Nhà giáo dục đã định hình vận mệnh và chuẩn mực đạo đức của một đất nước
Những người thầy tâm huyết có thể thắp sáng ngọn lửa [tri thức] trong [tâm khảm] các học trò của họ, và những ngọn lửa đó sẽ bùng cháy mãi về sau. Tuy nhiên, rất ít thầy cô có thể khẳng định họ đã giúp định hình vận mệnh và chuẩn mực đạo đức của một đất nước.
Kể từ năm 1835, qua sự hợp tác với nhà xuất bản Truman & Smith ở thành phố Cincinnati, giáo sư William Holmes McGuffey (1800–1873) đã biên soạn bốn quyển sách vỡ lòng dành cho các lớp tiểu học, hay trường tiểu học như nhiều người sau này đã gọi nó. Bên cạnh phần tập đọc, ngữ pháp, chính tả, tập viết, và nghệ thuật diễn thuyết, những quyển sách giáo khoa tiểu học này còn dạy các giá trị của Do Thái-Cơ Đốc Giáo, những bài học về đạo đức và tu dưỡng nhân cách, cũng như tầm quan trọng của sự chăm chỉ cần cù và giáo dục.
Và họ đã đóng kiện bán ra trên toàn quốc, [số lượng] nhiều đến mức vào cuối thế kỷ 19 đã có hơn 100 triệu bản sao của bộ sách “McGuffey’s Readers” được chuyển đến tận tay của các em học sinh. Thường xuyên được hiệu đính và ngày càng ít chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo, bộ sách “Readers” vẫn còn lưu giữ trong một số lớp học đến thế kỷ 20. Thậm chí ngày nay, những cuốn sách này vẫn còn được in ấn, và được một số trường tư thục và một số nhà giáo tại gia sử dụng.
Vào thời kỳ hoàng kim, những cuốn sách giáo khoa này đã dạy vô số học sinh, có tầm ảnh hưởng đến những người Mỹ như Tổng thống William Howard Taft, nhà tư bản công nghiệp kiêm nhà thiện nguyện Andrew Carnegie, và hai anh em nhà Wright. Như bà Donna Braden đã thuật lại trong bài viết “William Holmes McGuffey và Bộ sách Tập đọc Nổi tiếng của ông,” khi “Tổng Thống Theodore Roosevelt tuyên bố rằng ông không mong muốn trở thành một ‘Matty Láu táu,’ mọi người đều hiểu ý của ông. Tổng thống đang đề cập đến một nhân vật rình mò và can thiệp vào các việc của người khác trong quyển sách vỡ lòng thứ tư của giáo sư McGuffey.”
Vậy thì, người đàn ông mà ngày nay gần như đã bị lãng quên đó là ai, người đã truyền cho các thế hệ người Mỹ những kỹ năng tập đọc và tập viết, một bộ chuẩn mực về đạo đức, và một niềm tin nhiệt thành vào tính tự chủ và sự tự do?
Một người con của vùng biên giới
Cũng giống như rất nhiều người trong thời đại của ông mà đã lưu lại dấu ấn của họ trong nền văn hóa — Tổng thống Abraham Lincoln có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất — ông McGuffey cũng là một người con của vùng biên cương. Sinh ra trong một ngôi nhà gỗ tại miền Tây Pennsylvania và là con thứ hai trong một gia đình có 11 người con, ông McGuffey đã cùng gia đình của ông chuyển đến tiểu bang Ohio khi ông còn nhỏ. Dòng máu Scotland-Ireland của ông đã khắc sâu một niềm tin mãnh liệt vào học thuyết thần học Calvin trong ông và tầm quan trọng của giáo dục, những biểu ngữ đã chỉ dẫn ông McGuffey trong suốt cuộc đời của ông. Từ cha mình, ông đã học được khát vọng về phiêu lưu và mục tiêu mà một người đàn ông nên bước đi con đường của riêng mình trong thế giới này, đồng thời mẹ ông, người đã dạy ông tập đọc, tập viết, và môn số học, đã khích lệ ông trong nền giáo dục chính quy. Bà đã sắp xếp một gia sư để dạy ông học các ngôn ngữ cổ xưa và đã ghi danh cho ông vào một học viện tư nhân ở Youngstown, tiểu bang Ohio, nằm cách ngôi nhà của họ 6 dặm. Ngay cả thời thanh thiếu niên, ông McGuffey đã là một học sinh xuất sắc được phú cho một trí nhớ siêu phàm, minh chứng bằng khả năng học thuộc lòng toàn bộ những quyển sách trong Kinh Thánh.
Năm 14 tuổi, nhờ phước lành và sự cổ vũ từ người thầy của mình, ông McGuffey đã mở một ngôi trường tư thục, nơi mà đã có 48 học sinh chi trả học phí để tham dự lớp học của ông. Do không có đủ sách giáo khoa, nên các học sinh này đã mang những quyển Kinh Thánh của mình đến lớp học để dùng cho môn đọc. Trong những hoàn cảnh khó khăn này, ông McGuffey đã thường xuyên làm việc 11 tiếng đồng hồ mỗi ngày và sáu ngày mỗi tuần để bảo đảm các em học sinh nhận được một nền giáo dục tốt.
Ngoài việc giảng dạy, trong vài năm tiếp theo, ông McGuffey đã phụ giúp trang trại của gia đình và theo học trường Cao đẳng Washington, một ngôi trường của giáo hội Presbyterian ở tiểu bang Pennsylvania. Cuối cùng, ông đã hoàn thành chương trình học của mình tại trường Đại Học Miami mới được thành lập ở tiểu bang Ohio, nơi mà ông đã gia nhập đội ngũ giảng viên với tư cách là một giảng viên dạy các ngôn ngữ cổ xưa và ông đã giảng dạy trong 10 năm. Chính tại nơi đây, ông đã chấp bút cho bốn quyển sách vỡ lòng đang trong quá trình phát triển của mình, một bộ sách với tài liệu ngày càng khó dần mà sau này người anh trai Alexander của ông đã thêm vào hai quyển nữa.
Trong lúc ấy, vào năm 1829, ông McGuffey cũng trở thành một Trưởng lão của giáo hội Presbyterian, và mặc dù ông vẫn là một giáo sư đại học, nhưng ông thường đi giảng đạo trong quãng đời còn lại của mình. Sau khi giảng dạy tại một số tổ chức học thuật khác, ông McGuffey đã gia nhập trường Đại Học Virginia ở Charlottesville vào năm 1845 với tư cách là một giáo sư môn triết học đạo đức, một chức vụ mà ông đảm trách cho đến khi qua đời.
Người đàn ông phía sau những thành tựu
Mặc dù câu chuyện ngắn gọn này về cuộc đời của ông McGuffey dường như là một nhà đạo đức học cứng rắn, nhưng thực tế không phải như vậy. Ông là một người chồng giàu lòng yêu thương, đã chăm sóc cho người vợ đầu của mình trong suốt thời gian bà bị bệnh rồi qua đời. Được các sinh viên ở trường Đại Học Virginia của ông biết đến với biệt danh “Old Guff,” ông [được miêu tả] là một người “tráng kiện, yêu thương trẻ em, có khiếu hài hước dí dỏm, và thích thú với một trò đùa hay ho.” Trong suốt những giai đoạn khó khăn của cuộc Nội Chiến và quãng thời gian sau đó, ông đã trở nên nổi tiếng nhờ giúp đỡ những người Mỹ gốc Phi Châu và những người nghèo tại thành phố Charlottesville.
Cuộc đời của ông khai sáng mọi nguồn sức mạnh mà từ đó đã tạo nên người khai sinh những phẩm chất tốt đẹp của Mỹ quốc này. Cha mẹ, những người thầy, những kinh nghiệm của ông ở các ngôi trường đơn sơ của vùng miền Tây Pennsylvania và tiểu bang Ohio, các bài đọc của ông từ quyển Kinh Thánh và các tác phẩm của văn hào Shakespeare, các nghiên cứu của ông về những tác phẩm kinh điển của Hy Lạp và La Mã — tất cả đã góp phần hình thành nên ông William McGuffey.
Mặc dù ngày nay ít người biết đến ông, nhưng những kỷ vật về các thành tựu của ông vẫn còn mãi. Ông Henry Ford, một người ủng hộ say mê của bộ sách “Readers,” đã phục dựng ngôi nhà gỗ là nơi chào đời của ông McGuffey tại Làng Greenfield của ông ở thành phố Dearborn, tiểu bang Michigan. Một số công trình kiến trúc trên toàn quốc, trong đó có trường Cao Đẳng Giáo Dục Miami và một trung tâm nghệ thuật ở Charlottesville, đã đặt theo tên ông McGuffey để vinh danh ông.
Tuy nhiên, tượng đài vĩ đại nhất của ông McGuffey là bộ sách vỡ lòng “Readers”. Những quyển sách này có tầm ảnh hưởng sâu rộng, điều này đặt ra một nghi vấn: Liệu các nhà giáo dục và những người biên soạn chương trình giảng dạy của chúng ta có mang lại lợi ích cho các em học sinh, và thực chất là nền văn hóa của chúng ta, qua việc xem xét kỹ càng thiết kế và ý nghĩa của bộ sách “Readers” cũng như việc lồng ghép các khái niệm đó vào những quyển sách giáo khoa hiện nay của chúng ta hay không?
Diệu Linh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times