai nhân họa là đủ để làm gián đoạn hoặc phá hủy toàn bộ quá trình văn minh nhân loại.
Tác động tiêu cực của những tư tưởng giả thuyết tiến hóa được ngụy trang dưới lớp vỏ khoa học đối với con người là rất rõ ràng. Giả thuyết tiến hóa đa tác động trực tiếp lên tín ngưỡng và hệ thống đạo đức của con người.
Kể từ năm 1859 trở đi, khoa học đời sống đã bắt đầu bị giả thuyết tiến hóa của Darwin dẫn theo hướng sai lầm. Giả thuyết này đã ảnh hưởng đến giới khoa học, nhất là giới y sinh trong hơn một trăm năm qua. Những người bị quan niệm sai lầm này đầu độc lâu năm, trong đó có các bác sĩ, khoa học gia, đã vô tình hấp thụ chất độc của thuyết tiến hóa và làm băng hoại nền tảng đạo đức chính thống.
3. Giả thuyết tiến hóa dẫn tới việc lạm dụng khoa học kỹ thuật
Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ thế kỷ 18 hiện đang bước vào giai đoạn thứ tư, được gọi là “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,” nổi bật bởi những bước đột phá như graphene, kỹ thuật di truyền, thực tế ảo, thông tin lượng tử, năng lượng hợp hạch, năng lượng sạch và công nghệ sinh học, phản ánh sự dung hợp của nhiều phương pháp khoa học kỹ thuật khác nhau, khiến việc phân biệt ranh giới giữa vật lý, toán học và sinh học trở nên càng khó khăn hơn ⁵⁶⁴.
Khoa học kỹ thuật đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều thứ mới, giúp cuộc sống con người trở nên tiện lợi hơn. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng quá mức của khoa học kỹ thuật đã kéo theo ngày càng nhiều vấn đề về sức khỏe, môi trường và xã hội. Khoa học kỹ thuật đang thay đổi hành vi của con người, cách chúng ta suy nghĩ về các vấn đề, và thậm chí thay đổi cấu trúc cơ thể con người cũng như những thứ bản chất nhất của con người.
Chúng ta hãy bắt đầu với cái chết bi thảm của một cậu bé 18 tuổi.
3.1 Cái chết của Jesse
Jesse Gelsinger là một cậu bé người Mỹ, được chẩn đoán mắc một hội chứng bẩm sinh hiếm gặp gọi là hội chứng thiếu hụt Ornithine transcarbamylase (OTCD) khi mới 2 tuổi. Gan của cậu thiếu một loại enzyme chuyển hóa acid amin là Ornithine transcarbamylase (OTC), loại enzyme này có thể khiến nồng độ amoniac trong máu tăng lên và thậm chí đạt đến mức gây tử vong. Cậu cần một chế độ ăn kiêng trường kỳ và các loại thuốc đặc biệt để tồn tại. ⁵⁶⁵
Tháng 09/1999, cậu bé Jesse 18 tuổi tốt bụng muốn giúp đỡ những người bị căn bệnh tương tự như cậu vượt qua bệnh tật. Cậu đã tình nguyện tham gia thử nghiệm liệu pháp gene. Các nhà nghiên cứu và khoa học gia từ Đại học Pennsylvania ở Philadelphia đã chích một vectơ adenovirus mang gene OTC bình thường vào gan của Jesse, nhằm cố gắng khôi phục khả năng chuyển hóa amoniac của gan.
Tuy nhiên, adenovirus được sử dụng làm vật mang gene đã khiến hệ thống miễn dịch của Jesse phản ứng thái quá. Jesse bị sốt cao và hôn mê sâu vào buổi tối được chích thuốc. Cậu đã qua đời vì suy đa cơ quan bốn ngày sau đó.
Kết quả là gia đình Jesse đã đệ đơn kiện Đại học Pennsylvania ⁵⁶⁶. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tạm dừng các thử nghiệm trên người về liệu pháp gene của Đại học Pennsylvania, đồng thời bắt đầu điều tra 69 thử nghiệm liệu pháp gene khác đang diễn ra ở Hoa Kỳ ⁵⁶⁷.
Thảm kịch này lập tức làm nguội sự nhiệt tình của các nhà khoa học đối với việc nghiên cứu liệu pháp gene. Các nhà đầu tư rút tiền, các công ty khởi nghiệp bị phá sản, các trung tâm liệu pháp gene bị giải tán. Trong mười tám năm tiếp theo, nghiên cứu về liệu pháp gene gần như bị đình trệ.
Năm 2017, Luxturna, một liệu pháp gene dùng để điều trị bệnh về mắt, đã khơi dậy một tia lửa nhỏ trong lĩnh vực liệu pháp gene. Vì liệu pháp này chỉ cần chích tại chỗ và có tác động tương đối ít đến toàn bộ cơ thể nên cuối cùng nó đã được thành công đưa lên thị trường. ⁵⁶⁸
Năm 2019, Zolgensma, một liệu pháp gene khác của công ty Novartis, cũng đã được phê chuẩn để điều trị một loại chứng rối loạn di truyền là chứng loạn dưỡng cơ⁵⁶⁹.
Tuy nhiên, khoảng thời gian tốt đẹp đó không kéo dài. Sau đó không lâu, liệu pháp gene lại gặp phải hàng loạt tai nạn về mặt an toàn.
Tháng 11/2019, trong một thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp gene SGT-001 do công ty Solid Biosciences phát triển để điều trị chứng loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD), một người tham gia đã bị tổn thương nghiêm trọng về thận và máu. Thử nghiệm lâm sàng này đã lập tức bị FDA Hoa Kỳ kêu gọi dừng lại ⁵⁷⁰. Trên thực tế, trong các thí nghiệm trên động vật trước đó, có ba con khỉ và ba con heo đều bị phản ứng độc tính nghiêm trọng và cuối cùng đã chết.
Chưa đầy một năm sau, công ty Astellas đã khiến ít nhất bốn cậu bé tử vong khi sử dụng liệu pháp gene liên quan đến adenovirus để điều trị một bệnh cơ hiếm gặp. ⁵⁷¹
Trong hai thập kỷ kể từ cái chết của Jesse, các công ty tư nhân và công cộng đã đầu tư hàng tỷ USD với hy vọng điều trị bệnh bằng cách thay đổi hoặc thay thế các gene khiếm khuyết của chúng ta. Cho đến nay, những nỗ lực này chỉ mang lại một số rất ít phương pháp điều trị.
Những trường hợp tử vong liên tiếp do liệu pháp gene gây ra đã khiến người ta phải suy ngẫm: Tại sao liệu pháp gene lại khó khăn như vậy, và luôn đi kèm với tử vong?
Ý tưởng thiết kế của liệu pháp gene có vẻ hấp dẫn: bằng cách đưa gene mục tiêu vào cơ thể người và điều chỉnh các gene không chính xác trong cơ thể con người, căn bệnh này có thể được chữa khỏi. Nhưng kiểu “xử lý” này giống như bắn súng: tuy là nhắm vào các gene xấu cần sửa, nhưng nếu bắn trượt thì sẽ làm hỏng các gene bình thường, đây gọi là “sự kiện lệch mục tiêu”. ⁵⁷²
Điều này giống như bắn súng trong bóng tối, không thể nhìn thấy mục tiêu, tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng không lường trước được và không thể kiểm soát. Vậy nên, những đứa trẻ vô tội này đã không may trở thành nạn nhân của “liệu pháp gene.”
Những trường hợp tử vong do liệu pháp gene gây ra là lời cảnh báo nghiêm trọng cho sự phát triển khoa học kỹ thuật của nhân loại ngày nay.
3.2 Hạ Kiến Khuê chỉnh sửa phôi người
Năm 2012, nhà sinh vật học người Mỹ Jennifer A. Doudna (1964-) và nhà sinh vật học người Pháp Emmanuelle Charpentier (1968-) đã cùng phát minh ra phương pháp chỉnh sửa gene CRISPR/Cas9. Trong đó CRISPR là viết tắt của Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats, Cas9 đề cập đến một endnuclease liên quan đến CRISPR, tương tự như “cái kéo phân tử,” có thể hướng dẫn RNA cắt DNA tại các vị trí được chỉ định.
Mặc dù hai khoa học gia này đã nhận được giải Nobel Hóa học vào năm 2020, nhưng việc ứng dụng kỹ thuật này vào lâm sàng vẫn tiềm ẩn rủi ro rất lớn ⁵⁷⁵.
CRISPR/Cas9 là một công cụ nhỏ bé nhưng mạnh mẽ, giống như một chiếc kéo chính xác, được mô tả là “chiếc kéo của Chúa.” Nó có thể cắt và chỉnh sửa chính xác vật liệu di truyền trong DNA. DNA của con người tuy rất nhỏ nhưng lại vô cùng phức tạp, bao gồm 3.2 tỷ ký tự di truyền, hơn nữa chúng có thể tương tác với nhau. Khi người ta sử dụng CRISPR/Cas9 để tiến hành chỉnh sửa gene, việc dự đoán kết quả cuối cùng là rất khó.
Tuy nhiên, vào ngày 26/11/2018 theo giờ Bắc Kinh, nhà khoa học Trung Quốc có tên Hạ Kiến Khuê (He Jiankui) đã vui mừng thông báo rằng, ông đã tạo ra em bé chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới. Hai bé gái Lộ Lộ (Lulu) và Na Na (Nana) bị chỉnh sửa gene ở giai đoạn phôi thai đã chào đời ở Trung Quốc. ⁵⁷⁶
Với lý do giúp đỡ con cháu của bệnh nhân AIDS, ông Hạ Kiến Khuê đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene để chỉnh sửa tùy tiện gene CCR5 của trứng đã thụ tinh mà không trải qua luận chứng khoa học và đánh giá đạo đức nghiêm ngặt. Hành vi vô trách nhiệm của ông Hạ lập tức đã gây xôn xao giới khoa học trên toàn thế giới, bị chỉ trích nặng nề về mặt luân lý đạo đức. Cuối cùng, ông Hạ đã bị tù giam.
Ngay cả khi chúng ta chỉ xem xét thuần túy từ bằng chứng khoa học, tác động của gene do ông Hạ Kiến Khuê chỉnh sửa đối với nguy cơ mắc bệnh AIDS và các bệnh nhiễm virus khác là rất phức tạp, và còn có thể có tác động đến não. Những gì ông Hạ mang lại cho hai đứa bé này có lẽ không phải là hạnh phúc mà là rủi ro sức khỏe suốt đời.
Các nhà khoa học Trung Quốc viết trong một tuyên bố chung rằng: “Quá trình xem xét đạo đức y sinh đối với cái gọi là nghiên cứu này chỉ mang tính hình thức. Việc tiến hành thử nghiệm trực tiếp trên người chỉ có thể dùng từ ‘điên rồ’ để mô tả.” “Kỹ thuật này đã có từ lâu, nhưng các nhà khoa học y sinh trên thế giới không làm hoặc không dám làm vì không chắc chắn về mục tiêu, những rủi ro lớn khác, và quan trọng hơn là đạo đức.”
Tờ Financial Times đã dẫn lời bà Joyce Harper, Giáo sư phôi người tại Đại học College London, nói rằng nội dung nghiên cứu mà ông Hạ Kiến Khuê tuyên bố là “quá sớm, nguy hiểm và vô trách nhiệm.”
Ngoài ra, các công cụ chỉnh sửa gene có thể được ứng dụng rất rộng trên người, chẳng hạn như thay đổi đặc điểm ngoại hình và trí thông minh, thay đổi gene làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, và thay đổi gene trong tinh trùng người khiến các gene được chỉnh sửa có thể được truyền lại cho thế hệ tương lai. Nếu việc chỉnh sửa gene không được quản lý chặt chẽ thì có thể sẽ dẫn đến các vấn đề đạo đức rất lớn.
3.3 Nghiên cứu về “tăng cường chức năng” của virus
Nếu tác hại của công nghệ di truyền được đề cập ở trên chỉ giới hạn ở những người bị một số bệnh nhất định, thì phạm vi của chủ đề tiếp theo đây không chỉ liên quan đến một vài người.
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, ngoài Trung Quốc đại lục đã có gần bảy triệu sinh mệnh bị lấy đi. Nguồn gốc của COVID-19 luôn là một chủ đề gây tranh cãi. Khả năng rò rỉ trong phòng thí nghiệm luôn được xem là trọng điểm cân nhắc trong giới khoa học.
Kể từ năm 2005, các nhà khoa học cho rằng để làm cho con người khỏe mạnh hơn, họ có thể thử sử dụng công nghệ kỹ thuật di truyền để tạo ra các virus tái tổ hợp, thực hiện một số nghiên cứu “tăng cường chức năng” (gain-of-function, GOF), v.v.
Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu virus Vũ Hán ở Trung Quốc đã chèn một phần gene protein của virus corona ở dơi mà con người sẽ không bị nhiễm vào trong virus SARS để tạo ra độc tính mạnh hơn, dẫn đến bệnh phổi nghiêm trọng hơn, có thể lây nhiễm sang người. Loại virus vốn không có nguy cơ gây bệnh cho con người đã được biến đổi thành một loại virus có thể khiến người ta nhiễm bệnh. Bản thân các nhà khoa học không biết họ đang làm gì, họ còn coi đây là một vinh quang khoa học. Luận văn này đã được xuất bản trên tập san Y học Tự Nhiên (Nature Medicine) vào năm 2015.
Ngay khi kết quả nghiên cứu được công bố, ông Richard Ebright, chuyên gia phòng thủ sinh học, học giả sinh học phân tử tại Đại học Rutgers, đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về nghiên cứu này. Ông cho rằng “tác động duy nhất của công việc này là tạo ra một loại rủi ro phi tự nhiên mới trong phòng thí nghiệm.” ⁵⁷⁸
Sự việc như thế này đã bị cấm không ít lần. Vào năm 2022, nhân viên nghiên cứu virus tại Đại học Boston đã thực hiện sửa đổi gene của virus Omicron có khả năng gây bệnh rất yếu, tạo ra một loại virus mới, cũng chính là một loại virus tái tổ hợp giữa chủng nguyên thủy của COVID-19 và protein gai của Omicron. Tỷ lệ tử vong do virus mới này gây ra lên tới 80% trong các thí nghiệm trên động vật, một lần nữa gây ra sự khủng hoảng cho mọi người. ⁵⁷⁹
Ngày 06/02/2023, tạp chí Khoa học (Science) đưa tin rằng, ông Ebright cùng một nhóm các khoa học gia quan tâm đến những rủi ro tiềm ẩn của nghiên cứu mầm bệnh đối với con người, đã thành lập một tổ chức bất vụ lợi gọi là “Bảo vệ tương lai của chúng ta” (Protect Our Future), hy vọng ngăn chặn “dịch bệnh có thể đe dọa sự sinh tồn của con người sinh ra trong phòng thí nghiệm,” đồng thời khởi xướng các quy tắc an toàn sinh học nghiêm ngặt hơn. Ông Ebright và nhóm của mình cho rằng, mặc dù thiếu bằng chứng trực tiếp chứng minh các thí nghiệm virus trong phòng thí nghiệm Vũ Hán ở Trung Quốc có thể dẫn đến đại dịch Covid-19, nhưng nó vẫn phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người trong đại dịch hiện nay. ⁵⁸⁰
Trong xã hội hiện đại, con người thường theo đuổi tiến bộ kỹ thuật dưới cờ hiệu của nghiên cứu khoa học. Cạnh tranh kỹ thuật đã trở thành mục tiêu chính hoặc thậm chí là mục tiêu duy nhất, bao gồm thay đổi gene virus, chẳng hạn như cải tạo bộ gene của một số loại virus để biến chúng thành vật tải thể cho kỹ thuật di truyền. Còn việc ngăn ngừa các bệnh dịch lớn và tăng cường sức khỏe con người thì ngược lại, dần bị coi nhẹ, thậm chí không ai hỏi tới.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng sự hiểu biết của con người về các gene và đặc điểm chức năng của nhiều loại virus vẫn còn rất hạn chế. Virus sẽ trở thành gì trong quá trình biến đổi gene, thì ngay cả các nhà khoa học cũng không dự liệu được.
Những nghiên cứu “tăng cường chức năng” với lý do để phát triển khoa học kỹ thuật và nghiên cứu vaccine, cơ bản không khác gì một hành vi đùa với lửa.
3.4 Tác hại của sinh vật biến đổi gene
Công nghệ kỹ thuật gene đã không ngừng được phát triển sau khi ra đời vào những năm 1970, nó là thông qua công nghệ sinh học phân tử để đem gene cần thiết nào đó chuyển vào trong bộ gene của sinh vật mục tiêu, từ đó tạo ra chủng mới mang theo các gene đã bị thay đổi. ⁵⁸¹
Sinh vật bị thay đổi vật liệu di truyền bằng công nghệ kỹ thuật gene được gọi là sinh vật cải tạo gene (genetically modified organism, GMO), cũng chính là sinh vật “biến đổi gene” mà người ta thường nói. Trên thực tế, chúng không phải là những sinh vật mới được sinh ra thông qua các phương pháp tự nhiên như giao phối tự nhiên, v.v. ⁵⁸²
Người ta thường áp dụng công nghệ này cho cây nông nghiệp, mục đích ban đầu là cải thiện giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, tăng sản lượng và giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, v.v. Ví dụ như đưa gene kháng côn trùng của vi khuẩn Bacillus thuringiensis (BT) vào ngô, gạo, khoai tây và các loại cây trồng khác, cho phép chúng tạo ra một loại protein độc hại để chống lại sâu bệnh. Ngô BT được trồng rộng rãi là một ví dụ. Khi sâu bệnh cố gắng ăn ngô BT, những protein độc hại này sẽ gây tổn thương cho ruột của chúng và cuối cùng khiến sâu bệnh chết. Về mặt lý thuyết, nó có thể làm giảm các mối nguy hiểm gây hại cho cây ngô, đồng thời giảm nhu cầu về thuốc trừ sâu.
Ngoài ra, các loại đậu được đưa vào gene kháng thuốc diệt cỏ (Roundup Ready), cho phép chúng có thể chống lại một loại thuốc diệt cỏ gọi là glyphosate, bảo đảm rằng đậu nành sẽ không bị tổn thương khi sử dụng thuốc diệt cỏ.
Tuy nhiên, mọi chuyện lại không như mong đợi. Mọi người đã không ngừng chứng minh tính không an toàn của các loại thực phẩm biến đổi gene này. Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng các loại cây trồng biến đổi gene ít không tốt như trong trí tưởng tượng ban đầu, nó không kỳ diệu như công ty công nghệ di truyền hứa hẹn.
Hiện tại, vấn đề an toàn của các loại cây trồng biến đổi gene đã thu hút sự chú ý rộng rãi từ cộng đồng khoa học và các cơ quan chính phủ ở nhiều quốc gia. Ít nhất có 38 quốc gia đã tuyên bố cấm các loại cây trồng biến đổi gene, bao gồm 28 quốc gia EU, 4 quốc gia châu Á, 4 quốc gia ở châu Phi và 2 quốc gia ở Cchâu Mỹ. ⁵⁸³
Tại sao vậy?
Trước hết, dữ liệu nghiên cứu chứng minh rằng thực phẩm biến đổi gene có thể gây hại cho nhiều cơ quan và hệ thống của con người, bao gồm gan, tuyến tụy, thận hoặc sinh dục, đồng thời còn có thể thay đổi huyết dịch, sinh hóa và miễn dịch. ⁵⁸⁴
Tháng 05/2009, Viện Khoa học Y học Môi trường ở Hoa Kỳ đã báo cáo rằng, việc ăn thực phẩm biến đổi gene có nguy cơ gây ra tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe, bao gồm vô sinh, các vấn đề miễn dịch, tăng tốc lão hóa, điều hòa insulin, thay đổi hệ thống nội tạng và hệ thống tiêu hóa chính. Cơ quan này kết luận: “Giữa thực phẩm biến đổi gene và tác dụng bất lợi đối với sức khỏe không phải không có quan hệ, ngược lại [giữa chúng] tồn tại mối quan hệ nhân quả.”
Thứ hai, công nghệ biến đổi gene còn có thể mang đến “ô nhiễm gene” đối với môi trường, phá hủy sự cân bằng sinh thái của tự nhiên.
Sự trao đổi gene giữa các loại cây trồng biến đổi gene và các loài hoang dã gần đó được gọi là “dòng gene” (gene flow), đây hiện là việc được quan tâm nhất trong giới sinh vật học. Dòng gene là thứ tồn tại khách quan trong tự nhiên, nhưng phần lớn là xảy ra giữa cùng một chủng hoặc cùng một loài. Khi thực vật biến đổi gene phát sinh dòng gene, sẽ sinh ra một số hậu quả nghiêm trọng không thể đoán trước, chẳng hạn như sinh ra siêu cỏ dại, siêu sâu bệnh và đa dạng sinh học có hại, dẫn đến virus mới, ảnh hưởng đến các sinh vật không phải mục tiêu sinh học, đối với môi trường còn tạo thành “ô nhiễm gene” nghiêm trọng hơn. ⁵⁸⁵
Dưới ảnh hưởng của dòng gene, gene của thực vật biến đổi gene có thể được chuyển đến các loài thực vật hoang dã địa phương, tạo ra một loài “siêu cỏ dại” chống lại thuốc diệt cỏ. Áp lực chọn lọc mạnh mẽ do thuốc diệt cỏ gây ra có thể dẫn tới sự tăng trưởng nhanh chóng của các đặc tính kháng chất diệt cỏ của thực vật hoang dã địa phương. Hạt của “siêu cỏ dại” với khả năng kháng thuốc diệt cỏ có thể tồn tại từ 20 đến 30 năm trong đất trước khi nảy mầm. Do đó, một khi cây biến đổi gene tạo ra hạt, gần như sẽ không thể loại bỏ. Nông dân với đậu nành biến đổi gene ở Canada và Argentina đã phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng là cỏ dại kháng thuốc diệt cỏ. ⁵⁸⁶
Năm 2013, “Mạng lưới hành động thuốc trừ sâu” của Hoa Kỳ đã báo cáo rằng, nhiều loại “siêu cỏ dại” kháng tất cả các loại thuốc trừ sâu đang hoành hành ở 32.6 triệu ha đất nông nghiệp ở Hoa Kỳ. Những vùng đất nông nghiệp này đều được trồng các loại cây trồng biến đổi gene và sử dụng thuốc diệt cỏ của công ty sinh hóa nông nghiệp Monsanto. Loại cỏ dại này rất dày và chắc, ngay cả máy gặt cũng thường bị chúng làm hỏng. ⁵⁸⁷
“Hướng dẫn thuốc diệt cỏ năm 2012” của Đại học Bang Iowa cũng chỉ ra rằng: “Lịch sử đã nhiều lần chứng minh rằng, việc quản lý cỏ dại trên nền thuốc diệt cỏ sẽ không thể tránh khỏi thất bại.” Việc nâng cấp cuộc chiến hóa chất đối với cỏ dại chỉ có thể dẫn đến siêu cỏ dại sinh ra nhiều hơn, đồng thời tăng mạnh việc sử dụng thuốc diệt cỏ.
Lấy lúa biến đổi gene làm một ví dụ khác. Các nhà khoa học hy vọng khiến lúa có các gene có thể chống lại sâu bệnh, protein do lúa tổng hợp có thể tiêu diệt sâu bệnh. Nhưng như mọi người đều biết, sâu bệnh là một phần của chuỗi sinh học, nó không ăn lá lúa, thì phải ăn các loại hoa màu hoặc cỏ dại khác. Một khi cỏ dại cũng mang các gene chống sâu bệnh thông qua dòng gene, vậy các loài sâu bệnh chỉ có tăng tốc đột biến để cạnh tranh với con người.
Kết quả là, “siêu sâu bệnh” sẽ xuất hiện. Con người cần tăng liều thuốc trừ sâu hoặc phát triển các loại thuốc mới chống lại sâu mới. Như vậy vấn đề sâu bệnh không chỉ không được giải quyết, mà còn xuất hiện sâu bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn, thậm chí tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người.
Ngày 02/05/2006, tạp chí Khoa học Mỹ (Scientific American) đã báo cáo về bông biến đổi gene, những cây bông này có chứa một loại độc tố có thể tiêu diệt sâu hồng đục quả. Các nghiên cứu cho thấy rằng bông biến đổi gene thực sự có thể làm giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, đến năm thứ hai, nhu cầu về các loại thuốc trừ sâu cụ thể lại tăng lên, hơn nữa nếu dùng phương pháp biến đổi gene để khống chế một số loài gây hại nào đó, thì các loài gây hại khác lại trở nên khiến người ta đau đầu. ⁵⁸⁸
Cây trồng biến đổi gene cũng ảnh hưởng đến các loài khác ở trên và dưới của chuỗi thức ăn liên quan. Ví dụ, ếch cũng có thể sẽ ăn các siêu sâu bệnh, gia súc và cừu cũng có thể sẽ ăn siêu cỏ dại biến đổi gene, như vậy cuối cùng bị thương nhiều nhất vẫn là con người, loài đứng đầu trong chuỗi sinh học.
Do đó, lấy siêu cỏ dại làm ví dụ. Phương pháp kiểm soát hóa học truyền thống từ lâu đã không có hiệu quả, chi phí của các phương pháp làm cỏ vật lý thì quá cao, mà phương pháp sử dụng động vật cũng có thể khiến vật nuôi hoặc gia cầm cho bị ốm hoặc không thể dùng làm thức ăn. Như vậy, cuộc chiến gây ra bởi công nghệ biến đổi gene của con người sẽ có thể lan rộng đến đâu? Phạm vi là không thể tưởng tượng được. Với siêu sâu bệnh cũng là tình huống tương tự. Một khi tình hình nằm ngoài tầm kiểm soát, nó sẽ khá đáng lo ngại, nó còn sẽ trường kỳ gây hại cho nền tảng của nông nghiệp hiện đại, trường kỳ phá hủy chuỗi thức ăn và môi trường sinh thái.
Dòng gene mà công nghệ kỹ thuật gene tạo ra trải dài giữa các loài khác nhau, loại lực lượng này vượt xa rất nhiều so với dòng gene của tự nhiên. Nếu nó không được kiểm soát, sẽ có thể nhanh chóng thay đổi gene loài, từ đó tác động sâu sắc đến gene của các sinh vật tự nhiên và con người, hậu quả là không thể tưởng tượng được.
Ban đầu mọi người phát triển các loại cây trồng biến đổi gene với ý định là tốt, nhưng kết quả là, họ đã tạo ra những nan đề mới, làm biến đổi môi trường và gây nguy hại cho con người, điều này không thể không khiến chúng ta suy nghĩ. Nó nhắc nhở chúng ta rằng cho dù đầu tư bao nhiêu vào các công ty thuốc trừ sâu hay nhân giống, thì cũng không thể thắng được thiên nhiên. Nếu muốn giải quyết vấn đề cỏ dại và côn trùng gây hại, chúng ta không thể chỉ đơn giản là dựa vào lý thuyết “sát hại” mang tính đối kháng, mà phải tìm kiếm sự khôn ngoan khác.
3.5 Giả thuyết tiến hóa là động lực đằng sau việc theo đuổi công nghệ quá mức
Đâu là nguyên nhân khiến các nhà khoa học hết lần này đến lần khác sử dụng lý luận chỉnh sửa gene để thay đổi gene người, dẫn đến những thảm kịch như trẻ em tử vong bởi điều trị bằng liệu pháp gene, hay chỉnh sửa gene trong phôi người? Thậm chí còn mở rộng đến việc sửa đổi gene của virus, cây trồng, v.v., xuất hiện nguy hiểm cũng không dừng lại, không biết suy ngẫm?
Khi mọi người bình tĩnh lại và suy nghĩ về những nguyên nhân sâu xa, thì không khó để phát hiện mối quan hệ chặt chẽ với giả thuyết tiến hóa.
Thứ nhất, việc phủ nhận Thần tạo ra con người mà giả thuyết tiến hóa truyền bá có liên quan mật thiết đến việc biến đổi gene của con người một cách tùy tiện và vô nguyên tắc. Văn hóa truyền thống đề cập rằng Thần đã sáng tạo ra thiên địa vạn vật, sự tinh tế và phức tạp của vạn vật trên Trái Đất khiến người ta không thể không thắc mắc rằng đây có phải là kiệt tác của Sáng Thế Chủ hay không.
Nếu lốp xe BMW bị hỏng, người bình thường vẫn có thể tự sửa chữa và thay thế, nếu một chiếc ốc vít bị rơi ra thì có thể lắp một chiếc khác vào. Tuy nhiên, nếu hệ thống điều khiển cốt lõi của xe có vấn đề, thì người bình thường không thể tùy tiện sửa chữa, chỉ có thể gửi về xưởng ban đầu để duy tu.
Cơ thể con người rất tinh tế và phức tạp, phức tạp hơn vô số lần so với thiết kế của một chiếc xe BMW. Nếu cơ thể con người thực sự là tác phẩm của Sáng Thế Chủ, nếu một số bộ phận chẳng hạn như tay và chân bị gãy, thì con người còn có thể tự sửa chữa chúng. Tuy nhiên, có một số tình huống thì e là sức người không thể làm được.
Gene là thứ cốt lõi và quan trọng nhất được bảo tồn khi Sáng Thế Chủ tạo ra vật chủng. Gene kiểm soát mọi thứ của một cá thể sinh vật. Tất cả quá trình tổng hợp protein, phân chia tế bào, sinh sản và các quá trình sinh lý quan trọng khác của sinh mệnh đều liên quan đến gene. Các gene có thể tự sao chép một cách chính xác và trung thực, bảo đảm tính ổn định của loài.
Gene giống như mã phân tử của sự sáng tạo của Thần. Mặc dù công nghệ hiện đại ngày càng tiên tiến, nhưng vẫn còn rất nhiều đặc tính của gene vẫn chưa được hiểu rõ.
Ví dụ, 98% DNA của con người không có chức năng mã hóa protein, những DNA không mã hóa này có rất nhiều chức năng quan trọng, chỉ là con người vẫn chưa hiểu rõ chúng.
Vào năm 2009, Giáo sư Peter Gariaev, một khoa học gia người Nga, đã xuất bản một luận văn nói rằng DNA có thể hấp thụ các photon và có đặc tính trường năng lượng. Ông đã chiếu sáng một mẫu DNA đặt trong bình thạch anh bằng chùm tia laser, kết quả phát hiện DNA giống như một miếng bọt biển hấp thụ ánh sáng, nó đã hấp thụ ánh sáng. ⁵⁸⁹
Năm 2009, một bài báo trên “Tạp chí Tâm thần học” (Journal of Psychiatry) đề cập rằng ngoài việc tổng hợp protein, DNA còn có thể nhận và truyền năng lượng điện từ, đồng thời có thể khởi tác dụng trong lĩnh vực truyền tín hiệu điện sinh học (ánh sáng) và âm thanh sinh học. ⁵⁹⁰
Những nhân viên y sinh, chuyên gia di truyền và nhà nghiên cứu công nghệ kỹ thuật di truyền khắt khe hơn đều biết rằng, khoa học hiện đại biết rất ít về những bí ẩn tổng thể của sinh mệnh con người. Vì vậy, họ đặt bản thân ở vị trí chính xác, tâm ôm theo lòng kính sợ.
Khi công nghệ sinh học tiến bộ vượt bậc, con người cần phải lý trí hơn, không nên tiến lên một cách mù quáng. Công nghệ sinh học càng phát triển thì rủi ro càng lớn, con người càng nên đặc biệt chú ý đến các nguyên tắc luân lý đạo đức. Đó có phải là “Chiếc kéo của Thượng Đế” hay không, chúng ta vẫn cần bảo lưu thái độ. Nếu thực sự là “Chiếc kéo của Thượng Đế” thì chắc chắn không thể tùy tiện sử dụng được.
Trong các công nghệ biến đổi gene sinh vật, do không còn kính sợ “sự sáng tạo của Thần,” vậy nên con người muốn đóng vai “người sáng tạo,” dùng “công nghệ sinh học” để thay thế sự sáng tạo của Thần, phá vỡ trật tự của tự nhiên, sử dụng hai đoạn gene không liên quan để tái tổ hợp thành một loài mới. Con người cho rằng thông qua công nghệ sinh học là có thể tiến hành trao đổi gene giữa các loài khác nhau và các giới sinh vật khác nhau (động vật, thực vật, vi sinh vật), mà lại không biết rằng đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy luật tự nhiên. Nhân loại không thể tránh khỏi việc phải trả giá đắt cho hành động này.
Thế giới này tồn tại một cách có trật tự dưới sự an bài của Sáng Thế Chủ. Khi con người bị thúc đẩy bởi lợi ích trước mắt, việc đưa các loại virus và cây trồng biến đổi gene này vào môi trường tự nhiên, thì sẽ mang tới tác động mà con người không thể lường được đối với nhân loại và môi trường xung quanh.
Thứ hai, giả thuyết tiến hóa nhấn mạnh rằng để cạnh tranh sinh tồn, con người phải không ngừng phát triển và lớn mạnh. Dưới sự chỉ dẫn của logic sinh tồn “kẻ mạnh sống sót, kẻ yếu bị đào thải,” mọi người đã hình thành tư duy rằng chỉ khi trở nên mạnh mẽ hơn, họ mới có thể tồn tại trong xã hội đầy áp lực cạnh tranh này.
Vì vậy, con người không ngừng phát triển công nghệ để tồn tại, không chỉ nghiên cứu khoa học mà nhiều ngành như nông sản, chăn nuôi, dịch vụ thương mại v.v. cũng trở thành chiến trường phi khói thuốc. Trong xã hội khoa học và công nghệ hiện đại, con người đang theo đuổi cái gọi là “phát triển” liên tục, cạnh tranh và so sánh không ngừng, càng ngày càng bị đẩy vào vòng xoáy theo đuổi tiến bộ khoa học và công nghệ một cách phiến diện.
Càng đắm chìm trong công nghệ, con người càng dễ bỏ qua những yếu tố mà công nghệ không thể bao quát và quan trọng hơn đối với con người, ví dụ như nhân tính, truyền thống, ý nghĩa của sinh mệnh và mục đích của nhân sinh, v.v.
Công nghệ hiện đại thiếu sự chống đỡ của luân lý đạo đức, rất dễ mất khống chế khi đạt đến một mức độ phát triển nhất định. Chuẩn mực đạo đức của con người đã được tổ tiên truyền lại từ hàng nghìn năm trước, khoa học công nghệ đang phát triển nhanh chóng, nhưng chuẩn mực đạo đức của con người chưa tương ứng nâng lên, thậm chí còn cấp tốc trượt xuống, khoảng cách sai lệch này cuối cùng sẽ trở thành một lưỡi dao sắc bén chém ngược nhân loại.
Tất nhiên, đây chỉ là một số ví dụ về việc lạm dụng khoa học và công nghệ, trên thực tế còn có rất nhiều ví dụ tương tự về sức phá hoại của khoa học và công nghệ. Câu hỏi thực sự là dưới bối cảnh công nghệ tưởng chừng như “mạnh mẽ và tiến bộ” như công nghệ sinh học, công nghệ số hay công nghệ giám sát, làm thế nào để chúng ta duy trì đạo đức con người? Làm thế nào để chúng ta chỉ huy những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật y tế trong khi vẫn duy trì đạo đức cơ bản?
Giả thuyết tiến hóa không những không cho phép chúng ta sử dụng những công nghệ này một cách hợp lý và có ý thức đạo đức rõ ràng, mà còn hủy hoại thiên tính, truyền thống và đạo đức của con người, khiến sự phát triển của công nghệ ngày càng mất kiểm soát, dần dần khiến nhân loại đi vào con đường nguy hiểm bị hủy diệt.
4. Giả thuyết tiến hóa khiến y học phương Tây hiện đại lâm vào khốn cảnh
Tư tưởng của thuyết tiến hóa đã thâm nhập vào hệ thống khoa học, khiến khoa học bài trừ niềm tin vào Thần, đánh mất đạo đức, khiến khoa học công nghệ bị lạm dụng, gây ra nhiều tác hại khác nhau. Một ví dụ nổi bật chính là y học hiện đại phương Tây (sau đây gọi tắt là y học hiện đại).
Y học hiện đại phát triển đến ngày nay, đã ngày càng gặp phải nhiều nan đề y học, bao gồm các sự kiện lớn về sức khỏe cộng đồng, các bệnh truyền nhiễm mới, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn hoặc virus, các bệnh kinh niên, bệnh nan y, bệnh tâm thần và các vấn đề không thể giải quyết được khác, thậm chí lâm vào khốn cảnh. Y học dường như đã đi vào một vòng luẩn quẩn, không thể tự thoát ra được.
4.1 Giả thuyết tiến hóa củng cố quan điểm của triết học cơ học về sinh mệnh
Kiến thức của y học hiện đại về sinh mệnh là kiến lập trên cơ sở hệ thống lý luận của triết học cơ học. Trình độ phát triển của nó liên quan mật thiết đến trình độ hiểu biết của vật lý về thế giới này, có khuyết điểm là “nhìn thấy mới tin” và “đánh mất tổng thể” (xem Chương 4 để biết chi tiết).
Khi các nhân viên y tế phương Tây hiện đại chỉ có cái nhìn hạn hẹp về các hiện tượng sống ở cấp độ vật chất, họ đã tự giới hạn bản thân và phạm vi khám phá khoa học ở cấp độ không gian nông cạn. Cách suy nghĩ của người ta cũng dần chịu hạn chế bởi mô hình phát triển khoa học, đi chệch khỏi mô hình sức khỏe truyền thống là khám phá nội hàm tinh thần của con người và theo đuổi “thiên nhân hợp nhất” (sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên).
Giả thuyết tiến hóa do Darwin đề ra chỉ phán đoán nguồn gốc của con người dựa trên những điểm tương đồng về hình dạng và cấu trúc có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Logic tư duy này càng lún sâu thêm những khuyết điểm “nhìn thấy mới tin” và “đánh mất tổng thể” của chủ nghĩa duy vật, khiến tư duy duy vật của y học phương Tây ngày càng máy móc hơn. Sau hơn một thế kỷ xâm nhập và lên men, những hướng dẫn và tác động tiêu cực đối với y học phương Tây về sau ngày càng trở nên rõ ràng, cũng càng đáng sợ.
Ví dụ, sự hiểu biết của y học phương Tây về bệnh tật nhấn mạnh vào việc tìm kiếm “ổ bệnh.” Ổ bệnh này luôn bị giới hạn ở tầng diện thế giới vật chất mà mắt người và các công cụ khác có thể phát hiện được, tức là các cơ quan, mô, tế bào và phân tử. Người ta sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn như cắt lát mô bệnh học, chụp X-quang, CT và MRI v.v., tất cả đều nhằm mục đích là tìm ra ổ bệnh. Sinh học phân tử và công nghệ kỹ thuật di truyền đều làm nghiên cứu xoay quanh các thành phần vật chất sinh học chính tạo nên con người, càng làm càng chi tiết hơn.
Câu hỏi đặt ra là, ổ bệnh rốt cuộc đến từ đâu? Vật lý hiện đại cho đến nay vẫn chưa thể nghiên cứu hết các loại vật chất, và trên thực tế sẽ không bao giờ có thể làm được điều đó, điều gì sẽ xảy ra nếu nguyên nhân thực sự nằm ở đâu đó ngoài tầm với của các phương pháp y tế hiện tại? Vậy khi nào thì mới có thể tìm ra nguyên nhân thực sự?
Trong y học, có một nhóm bệnh lớn không rõ nguyên nhân thường được gọi là bệnh “nguyên phát,” chẳng hạn như tăng huyết áp nguyên phát, ung thư gan nguyên phát, suy tuyến thượng thận mạn tính nguyên phát, xơ cứng cột bên nguyên phát, v.v.
Dựa trên sự hiểu biết hạn chế của y học hiện đại về khái niệm vật chất, người ta chưa hiểu rõ nguyên nhân đằng sau rất nhiều hiện tượng, điều này phản ánh những thiếu sót của hệ thống lý thuyết y học. Nếu không thực sự hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, thì có thể tưởng tượng ra được các phương pháp và hiệu quả điều trị có tính cực hạn ra sao.
4.2 Giả thuyết tiến hóa củng cố các ý tưởng điều trị kháng cơ học
Một mặt, y học hiện đại bị giả thuyết tiến hóa của Darwin đánh lừa, coi cơ thể con người là một hỗn hợp của protein, gene và các vật chất khác, ý tưởng cơ bản của việc điều trị bệnh là điều trị triệu chứng và loại bỏ các mô bị bệnh.
Mặt khác, giả thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng các loài cạnh tranh để tồn tại, ý tưởng và phương pháp cạnh tranh này cũng được phản ánh trong các nguyên tắc điều trị bệnh tật. Y học hiện đại bị những tư tưởng của Darwin đánh lừa, ví việc điều trị bệnh tật như chiến tranh. Bệnh tật được coi là sự xâm lược của kẻ thù, mục tiêu của việc điều trị là phát triển những “viên đạn thần kỳ” dưới dạng thuốc và vaccine để tiêu diệt kẻ thù.
Cả hai ý tưởng này đều đã làm tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống điều trị của Tây y.
4.2.1 Y học đối chứng trị triệu chứng, không trị gốc
Hầu hết các phương pháp điều trị của y học phương Tây chỉ đơn giản là che đậy triệu chứng, can thiệp vào cách thức hoạt động tự nhiên của một cơ quan hoặc hệ thống, chứ không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh.
Ví dụ, khi một người bị sốt, nếu chỉ dùng thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ cơ thể, nhưng bề ngoài không còn sốt không có nghĩa là bệnh đã khỏi. Nó chỉ loại bỏ các triệu chứng bề ngoài của cơn sốt chứ không tìm ra nguyên nhân sâu xa đằng sau nó. Ví dụ, nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể là do nhiễm khuẩn, phát triển khối u, rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, v.v. Sử dụng thuốc hạ sốt để loại bỏ các triệu chứng bề ngoài, ngược lại có thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp và khó điều trị hơn.
Thuốc hạ huyết áp không hề giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây tăng huyết áp, mà chỉ ức chế tạm thời các triệu chứng thông qua thuốc lợi tiểu hoặc thuốc giãn mạch; thuốc hạ đường huyết không giải quyết được căn nguyên của bệnh tiểu đường, mà chỉ dùng để che đậy các triệu chứng tăng đường huyết.
Thuốc nội tiết tố vỏ thượng thận là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong Tây y với tác dụng ức chế miễn dịch, thường được sử dụng để điều trị các bệnh tự miễn hoặc bệnh dị ứng. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản gây ra dị ứng hoặc rối loạn chức năng hệ thống tự miễn dịch vẫn chưa được tìm ra và khắc phục. Mặc dù các triệu chứng đã tạm thời bị che đậy, nhưng nguyên nhân gốc rễ vẫn còn đó. Sau khi ngừng thuốc, bệnh thường dễ tái phát hoặc thậm chí dẫn đến rối loạn chức năng tổng thể nghiêm trọng hơn.
Khối u đã được cắt bỏ nhưng môi trường bên trong nơi khối u phát triển vẫn chưa được sửa chữa, sau khi phẫu thuật, khối u vẫn có thể tái phát.
Liệu pháp đối chứng (Allopathic Therapy) đau đầu thì trị đầu, đau chân thì trị chân, thường chỉ giải quyết được các triệu chứng. Thật sai lầm khi nghĩ rằng chỉ cần loại bỏ các triệu chứng là đã giải quyết được căn bệnh. Những ý tưởng điều trị chỉ tập trung vào triệu chứng thường sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn, dẫn đến vô số căn bệnh khó chữa.
Ngày nay, trong mô hình điều trị đầy những tư tưởng đối chứng của y học phương Tây hiện đại, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều căn bệnh khó chữa. Con người thường mắc các bệnh dị ứng, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi mạn tính, lo âu, trầm cảm v.v., chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể.
Các chiến lược điều trị y tế hiện đại dựa trên tư tưởng của Darwin chỉ có thể điều trị các triệu chứng, chứ không trị nguyên nhân gốc rễ. Giải pháp trị gốc là nên giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh. Việc giải quyết các vấn đề căn bản gây bệnh thường đòi hỏi phải sửa chữa sự mất cân bằng trong các chức năng của cơ thể.
4.2.2 Tác dụng phụ đáng lo của thuốc Tây
Dưới sự hướng dẫn của phương pháp điều trị đối chứng này, hầu hết các loại thuốc do Tây y phát triển đều có tác dụng phụ độc hại, còn được gọi là “Phản ứng có hại của thuốc” (Adverse Drug Reaction). Một số tác dụng phụ tương đương với việc dẫn đến những căn bệnh mới, một số thậm chí còn gây tử vong. Đồng thời với việc cải thiện các triệu chứng bề mặt, phẫu thuật, xạ trị và điều trị bằng thuốc hóa học thường tạo ra các vấn đề sức khỏe mới.
Khi nhắc đến tác dụng phụ của thuốc, thảm kịch “Thalidomide” trong khoảng thời gian từ năm 1957 đến năm 1962 là một bài học đau đớn khiến người ta không thể nào quên. Thalidomide được giới thiệu là thuốc an thần vào năm 1953. Sau đó, người ta phát hiện nó có tác dụng hiệu quả đối với tình trạng buồn nôn, nôn, chán ăn và các triệu chứng khác của phản ứng khi mang thai, nó đã được sử dụng để điều trị các phản ứng khi mang thai và được bán ở 46 quốc gia trên thế giới. ⁵⁹¹
Kết quả là sau khi ra mắt thị trường không lâu, phụ nữ mang thai sử dụng loại thuốc này trên khắp thế giới đã sinh ra hơn 10,000 trẻ sơ sinh dị tật với dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, liên quan đến rất nhiều bộ phận trên cơ thể, bao gồm tứ chi (phocomelia, thường được gọi là “chân tay hải cẩu”), mặt, mắt, tai, tim, đường tiêu hóa, thận và bộ phận sinh dục v.v., tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh lên tới 40%.
Sau sự cố “Thalidomide,” các quốc gia trên thế giới đã xây dựng các quy trình nghiêm ngặt để báo cáo phản ứng có hại của thuốc.
Đó là một bài học đau đớn, cho đến ngày nay người ta vẫn đang suy ngẫm về nguyên nhân gây ra thảm kịch “Thalidomide.” Sau đó, mọi người phát hiện ra rằng Thalidomide có thể gây đột biến DNA, ảnh hưởng đến sự hình thành sụn, gây độc cho dây thần kinh và mào thần kinh, chống lại sự hình thành mạch, v.v.
Kỳ thực, phản ứng khi mang thai rất có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể người mẹ sau khi mang thai, không nên chống lại nó. Thông thường sau khi mang thai ba tháng, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc, những trường hợp nặng có thể điều trị bằng y học cổ truyền. Tây y vốn có tư duy đối kháng nên xem nó như một căn bệnh mà bỏ qua sự an toàn của thai nhi. Việc cố gắng dùng thuốc để loại bỏ phản ứng mang thai là bài học đau đớn cho nhân loại trong việc thách thức thiên nhiên và đi ngược lại truyền thống.
Hiện nay, thuốc Tây y có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Các phản ứng bất lợi do dùng thuốc và chích ngừa là những vấn đề có thể xảy ra hàng ngày ở bệnh viện.
Một bài báo năm 1998 trên “Tập san của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ” (JAMA) đã phân tích tổng hợp tỷ lệ phát sinh phản ứng có hại của thuốc ở bệnh nhân nội trú ở Hoa Kỳ trong 30 năm từ năm 1966 đến 1996. Kết quả cho thấy có 6.7% bệnh nhân nhập viện xuất hiện phản ứng có hại nghiêm trọng của thuốc, và 0.32% tử vong do phản ứng có hại của thuốc. Dựa trên tỷ lệ này, người ta ước tính rằng có hơn 2.21 triệu bệnh nhân nhập viện xuất hiện phản ứng bất lợi nghiêm trọng ở Hoa Kỳ mỗi năm, ước tính có hơn 106,000 người tử vong ⁵⁹². FDA Hoa Kỳ đã trích dẫn kết quả của nghiên cứu ban đầu và những con số ước tính, đồng thời chỉ ra rằng phản ứng có hại của thuốc đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ⁵⁹³.
4.2.3 Phát triển mù quáng và lạm dụng vaccine
Là một loại dược phẩm đặc biệt, vaccine chủ yếu dùng để phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Đối tượng chính là người khỏe mạnh chứ không phải người bệnh, vì vậy việc giám sát tính an toàn của vaccine phải chặt chẽ hơn so với dược phẩm thông thường, khi đánh giá lợi ích và rủi ro tiêu chuẩn sẽ cao hơn. Đặc biệt là trong xã hội hiện đại, mỗi người có thể đều sẽ bị buộc phải chích vaccine nhiều lần trong đời, vậy nên vấn đề an toàn vaccine có liên quan mật thiết đến mỗi cá nhân.
Trước khi một loại thuốc hoặc vaccine được phê chuẩn để đưa ra thị trường, nó cần phải được tiến hành các thử nghiệm độc tính trung và dài hạn, cũng như các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 đến giai đoạn 3. Do đó, thông thường phải mất trung bình khoảng 10 năm để phát triển và đưa vaccine truyền thống ra thị trường. Một số loại vaccine mới được phát triển, chẳng hạn như vaccine ngừa COVID-19, được phát triển với tốc độ cực nhanh mà không có sự giám sát đầy đủ, trong vòng chưa đầy một năm, đã được đẩy đến hàng tỷ người trên khắp thế giới trong khi tính an toàn trung và dài hạn vẫn chưa được kiểm chứng đầy đủ.
Vaccine ngừa COVID-10 đã nhanh chóng được tung ra thị trường mà chưa hoàn tất quy trình phát triển thông thường. Đã có báo cáo về rất nhiều trường hợp xảy ra phản ứng phụ nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong ở những người chích vaccine. Sự phát triển vaccine một cách mù quáng này đã bị chỉ trích rộng rãi.
Tính đến ngày 15/09/2023, chỉ riêng Hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vaccine ở Hoa Kỳ (Vaccine Adverse Events Reporting System, VAERS) đã nhận được 1,593,415 báo cáo tự phát về tác dụng phụ từ những người chích ba loại vaccine COVID-19. Trong đó bao gồm 209,910 ca nhập viện, 36,231 ca tử vong, 38,449 trường hợp đe dọa tính mạng, 67,812 trường hợp khuyết tật suốt đời, 20,810 ca đau tim phát tác, 27,522 ca viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim, 8,891 ca giảm tiểu cầu và 5,040 ca sẩy thai. Ba loại vaccine ngừa COVID-19 này là vaccine Pfizer, vaccine Moderna và vaccine Johnson&Johnson. ⁵⁹⁴
Tháng 03/2023, một luận văn đăng trên tập san y khoa Miễn dịch, Viêm và Bệnh tật (Immunity, Inflammation and Disease) của Hoa Kỳ đã phân tích một số phản ứng bất lợi được báo cáo sau khi chích vaccine COVID-19 mRNA, bao gồm 17,636 tác dụng phụ về tim mạch và 284 trường hợp tử vong. Những tác dụng phụ về tim mạch này bao gồm 13,936 ca huyết khối, 758 ca đột quỵ, 511 ca viêm cơ tim, 377 ca nhồi máu cơ tim, 301 ca tắc mạch phổi và 254 ca rối loạn nhịp tim. Thời gian xuất hiện các triệu chứng đầu tiên trung bình là từ 4.8 đến 5.6 ngày sau khi chích ngừa. ⁵⁹⁵
Đây chính là bi kịch mà sự phát triển quá mức của công nghệ hiện đại đã mang đến cho nhân loại. Mục đích ban đầu là “chữa bệnh” nhưng thay vào đó lại “gây bệnh” và dẫn đến nhiều bệnh hơn. Tại sao kết quả lại trái ngược như vậy? Điều này cho thấy có sự sai lệch về phương hướng trong quỹ đạo phát triển của kỹ thuật y tế của nhân loại.
4.2.4 Hiện tượng lạm dụng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng
Thuốc kháng sinh (antibiotic), là tên gọi chung của các loại thuốc hóa học có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Việc lạm dụng kháng sinh cũng là một vấn đề nghiêm trọng xuất hiện dưới sự chỉ đạo của tư tưởng điều trị đối chứng.
Lịch sử phát minh ra thuốc kháng sinh có thể truy đến năm 1928, khi bác sĩ và nhà vi trùng học người Scotland Alexander Fleming (1881-1955) vô tình quan sát thấy sự phát triển của tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) bị ức chế, thế là ông liền tiến hành nghiên cứu và đã có một phát hiện mang tính đột phá về tác dụng ức chế của penicillin đối với tụ cầu vàng, từ đó mở ra kỷ nguyên điều trị bằng kháng sinh. ⁵⁹⁶
Penicillin thuộc nhóm thuốc beta-lactams. Beta-lactams luôn là nhóm kháng sinh quan trọng trong điều trị nhiễm trùng tụ cầu vàng.
Không lâu sau khi penicillin được phát hiện, người ta nhận thấy rằng một số tụ cầu vàng đã trở nên kháng penicillin. Thậm chí trước khi penicillin được đưa ra thị trường, một số vi khuẩn tụ cầu vàng đã sở hữu beta-lactamase, có thể thông qua quá trình thủy phân làm cho nhóm thuốc beta-lactams mất tác dụng. Tức là một số vi khuẩn tụ cầu vàng đã phát triển khả năng kháng thuốc (còn gọi là tính kháng thuốc). Gene kháng thuốc này (gene beta-lactamase) có thể được lan truyền nhanh chóng giữa các vi khuẩn.
Trong gần 80 năm, mặc dù các nhà khoa học luôn cố gắng nghiên cứu ra loại kháng sinh mới, bao gồm hàng trăm loại kháng sinh đã được phát triển và đưa ra thị trường như cephalosporin, monomycin và các carbapenem, nhưng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn đối với các loại kháng sinh mới vẫn tiếp tục tái diễn, đến mức tụ cầu vàng đã có khả năng kháng hầu hết các loại kháng sinh đó, điều này dẫn đến sự xuất hiện của chủng tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) “khét tiếng” trong cộng đồng y tế. ⁵⁹⁷
Đây là một cuộc chiến trường kỳ do con người tiến hành chống lại vi khuẩn. Thuốc kháng sinh mới vừa xuất hiện, không lâu sau đó đã có các chủng vi khuẩn kháng thuốc mới. Do vi khuẩn trở nên kháng thuốc hơn, con người lại phát minh ra các loại kháng sinh mạnh hơn, sau đó tính kháng thuốc của vi khuẩn lại “cao hơn một bậc”, thậm chí còn xuất hiện “siêu vi khuẩn” (Superbug). Cho đến nay, con người đã sử dụng ít nhất 5 thế hệ kháng sinh, nhưng con người vẫn chưa chiến thắng.
Bên cạnh hiện tượng xuất hiện các chủng kháng thuốc với số lượng lớn khiến người ta đau đầu, hiện tượng “lạm sát vô tội” cũng rất đáng lo ngại. Việc sử dụng lâu dài lượng lớn kháng sinh trong cơ thể thường làm mất đi hệ vi khuẩn cộng sinh bình thường trong cơ thể con người, dấn đến tình trạng “rối loạn hệ vi sinh ruột” (Dysbiosis), có thể gây ra bệnh viêm ruột mạn tính (Inflammatory bowel disease, IBD, IBD), hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome, IBS), tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hệ thần kinh trung ương hoặc ung thư, v.v. ⁵⁹⁸
Năm 2016, số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention, CDC) ở Hoa Kỳ cho thấy, mỗi năm có hơn 2 triệu người bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh và hơn 23,000 người tử vong vì những bệnh nhiễm trùng này ⁵⁹⁹.
Bài viết “Các mối đe dọa kháng thuốc kháng sinh ở Hoa Kỳ” (Antibiotic Resistance Threats in the United States) do CDC công bố vào năm 2019 đã nhấn mạnh mối đe dọa liên tục về tình trạng kháng kháng sinh ở Hoa Kỳ, nơi xảy ra hơn 2.8 triệu ca nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh mỗi năm và dẫn đến hơn 35,000 ca tử vong ⁶⁰⁰.
Một luận văn được The Lancet xuất bản năm 2022 đã chỉ ra rằng, vào năm 2019 có ít nhất 1.27 triệu người tử vong vì vi khuẩn kháng kháng sinh trên toàn thế giới, đồng thời nó cũng liên quan đến 4.95 triệu ca tử vong. Kháng kháng sinh là mối đe dọa khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. ⁶⁰¹
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, WHO) đã tuyên bố rằng tình trạng kháng kháng sinh là một trong mười mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu hàng đầu mà nhân loại phải đối mặt. ⁶⁰²
Báo cáo năm 2019 của Hiệp hội các trường Cao đẳng Y tế Hoa Kỳ (Association of American Medical Colleges, AAMC) cho biết, nhân loại đang thất bại trong cuộc chiến sử dụng kháng sinh chống lại vi khuẩn. ⁶⁰³
Có nhiều loại yếu tố đẩy nhanh quá trình kháng kháng sinh ⁶⁰⁴:
1. Tốc độ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh nhanh hơn tốc độ phát triển các loại thuốc mới.
2. Rất nhiều người dùng thuốc kháng sinh một cách không cần thiết. Ví dụ, hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên đều do virus gây ra, bệnh nhân không cần thiết phải dùng kháng sinh, chú ý nghỉ ngơi và tăng cường khả năng miễn dịch là sẽ khỏi bệnh. Nhưng rất nhiều người đến bệnh viện vì cảm mạo, bác sĩ liền điều trị bằng thuốc kháng sinh.
3. Vấn đề lạm dụng kháng sinh thậm chí còn ảnh hưởng đến ngành thực phẩm của con người. Ngày nay, kháng sinh được sử dụng rộng rãi nhất ở các trang trại.
Trong chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản, để tăng sản lượng vật nuôi (heo, bò, cừu, gà, vịt, cá v.v.), người ta thường bổ sung một số loại kháng sinh vào thức ăn. Thuốc kháng sinh có thể dùng làm thuốc chữa bệnh cho vật nuôi, tuy nhiên việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn không phải nhằm mục đích chữa bệnh mà vì để có thể khiến vật nuôi phát triển ra nhiều thịt hơn, vậy nên thường bị lạm dụng quá mức. Việc sử dụng các loại kháng sinh này sẽ dẫn đến xuất hiện các loại vi khuẩn kháng thuốc, gây hại cho vật nuôi và con người.
Việc sử dụng phụ gia kháng sinh trong thời gian dài ở vật nuôi sẽ dẫn đến sự gia tăng số lượng vi khuẩn kháng thuốc trong vật nuôi. Nếu vật nuôi bị bệnh, liều kháng sinh được sử dụng để điều trị càng lớn thì càng có nhiều kháng sinh lưu lại trong cơ thể con vật.
Những vi khuẩn kháng thuốc này lây lan sang môi trường sống của con người chủ yếu qua môi trường nuôi động vật, ảnh hưởng đến người dân trong cộng đồng thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc thậm chí bị lây nhiễm bởi công nhân ngành chăn nuôi. Nếu những vi khuẩn kháng thuốc này truyền sang người thì khi con người nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ phải sử dụng liều kháng sinh ngày càng lớn hơn, bệnh nhân cũng sẽ không dễ khỏi bệnh.
Ngoài ra, nếu quá trình nấu nướng không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn (chẳng hạn như bít tết chín tái hoặc sashimi, v.v.), thì một số vi khuẩn kháng thuốc cũng có thể được truyền sang người. Tuy nhiên, do hầu hết các sản phẩm động vật đều được tiệt trùng và nấu chín hoàn toàn nên kiểu lây truyền này ít phổ biến hơn, do đó mọi người nhất định cần ăn thức ăn được nấu chín kỹ.
Cuộc khủng hoảng kháng thuốc kháng sinh ngày càng nghiêm trọng đã làm nổi bật ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng đối kháng của giả thuyết tiến hóa đối với hiệu quả điều trị tổng thể của Tây y. Còn y học cổ truyền thì không bị ảnh hưởng bởi giả thuyết tiến hóa. Y học cổ truyền chú trọng “trị bệnh tất phải tìm gốc rễ,” vậy nên thường không gặp phải vấn đề kháng kháng sinh. Y học cổ truyền giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp cơ thể trở lại hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
Rất nhiều lối sống, thói quen ăn uống và chuẩn mực ứng xử mà văn hóa truyền thống lưu lại đều là những phương pháp tốt để chúng ta chăm sóc bản thân và cơ thể. Thật không may, hầu hết những điều này đã bị thay thế bởi các khái niệm và hành vi hiện đại vốn chịu ảnh hưởng của khoa học công nghệ hiện đại.
4.3 Sức khỏe tinh thần và bệnh tinh thần bị xem nhẹ
Người ta thường nói “bảy phần tinh thần ba phần bệnh.” Tinh thần của con người là một loại vật chất đặc biệt, bao trùm rất nhiều khía cạnh như tư tưởng, cảm xúc, tình cảm, tính cách, đạo đức, v.v. Vô số nghiên cứu khoa học đã chứng minh một cách mạnh mẽ rằng, tinh thần của con người không chỉ tồn tại mà còn thời khắc ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của con người.
Một số lượng lớn các nghiên cứu y học cho thấy đặc điểm tính cách, suy nghĩ và hành vi của một người thường là những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc một người có bị bệnh hay không. Nếu một người luôn có thể có thái độ thiện lương, trung thực và bao dung, sẽ tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và tăng cường sức khỏe thể chất. Nếu quý vị có thể thường xuyên cân nhắc về ý nghĩa thực sự của nhân sinh và thiết lập các mục tiêu sống tích cực phù hợp với các giá trị truyền thống, thì quý vị cũng có thể nâng cao khả năng miễn dịch của mình, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh tim mạch, giúp quý vị sống lâu hơn (Xem Chương 4 để biết chi tiết).
Giả thuyết tiến hóa khiến nghiên cứu y học xem nhẹ tinh thần của con người, cho rằng các hiện tượng sống chỉ là hiện tượng vật chất thuần túy, thậm chí còn cụ thể hóa suy nghĩ, cảm xúc, trí nhớ và hoạt động tâm lý của con người thành phản ứng phóng điện của tế bào thần kinh hoặc phản ứng giữa các chất hóa học, sử dụng các phản ứng vật lý và hóa học này để giải thích trí nhớ, cảm xúc và suy nghĩ.
Sự hiểu biết một cách máy móc và vật chất hóa về tinh thần này đã khiến y học coi nhẹ sự chỉ dẫn đúng đắn của tinh thần con người trong việc điều trị bệnh tật. Y sinh hiện đại dưới ảnh hưởng của Darwin không thể giải quyết các vấn đề tâm lý và bệnh tâm thần của con người, bao gồm tâm thần phân liệt, trầm cảm, lo lắng, v.v., chúng đều không thể chữa khỏi bằng thuốc.
Như đã đề cập ở Chương 5, một số trường hợp rối loạn lo âu kéo dài, ám ảnh sợ hãi và các bệnh tâm thần khác, ví dụ như nỗi ám ảnh và lo lắng của cô Catherine, nỗi sợ độ cao và cơn đau mạn tính nghiêm trọng của cô Elaine, sự tức giận của ông Dan, tất cả những điều này đều không thể chữa khỏi bằng Tây y, chỉ khi tinh thần ở trong trạng thái nhìn lại những kiếp trước thì người ta mới tìm ra nguyên nhân gây bệnh và mới cơ bản chữa khỏi căn bệnh đó.
Điều này là do nguyên nhân gốc rễ các triệu chứng của họ không phải ở đời này mà là từ những đời trước. Thử hỏi, liệu giả thuyết tiến hóa của Darwin có thể giải thích được nguyên nhân gây ra căn bệnh vượt thời gian và không gian như vậy không? Giả thuyết tiến hóa không thừa nhận rằng linh hồn con người có thể luân hồi chuyển thế. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Tây y hiện đại gần như vô kế khả thi trong việc điều trị những căn bệnh này.
Các nhà tâm thần học như Giáo sư Stevenson và Tiến sĩ Weiss đã sử dụng những luận chứng khoa học chặt chẽ để cung cấp bằng chứng về linh hồn con người và sự tái sinh. Giáo sư Stevenson đã cung cấp hơn hàng nghìn trường hợp trẻ em có ký ức tiền kiếp, cho phép bất cứ ai có lực phán đoán thông thường và niềm tin vào sự thật khách quan đều chấp nhận sự thật rằng con người tồn tại trong luân hồi. Là một hiện tượng khách quan, tinh thần và linh hồn của con người cũng có một số quy luật đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và bệnh tật của cơ thể con người, điều này cần được Tây y hiện đại tìm hiểu và nhận thức rõ hơn.
Tóm lại, những vấn đề mà nhân loại phải đối mặt trong các lĩnh vực khoa học khác nhau có thể truy đến sự chỉ dẫn kém cỏi của giả thuyết tiến hóa đối với khoa học. Darwin giống như đã mở một chiếc hộp ma thuật, giải phóng ra giả thuyết tiến hóa, khiến con người dần xa rời truyền thống, đánh mất tín ngưỡng, coi nhẹ linh hồn và đạo đức con người, tập trung quá nhiều vào lợi ích vật chất và tiến bộ công nghệ, dẫn đến những biến dị về cơ thể và tư tưởng con người, tạo ra vô vàn thảm họa cho môi trường và nhân loại.
(Còn tiếp)
Xem thêm: Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 6): Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học lạc lối (Phần 2.1)
Tài liệu tham khảo:
- Clone Maybe Baby Goes Home. December 31, 2002.https://www.wired.com/2002/12/clone-maybe-baby-goes-home/
- Kristen Philipkoski. First Baby of 2003 to Be a Clone? Science Nov 28, 2002.https://www.wired.com/2002/11/first-baby-of-2003-to-be-a-clone/
- Julian Borger in Washington. Sat 28 Dec 2002 10.52 GMT. Cult scientists claim first human cloning. Calls for worldwide ban as anger at ‘mavericks’ grows.https://www.theguardian.com/science/2002/dec/28/genetics.science
- Clone genetics. Also known as: clon. Written and fact-checked by The Editors of Encyclopaedia Britannica. Last updated: Aug 1, 2023.https://www.britannica.com/science/clone-genetics
- Matoba, S., & Zhang, Y. (2018). Somatic Cell Nuclear Transfer Reprogramming: Mechanisms and Applications. Cell Stem Cell, 23(4), 471-485.https://doi.org/10.1016/j.stem.2018.06.018, https://www.science.org/doi/10.1126/science.282.5396.2095
- Wilmut, I., Schnieke, A. E., McWhir, J., Kind, A. J., & Campbell, K. H. (1997). Viable offspring derived from fetal and adult mammalian cells. Nature, 385(6619), 810-813.https://doi.org/10.1038/385810a0
- Kato Y, Tani T, Sotomaru Y, Kurokawa K, Kato J, Doguchi H, Yasue H, Tsunoda Y. Eight calves cloned from somatic cells of a single adult. Science. 1998 Dec 11;282(5396):2095-8. doi: 10.1126/science.282.5396.2095.
- Polejaeva IA, Chen SH, Vaught TD, Page RL, Mullins J, Ball S, Dai Y, Boone J, Walker S, Ayares DL, Colman A, Campbell KH. Cloned pigs produced by nuclear transfer from adult somatic cells. Nature. 2000 Sep 7;407(6800):86-90. doi: 10.1038/35024082.
- Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “science”. Encyclopedia Britannica, 7 Sep. 2023, https://www.britannica.com/science/science. Accessed 16 September 2023.
- Feigl, Herbert. “positivism”. Encyclopedia Britannica, 15 Sep. 2023, https://www.britannica.com/topic/positivism. Accessed 21 September 2023.
- Kenneth Ring and Sharon W. Cooper. Near-Death and Out-of-Body Experiences in the Blind: A Study of Apparent Eyeless Vision. Journal of Near-Death Studies 1997; 16: 101-147.https://api.semanticscholar.org/CorpusID:39039808
- NDEs Reflect Biblical Accounts of Heaven: Pastor | Mysteries of Life (S1, E2). By NTD Original. Mysteries of Life. April 1, 2023. https://www.ntd.com/ndes-reflect-biblical-accounts-of-heaven-pastor-mysteries-of-life-s1e2_909992.html From 3’15 to 3’55.
- Long J, Perry P. Evidence of the Afterlife: The Science of Near-Death Experiences. New York, NY: HarperCollins; 2010. pp. 74–78.https://www.difa3iat.com/wp-content/uploads/2014/08/Jeffrey_Long_Paul_Perry_Evidence_of_the_AfterliBookZZ.org_.pdf
- Alexander, Eben. Proof of heaven : a neurosurgeon’s journey into the afterlife. 2013. Waterville, Maine : Thorndike Press, a part of Gale, Cengage Learning. ISBN: 9781410458803.https://libgen.fun/book/index.php?md5=C3BEC4A7B9F86001202724A2A9099219
- Jeffrey Long, Paul Perry. God and the Afterlife: The Groundbreaking New Evidence for God and Near-Death Experience. First edition. | New York, NY: HarperOne, 2016.https://www.breathebook.info/d/201102
- Weiss, B. L. (1988). Many Lives, Many Masters: The True Story of a Prominent Psychiatrist, His Young Patient, and the Past-Life Therapy That Changed Both Their Lives. Touchstone. https://libgen.fun/get.php?md5=E8DFB33BAC7C1FE0EC652294191ED695&token=550d8ac61cd9d9c9 Page 351-352.
- 父母是孩子选择的:育儿从孩子出生前开始。池川明著。卢佳女译。中国友谊出版公司 2010年10月。ISBN978-7-5057-2811-0。https://zlibrary-africa.se/s/
- Secularity and Science: What Scientists Around the World Really Think About Religion. by Elaine Howard Ecklund (Author), David R. Johnson (Author), Brandon Vaidyanathan (Author), Kirstin R.W. Matthews (Author), Steven W. Lewis (Author), Robert A. Thomson Jr. (Author), Di Di (Author). ISBN-13: 978-019092675. Publisher: Oxford University Press. Publication date: June 4,2019.https://www.amazon.com/Secularity-Science-Scientists-Around-Religion-ebook/dp/B07RT6SR9Q/ref=tmm_kin_swatch_0?_encoding=UTF8&qid=&sr=, https://books.google.ch/books?id=z86aDwAAQBAJ&pg=PA1&source=gbs_toc_r&cad=2#v=onepage&q&f=false, https://communications.catholic.edu/news/2018/11/god-science.html, https://www.youtube.com/watch?v=pHEVH8zmqws&t=135s
- Newton, Isaac. English physicist and mathematician.https://www.britannica.com/biography/Isaac-Newton
- 33 Best Sir Isaac Newton Quotes (EDUCATION). GRACIOUS QUOTES.https://graciousquotes.com/isaac-newton/#:~:text=God%20is%20the%20same%20God,virtue%20cannot%20subsist%20without%20substance.
- Margenau, H and R.A. Varghese, Cosmos, bios, theos: scientists reflect on science, God, and the origins of the universe, life, and homo sapiens. Chicago: Open Court, 1992.https://www.amazon.com/Cosmos-Bios-Theos-Scientists-Universe/dp/0812691865?language=zh_TW
- What is Ethics in Research & Why is it Important? by David B. Resnik, J.D., Ph.D. December 23, 2020.https://www.niehs.nih.gov/research/resources/bioethics/whatis/index.cfm
- International Bioethics Committee (IBC)https://www.unesco.org/en/ethics-science-technology/ibc#:~:text=The%20International%20Bioethics%20Committee%20.
- 种族主义──进化论导致的恶果? 作者:妮达.高士娜(Lita Sanders)、加里.贝茨(Gary Bates)。翻译:中国创造论团契(chinesecreationscience.org),校对:黄逸恒博士(Dr. Felix Wong)。发表时间:2011年4月7日https://creation.com/%E7%A8%AE%E6%97%8F%E4%B8%BB%E7%BE%A9-%E9%80%B2%E5%8C%96%E8%AB%96%E5%B0%8E%E8%87%B4%E7%9A%84%E6%83%A1%E6%9E%9C
- David Matas and David Kilgour. Bloody harvest : the killing of Falun Gong for their organs / ISBN 978-0-9808879-7-6. Published in 2009 by Seraphim Editions 54 Bay Street Woodstock, ON Canada N4S 3K9.https://endtransplantabuse.org/wp-content/uploads/2017/09/BloodyHarvest.WEB_.pdf
- BBC记者乐安. BBC专访:加拿大前议员戴维﹒乔高.http://news.bbc.co.uk/chinese/trad/hi/newsid_5190000/newsid_5196100/5196148.stm
- BY DAVID KILGOUR | ETHAN GUTMANN | DAVID MATAS. BLOODY HARVEST/THE SLAUGHTERA. Update 1. Revised April 30, 2017. JUNE 22, 2016.https://endtransplantabuse.org/wp-content/uploads/2017/05/Bloody_Harvest-The_Slaughter-2016-Update-V3-and-Addendum-20170430.pdf, https://www.theglobeandmail.com/news/world/report-alleges-china-killing-thousands-of-prisoners-to-harvest-organs/article30559415/
- Chinatribunal. SHORT FORM CONCLUSION & SUMMARY JUDGMENT – JUNE, 2019. https://chinatribunal.com/final-judgment/ 独立人民法庭裁定:中共强摘器官证据确凿 反人类罪名成立https://zh.bitterwinter.org/china-tribunal-the-verdict-is-guilty/
- 中国:联合国人权专家对“摘取器官”指称感到震惊。2021年6月14日 人权。https://news.un.org/zh/story/2021/06/1085962
- European Parliament resolution of 5 May 2022 on the reports of continued organ harvesting in China [2022/2657(RSP)]https://www.europarl.europa.eu/doceo/document/TA-9-2022-0200_EN.html
- 追查国际《铁证如山》http://www.zhuichaguoji.org/node/135000, https://www.upholdjustice.org/node/534《铁证如山 》第一部(电子书)https://www.zhuichaguoji.org/sites/default/files/2021-12/Ironclad%20Irrefutable%20evidence%20Book-1-Chinese.pdf
- 人体器官“黑作坊”的背后:圈养供体偷窃尸体,地下黑诊所做手术https://www.163.com/dy/article/HJLIBB4A0553KPO8.html
- The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to respond. Jan 14, 2016. Klaus Schwab. Founder, Executive Chairman, World Economic Forum.https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-fourth-industrial-revolution-what-it-means-and-how-to-respond/
- Lehrman, S. Virus treatment questioned after gene therapy death.https://doi.org/10.1038/43977
- Meir Rinde. The Death of Jesse Gelsinger, 20 Years Later. Gene editing promises to revolutionize medicine. But how safe is safe enough for the patients testing these therapies?https://sciencehistory.org/stories/magazine/the-death-of-jesse-gelsinger-20-years-later/#:~:text=He%20had%20an%20intense%20inflammatory,and%20taken%20off%20life%20support.
- Sibbald, B. (2001). Death but one unintended consequence of gene-therapy trial. CMAJ: Canadian Medical Association Journal, 164(11), 1612.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC81135/
- About LUXTURNA®https://luxturna.com/about-luxturna/#about-luxturna, https://www.fda.gov/vaccines-blood-biologics/cellular-gene-therapy-products/luxturna
- ZOLGENSMAhttps://www.fda.gov/vaccines-blood-biologics/zolgensma, https://www.fda.gov/media/126109/download?attachment
- Adam Feuerstein Nov. 12, 2019. Solid Biosciences’ Duchenne gene therapy trial halted after patient suffers serious toxicity.https://www.statnews.com/2019/11/12/solid-biosciences-duchenne-gene-therapy-trial-halted-after-patient-suffers-serious-toxicity/
- Philippidis A. (2021). Fourth Boy Dies in Clinical Trial of Astellas’ AT132. Human gene therapy, 32(19-20), 1008–1010.https://doi.org/10.1089/hum.2021.29182.bfs
- Guo, C., Ma, X., Gao, F., & Guo, Y. (2023). Off-target effects in CRISPR/Cas9 gene editing. Frontiers in Bioengineering and Biotechnology, 11.https://doi.org/10.3389/fbioe.2023.1143157
- University of California. Berkeley Research. Jennifer A. Doudna. Nobel Laureate in Chemistry. Professor.https://vcresearch.berkeley.edu/faculty/jennifer-doudna
- Max Planck Unit for the Science of Pathogens. Prof. Emmanuelle Charpentier, Ph.D.https://www.mpg.de/9343753/science-of-pathogens-charpentier
- Jennifer A. Doudna. Facts. The Nobel Prize in Chemistry 2020.https://www.nobelprize.org/prizes/chemistry/2020/doudna/facts/
- 舆论场:首例基因编辑婴儿诞生 疯狂实验如何收场。多维新闻网https://web.archive.org/web/20181128030256/http://news.dwnews.com/china/news/2018-11-27/60101148_all.html
- Menachery, V. D., Yount, B. L., Debbink, K., Agnihothram, S., Gralinski, L. E., Plante, J. A., Graham, R. L., Scobey, T., Ge, X., Donaldson, E. F., Randell, S. H., Lanzavecchia, A., Marasco, W. A., Shi, Z., & Baric, R. S. (2015). A SARS-like cluster of circulating bat coronaviruses shows potential for human emergence. Nature Medicine, 21(12), 1508-1513.https://doi.org/10.1038/nm.3985
- Butler, D. (2015). Engineered bat virus stirs debate over risky research.https://doi.org/10.1038/nature.2015.18787
- Da-Yuan Chen, Devin Kenney, Chue Vin Chin, Alexander H. Tavares, Nazimuddin Khan, Hasahn L. Conway, GuanQun Liu, Manish C. Choudhary, Hans P. Gertje, Aoife K. O’Connell, Darrell N. Kotton, Alexandra Herrmann, Armin Ensser, John H. Connor, Markus Bosmann, Jonathan Z. Li, Michaela U. Gack, Susan C. Baker, Robert N. Kirchdoerfer, Yachana Kataria, Nicholas A. Crossland, Florian Douam, Mohsan Saeed. Role of spike in the pathogenic and antigenic behavior of SARS-CoV-2 BA.1 Omicron. bioRxiv 2022.10.13.512134; doi: https://doi.org/10.1101/2022.10.13.512134
- Critics of risky virus studies launch nonprofit to push for research halt, tighter safety rules. Group says strict laws are needed to prevent a lab-caused pandemic. 6 FEB 202312:00 PM ETBYJOCELYN KAISERhttps://www.science.org/content/article/critics-risky-virus-studies-launch-nonprofit-push-research-halt-tighter-safety-rules
- Britannica, The Editors of Encyclopaedia. “genetic engineering”. Encyclopedia Britannica, 17 Aug. 2023, https://www.britannica.com/science/genetic-engineering. Accessed 22 September 2023.
- “Food, genetically modified”. www.who.int. Retrieved 15 August 2023.https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/food-genetically-modified
- Countries that Ban Gmos 2023.https://worldpopulationreview.com/country-rankings/countries-that-ban-gmos
- Dona, A., & Arvanitoyannis, I. S. (2009). Health risks of genetically modified foods. Critical reviews in food science and nutrition, 49(2), 164–175.https://doi.org/10.1080/10408390701855993, https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1080/10408390701855993
- Snow, A. A. (2002). Transgenic crops—Why gene flow matters. Nature Biotechnology, 20(6), 542. https://doi.org/10.1038/nbt0602-542. Gene Flow and Coexistence. https://gmo.uconn.edu/topics/gene-flow-and-coexistence/#:~:text=Gene%20flow%20is%20defined%20as,modified%20DNA%20sequences%20(transgenes).
- GM crops created superweed, say scientists. Modified rape crosses with wild plant to create tough pesticide-resistant strain. Paul Brown, environment correspondent. Mon 25 Jul 2005 02.04 CESThttps://www.theguardian.com/science/2005/jul/25/gm.food
- Superweeds Spreading At Warp Speed. Linda Wells. February 7, 2013https://www.panna.org/news/superweeds-spreading-warp-speed/
- Despite Pesticide Reductions, Transgenic Cotton Fails to Improve Biodiversity: https://www.scientificamerican.com/article/despite-pesticide-reducti/
- P.P. Garyaev, 2009, “Linguistic-Wave Genome. Theory and practice”. Monograph. 218c. Publishing House: Kiev, Institute Of Quantum Genetics. ISBN 978-966-16-48-22-6.https://wavegenetics.org/en/knigi-garyaeva/lingvistiko-volnovoy-genom-teoriya-i-praktika/
- Sathyanarayana Rao, T. S., Jagannatha Rao, K. S., & Asha, M. R. (2009). Drooping genes v/s dancing genes. Indian Journal of Psychiatry, 51(3), 167-168.https://doi.org/10.4103/0019-5545.55080
- Vargesson, N. (2015). Thalidomide-induced teratogenesis: History and mechanisms. Birth Defects Research Part C: Embryo Today: Reviews, 105(2), 140-156.https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/bdrc.21096
- Lazarou J, Pomeranz BH, Corey PN. Incidence of Adverse Drug Reactions in Hospitalized Patients: A Meta-analysis of Prospective Studies. JAMA. 1998;279(15):1200–1205.doi:10.1001/jama.279.15.1200, https://sci-hub.st/10.1001/jama.279.15.1200
- ADRs: Prevalence and Incidence. Preventable Adverse Drug Reactions: A Focus on Drug Interactions. US FDA.https://www.fda.gov/drugs/drug-interactions-labeling/preventable-adverse-drug-reactions-focus-drug-interactions#ADRs:%20Prevalence%20and%20Incidence
- VAERS COVID Vaccine Adverse Event Reports.https://openvaers.com/covid-data
- Yasmin, F., Najeeb, H., Naeem, U., Moeed, A., Atif, A. R., Asghar, M. S., Nimri, N., Saleem, M., Bandyopadhyay, D., Krittanawong, C., Fadelallah Eljack, M. M., Tahir, M. J., & Waqar, F. (2023). Adverse events following COVID‐19 mRNA vaccines: A systematic review of cardiovascular complication, thrombosis, and thrombocytopenia. Immunity, Inflammation and Disease, 11(3).https://doi.org/10.1002/iid3.807
- Brown, Kevin. “Alexander Fleming”. Encyclopedia Britannica, 8 Sep. 2023, https://www.britannica.com/biography/Alexander-Fleming. Accessed 26 September 2023.
- Vestergaard, M., Frees, D., & Ingmer, H. (2019). Antibiotic Resistance and the MRSA Problem. Microbiology spectrum, 7(2), 10.1128/microbiolspec.GPP3-0057-2018.https://doi.org/10.1128/microbiolspec.GPP3-0057-2018
- Belizário, J. E., & Faintuch, J. (2018). Microbiome and Gut Dysbiosis. Experientia supplementum (2012), 109, 459–476.https://doi.org/10.1007/978-3-319-74932-7_13
- Harvard Health Publishing “Superbugs” and the very real threat of untreatable infections. July 6, 2016 By Michaela Kane. July 6, 2016. https://www.health.harvard.edu/blog/superbugs-real-rise-antibiotic-resistant-bacteria-201607069856
- CDC. Antibiotic Resistance Threats in the United States, 2019. Atlanta, GA: U.S. Department of Health and Human Services, CDC; 2019. The full 2019 AR Threats Report, including methods and appendices, is available online at www.cdc.gov/DrugResistance/Biggest-Threats.html. DOI: http://dx.doi.org/10.15620/cdc:82532.
- Antimicrobial Resistance Collaborators (2022). Global burden of bacterial antimicrobial resistance in 2019: a systematic analysis. Lancet (London, England), 399(10325), 629–655.https://doi.org/10.1016/S0140-6736(21)02724-0
- World Health Organization. Home/Newsroom/Fact sheets/Detail/Antimicrobial resistance. Antimicrobial resistance. 17 November 2021.https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/antimicrobial-resistance
- Can we kill superbugs before they kill us? By Peter Jaret. Aug. 27, 2019https://www.aamc.org/news/can-we-kill-superbugs-they-kill-us
- Harvard Health Publishing “Superbugs” and the very real threat of untreatable infections. July 6, 2016 By Michaela Kane. July 6, 2016.https://www.health.harvard.edu/blog/superbugs-real-rise-antibiotic-resistant-bacteria-201607069856
Nhóm biên soạn “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa”
Toàn Phong biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ