Người trong cuộc giải thích về lý do cản trở thorium được ứng dụng rộng rãi
Tại Hội nghị của Liên minh Năng lượng Thorium (TEA), các chuyên gia năng lượng đã chia sẻ với The Epoch Times về những nguyên nhân họ cho rằng đã hạn chế việc sử dụng nguyên tố phóng xạ nhẹ này — vốn từ lâu đã được khen ngợi như một chất thay thế hoặc bổ sung tiềm năng cho plutonium và uranium được làm giàu trong các lò phản ứng hạt nhân.
Khác với uranium-235 có đồng vị được làm giàu để duy trì phản ứng dây chuyền hạt nhân, thorium có đồng vị màu mỡ, không phân hạch.
Để tạo ra một đồng vị phân hạch như uranium-233, thorium phải được bắn phá bằng các neutron.
Ông Mark Nelson đến từ Radiant Energy Group nói với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn hôm 13/10: “Chúng ta hiện không có phương pháp thực dụng nào để đất nước này sử dụng thorium một cách sinh lợi trong các lò phản ứng. Cũng không chắc 10 năm nữa chúng ta sẽ tìm ra phương pháp đó, trừ khi chúng ta bắt đầu cấp phép và xây dựng các lò phản ứng hạt nhân nước nặng ở quốc gia này, tương tự như lò CANDU của Canada (Canadian Deuterium Uranium).”
Ông Nelson đã có mặt tại hội nghị để nói chuyện thay mặt cho Clean Core, một công ty năng lượng hạt nhân có trụ sở tại Chicago.
Công ty Clean Core đã hợp tác với Đại học Texas A&M, Bộ Năng lượng, và Phòng thí nghiệm Quốc gia Idaho để phát triển một loại nhiên liệu mới, dựa trên thorium và uranium và phù hợp với loại lò phản ứng hạt nhân nước nặng được thiết kế cẩn thận của Canada — CANDU.
Lò phản ứng CANDU khá khác biệt so với các lò phản ứng muối nóng chảy — một loại thiết kế khác mà những người ủng hộ cho rằng thích hợp với thorium.
Vào đầu những năm 1960, khi các nguồn uranium trên thế giới được cho là khan hiếm hơn nhiều so với hiện tại, ông Glenn Seaborg thuộc Ủy ban Năng lượng Nguyên tử (AEC) đã cố vấn cho Tổng thống đương thời John F. Kennedy để gieo mầm cho sự phát triển của công nghệ lò phản ứng muối nóng chảy.
Ông muốn bảo đảm ngành công nghiệp hạt nhân của Hoa Kỳ có thể tồn tại lâu dài.
“Có đủ thorium để cung cấp cho thế giới trong khoảng 10,000 năm và … các lò phản ứng [muối nóng chảy thorium] sẽ tạo ra nhiều nhiên liệu hơn ban đầu,” ông Jim Kennedy đến từ Caldera Holdings cho biết trong một thư điện tử gửi cho The Epoch Times hôm 26/04.
Ông Kennedy cũng là một diễn giả tại Hội nghị Liên minh Năng lượng Thorium.
Ông Jim Kennedy tin rằng ngành công nghiệp lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ đã giúp làm dịu các lò phản ứng muối nóng chảy thorium ngay từ thuở ban sơ.
Những người khác đặt câu hỏi về tính khả thi của các lò phản ứng muối nóng chảy. Trên mạng lưới The Conversation, chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân – giáo sư Đại học British Columbia M.V. Ramana đã chỉ trích việc Canada theo đuổi các lò phản ứng muối nóng chảy này.
Ông cho rằng những lò phản ứng này chưa giải quyết được những thách thức trong việc phát triển vật liệu chống ăn mòn và giải quyết chất thải của lò phản ứng hạt nhân.
Về phần mình, Trung Quốc đang có những bước tiến nhanh chóng với thứ mà họ tuyên bố là một lò phản ứng muối nóng chảy thorium thử nghiệm, cùng với hàng loạt lò phản ứng thương mại và thử nghiệm khác.
Trong khi đó, quy mô hạm đội hạt nhân của Hoa Kỳ đang sụt giảm nhanh chóng, từ đỉnh cao 104 lò phản ứng vào năm 2012 xuống chỉ còn 93 lò vào cuối năm 2021. Công ty điện dân dụng Entergy tại Michigan đã đóng cửa một nhà máy khác vào đầu năm nay, làm giảm tổng số lò phản ứng đang hoạt động trong nước còn 92.
Mặt khác, đơn vị hạt nhân mới đầu tiên của quốc gia trong nhiều thập niên, Vogtle 3 ở Georgia, đã bắt đầu nạp nhiên liệu vào sáng ngày 14/10.
“Phía Trung Quốc có đủ khả năng để chi trả cho các thử nghiệm vì họ có một lượng lớn các chuyên gia xuất sắc. Năng lực xây dựng hạt nhân của chúng ta đã suy giảm nghiêm trọng, và chúng ta phải gây dựng lại nó,” ông Nelson nói.
Cũng như ông Kennedy, một doanh nhân kinh doanh trong lĩnh vực thorium khác tại hội nghị, ông Ed McGinnis lưu ý đến sự tập trung sớm vào các lò phản ứng muối nóng chảy của các nhà phát triển năng lượng hạt nhân, đặc biệt là ông Alvin Weinberg thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge.
Ông McGinnis đã nói chuyện với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn hôm 13/10.
Hiện là Giám đốc điều hành của Curio, một công ty công nghệ hạt nhân mới và là một nhà tài trợ lớn cho hội nghị này, ông McGinnis đã dành nhiều thập niên làm việc trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân và năng lượng hạt nhân cho chính phủ liên bang. Ông từng có thời gian làm giám đốc điều hành của Hội đồng Cố vấn về Khoa học và Công nghệ của Tổng thống dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Ông nói rằng vào thời điểm ông tiến vào thế giới hạt nhân, “quỹ đạo đã được thiết lập để duy trì chu trình nhiên liệu uranium và các lò phản ứng nước áp lực.”
Nguồn quỹ dành cho nghiên cứu và phát triển hạt nhân đã chạm đáy vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Tại thời điểm đó, các đồng sự của ông McGinnis trong Bộ Năng lượng phải đối mặt với điều mà ông gọi là “một quyết định khó khăn nếu không muốn nói là một quyết định kiểu Machiavelli.”(*)
“Tôi nghĩ tiềm năng của chu trình nhiên liệu thorium đã được công nhận rất rõ ràng, nhưng họ phải làm việc trong điều kiện nguồn quỹ vô cùng hạn chế.”
Trong một cuộc thi có tổng bằng 0 giữa uranium và thorium, uranium đã thắng thế.
“Chúng tôi chưa bao giờ có đủ nguồn tài nguyên để thực sự kiểm tra khả năng phát triển vượt ra ngoài uranium,” ông nói thêm.
Trong ngành công nghiệp hạt nhân, sự hiện diện của chính phủ liên bang là không thể tránh khỏi, bởi gánh nặng quy định đối với ngành công nghiệp cũng như các mối quan tâm cụ thể về an ninh quốc gia luôn thường trực trong công nghệ này.
Các công ty khởi nghiệp thường cần được tiếp cận với các cơ sở vật chất của liên bang để nghiên cứu và phát triển giai đoạn đầu, và các mối liên hệ đối tác công tư như của công ty Clean Core không phải là hiếm.
Ông McGinnis cho rằng tiềm năng của thorium có thể và nên được giải quyết thông qua thị trường, mặc dù không phải là hoàn toàn với sự vắng bóng của các nguồn tài trợ liên bang lác đác đó đây, dựa trên phương pháp tiếp cận có “tất cả những gì ở trên” đối với tương lai năng lượng của đất nước.
“Chúng ta là ai để nói liệu thorium có thể là một chu trình nhiên liệu quan trọng hay không? Hãy để thị trường quyết định. Hãy loại bỏ chướng ngại trên con đường cao tốc quy định,” ông nói.
Năng lượng hạt nhân đang dần có được chỗ đứng vững chắc
Các ông Nelson, McGinnis, và Kennedy là một trong số nhiều chuyên gia năng lượng hạt nhân trình bày tại hội nghị, được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử và Khoa học Hạt nhân Quốc gia của Albuquerque.
Xung quanh là những vũ khí thời Chiến Tranh Lạnh được trưng bày tại bảo tàng, người ta có thể dễ dàng bỏ qua việc sử dụng phản ứng hạt nhân vì mục đích hòa bình. (Bảo tàng không thiếu các vật trưng bày về năng lượng hạt nhân, bao gồm cả thorium — chỉ là chúng quá nhỏ bé khi đặt cạnh các di vật như Bom phá hủy nguyên tử đặc biệt (SADM), một đầu đạn trong một chiếc ba lô mà lẽ ra được sử dụng để cản trở bước tiến của quân đội Liên Xô.)
Trong bối cảnh giá nhiên liệu hóa thạch tăng, sự thúc đẩy phi carbon hóa và nhận thức ngày càng tăng về những nhược điểm của phong năng và quang năng, những lo ngại về vũ khí hóa năng lượng hạt nhân đã giảm bớt. Và vì thorium không phân hạch nên nó tương đối bất khả xâm phạm để sinh sôi nảy nở.
Nhiều nhà bảo vệ môi trường đã từng phản đối năng lượng hạt nhân, với lý do lo ngại về việc xử lý chất thải hạt nhân và sự cố tan chảy.
Tuy nhiên, với sự gia tăng của phong trào “chủ nghĩa hiện đại sinh thái” ủng hộ hạt nhân, dẫn đầu bởi những nhân vật như Michael Shellenberger, cuộc tranh cãi về năng lượng hạt nhân có thể đang chuyển hướng.
Ông Karl Alex Pauls, một kỹ sư phần mềm và là nhà bảo vệ môi trường, nói với hội nghị rằng ông đã thuyết phục được ngày càng nhiều chiến binh sinh thái cánh tả, chống hạt nhân để ủng hộ sự phân tách nguyên tử.
“Đảng Dân Chủ đã thay đổi,” bài diễn văn của ông thu hút sự hoan nghênh từ đám đông.
Một cuộc khảo sát của EcoAmerica được chia sẻ trong hội nghị đã kể một câu chuyện đáng chú ý về chính trị đảng phái trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Cuộc khảo sát cho thấy khoảng 64% thành viên Đảng Cộng Hòa đã đều đặn ủng hộ nguồn năng lượng này kể từ năm 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ của các thành viên Đảng Dân Chủ đã tăng từ chỉ 37% năm 2018 lên 60% vào năm 2021. Tỷ lệ ủng hộ trên toàn quốc đã tăng từ 49% lên 59% trong cùng thời kỳ.
Sự thay đổi này trong dư luận xã hội có thể lý giải tại sao Đạo luật Cơ sở hạ tầng Lưỡng đảng (Bipartisan Infrastructure Act) năm 2021 bao gồm một nghị trình trị giá 6 tỷ dollar để giữ cho các nhà máy hạt nhân tồn tại ngay cả khi làm ăn thua lỗ.
Ông Nelson tới từ Radiant cũng tin rằng có sự đồng thuận đang gia tăng từ lưỡng đảng cho việc ủng hộ năng lượng hạt nhân. Cả ông và ông McGinnis đều cho biết chính sách hạt nhân nhất quán giữa các đời Tổng thống sẽ giúp duy trì đà phát triển này.
Ông nói: “Điều chưa rõ ràng là một kế hoạch thực hiện một chương trình năng lượng hạt nhân.”
Ông McGinnis đến từ công ty Curio muốn đạt thêm sự ủng hộ của công chúng bằng cách cung cấp câu trả lời cho chất thải hạt nhân; công ty của ông đã giới thiệu quy trình tái chế hạt nhân được gọi là NuCycle, một phần được thúc đẩy bởi chính phủ liên bang đã không kích hoạt các dự luật liên quan đến việc lưu trữ chất thải hạt nhân ở Núi Yucca của tiểu bang Nevada.
“Nếu lý do lớn nhất khiến nhiều người phản đối hạt nhân, thậm chí ngoài lý do sức khỏe, chính là chất thải, và nếu chúng ta chết trong làn nước ở Yucca, thì việc tái chế là điều không thể bàn cãi. Các quốc gia hàng đầu khác — Nga, Trung Quốc, Pháp, thậm chí cả Nhật Bản — họ tái chế hoặc đang trong quá trình này, vì điều đó có tác dụng,” ông nói.
Thậm chí, nhiều nhà bảo vệ môi trường phản đối năng lượng hạt nhân vì một lý do sâu xa hơn: họ coi nó đi ngược lại với chủ trương “giảm tăng trưởng” (“degrowth”) đối với nền kinh tế.
Ông Nelson cho rằng những tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine, vốn đã làm gián đoạn thị trường năng lượng toàn cầu, sẽ kiểm chứng sức mạnh của những niềm tin đó.
Ông Nelson nói: “Quan điểm cá nhân của tôi là những người theo chủ nghĩa giảm tăng trưởng đó sẽ hiếm hơn nhiều sau hai mùa đông tàn khốc sắp tới đã được định sẵn vào thời điểm này đối với Âu Châu, quê hương của tư tưởng giảm tăng trưởng.”
Trong bài diễn văn khai mạc của mình, ông John Kutsch của Liên minh Năng lượng Thorium đã nhấn mạnh một thách thức khác đối với việc tăng tốc và mở rộng việc sử dụng thorium — ”cái mà mọi người gọi là xây dựng sự đồng thuận ngày nay,” trích dẫn những thách thức liên quan đến việc thay đổi định nghĩa của Hiệp hội Hạt nhân Hoa Kỳ, thông báo về quy định chính của Ủy ban Điều tiết Hạt nhân.
Ông gợi ý rằng mọi người thường “vũ khí hóa việc [xây dựng sự đồng thuận] để chống lại sự tiến bộ.”
‘Teslafication’ và bắn vũ khí hạt nhân lên mặt trăng
Các chuyên gia về thorium tại hội nghị cho biết ngành công nghiệp hạt nhân của Hoa Kỳ có thể được hưởng lợi từ sự đổi mới theo định hướng tăng trưởng thực sự — điều mà ông McGinnis mô tả là hạt nhân “theo hướng Tesla,” phù hợp với các thực hành mà ông Elon Musk đã sử dụng để phát triển các công ty thành công.
Ông Nelson đến từ Radiant gợi ý rằng lĩnh vực hạt nhân tiên tiến đôi khi bị cản trở bởi sự tập trung vào đổi mới vì lợi ích của chính nó.
“Nếu các lò phản ứng hạt nhân tồn tại và hoạt động thực sự tốt, thì việc tái thiết kế có thể mang lại rất ít tác dụng,” ông Nelson nói.
Ông Caldera đến từ tiểu bang Kennedy đã lập luận rằng “các nền kinh tế tiêu chuẩn hóa sẽ không bao giờ được thực hiện ở Hoa Kỳ một cách có chủ ý.”
Ông McGinnis nói: “Thị trường hạt nhân về căn bản đã trở nên phức tạp và không ở trong tư thế tăng trưởng, và nó cần nguồn máu mới mang tính sáng tạo.”
Ông Nelson cho rằng ngành tài chính tập trung vào quá trình phi cacbon hóa có thể tạo ra tiền hơn và nói chung là các phương pháp quản lý tốt hơn trong ngành hạt nhân.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh đến một lựa chọn căn bản hơn mà người Mỹ phải đối mặt: “Tôi nghĩ quốc gia này cần quyết định rằng ưu tiên một phần lớn điện năng đến từ hạt nhân.”
“Chúng tôi cần một chương trình mà mục tiêu quốc gia, ví dụ như lên mặt trăng, có thể dẫn đến nhiều nhà máy hạt nhân giá rẻ ra đời — và chúng tôi chấp nhận rằng sẽ tốn rất nhiều tiền và mất nhiều năm để đạt được và vào cuối chương trình, sẽ không cần nhiều tiền để vận hành mỗi lò phản ứng và không nhiều năm cho mỗi lò phản ứng nữa.”
Thiên Thư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times