Người sống sót sau cuộc cách mạng theo chủ nghĩa Mao phơi bày sự tương đồng giữa Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc và Chủ nghĩa thức tỉnh
Mục tiêu thực sự của cuộc cách mạng thức tỉnh đang lan rộng khắp Mỹ quốc ngày nay là “nhằm thay đổi văn hóa [Mỹ] và phá bỏ mọi thứ [của] quá khứ: giá trị truyền thống
Một người sống sót sau Cách mạng Văn hóa Trung Quốc nói rằng khi xem xét cuộc Cách mạng Văn hóa theo chủ nghĩa Mao ở Trung Quốc và những gì đang xảy ra ở Mỹ ngày nay từ một góc độ rộng lớn hơn, người ta có thể thấy những điểm tương đồng giữa hai sự việc này, dù cho Trung Quốc Cộng sản và Mỹ quốc có hai nền văn hóa khác nhau.
Mục tiêu thực sự của cuộc cách mạng thức tỉnh đang lan rộng khắp Mỹ quốc ngày nay là để “thay đổi văn hóa [Mỹ] và phá hủy mọi thứ [của] quá khứ: giá trị truyền thống, gia đình truyền thống, các thể chế truyền thống,” theo bà Xi Van Fleet, một người lớn lên trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc.
Cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc bắt đầu vào năm 1966 và kéo dài đến thập niên cuối cùng của cuộc đời ông Mao Trạch Đông, nhằm mục đích tiêu diệt cái gọi là “tứ cựu”, phong tục cũ, văn hóa cũ, thói quen cũ, và tư tưởng cũ của Trung Quốc.
Người ta phải tiêu diệt “Tứ cựu” để thay thế chủ nghĩa Mao vào đó, bà Van Fleet nói trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “American Thought Leaders” của Epoch TV hôm 28/10.
Bà Van Fleet chỉ ra rằng những gì đang diễn ra ở Mỹ hiện nay là nhằm mục đích phá hủy “tất cả những gì là truyền thống, thay vào đó là hệ tư tưởng thức tỉnh, đó là hệ tư tưởng Marxist”.
“Chỉ khi họ phá hủy và đốt thành tro mọi thứ, thì họ mới có thể xây dựng lại theo cách tệ hơn, chứ không phải tốt hơn, để có thể nắm quyền.”
Những điểm chung
Nhà văn Mark Twain đã nói: “Lịch sử không bao giờ lặp lại, nhưng thường có nét tương đồng.”
Trung Quốc khác với Mỹ quốc, nền văn hóa của hai nước này khác nhau và hai sự việc diễn ra ở hai thời đại cũng khác nhau, vì vậy “thật sai lầm nếu so sánh hai sự việc này như hai sự việc giống hệt nhau, nhưng không, giữa chúng có những điểm tương đồng,” bà Van Fleet giải thích, trích dẫn câu nói của nhà văn Mark Twain.
Trong số những điểm tương đồng giữa sự thay đổi văn hóa ở Mỹ quốc với Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, bà Van Fleet nêu bật việc truyền bá tư tưởng vào trong nền giáo dục Mỹ, viết lại lịch sử, áp dụng nguyên mẫu về người áp bức và người bị áp bức của chủ nghĩa Marx để phân chia xã hội Mỹ quốc dựa trên chủng tộc và giới tính, và quá trình bình thường hóa bạo lực.
Bà Van Fleet cho biết, nếu người dân muốn chống lại những thay đổi văn hóa đang diễn ra trong nước thì trước tiên họ cần phải hiểu những thay đổi đó là gì “Người ta không thể chống lại những điều mà người ta không hiểu,” bà nói.
Tuy nhiên, nhiều người Mỹ không hiểu về những thay đổi đó vì họ chưa bao giờ được dạy về lịch sử chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, bà Van Fleet nói. Họ được dạy rằng chủ nghĩa cộng sản là hòa nhập, đồng cảm, yêu thương, và chấp nhận người khác, bà nói thêm.
Nhưng “những người như tôi, những người đã trải qua thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những người đã trải qua hoặc sống dưới Chủ nghĩa Cộng sản – chúng tôi nhìn thấu điều đó ngay lập tức bởi vì chúng tôi đã được dạy những điều tương tự như những gì người ta đang dạy cho người Mỹ,” bà Van Fleet giải thích.
Vì vậy, bà Van Fleet đã viết cuốn sách “Nước Mỹ của ông Mao: Lời cảnh báo của người sống sót” để giúp người Mỹ hiểu rõ tình hình và nói với họ rằng “những gì đang diễn ra ở Mỹ không có gì mới, chuyện này đã từng xảy ra trước đây.”
Bà Van Fleet cho rằng, khi người dân đã hiểu rõ sự việc thì bước tiếp theo là họ sẽ phơi bày sự việc này. Bà cũng đưa ra lời khuyên rằng, người dân cần hành động và sắp xếp lại mọi việc, bắt bằng việc bầu đúng người vào hội đồng nhà trường tại địa phương.
“Để giành chiến thắng trong cuộc chiến này, chúng ta phải giành được hệ thống trường học và hệ thống giáo dục, vì những đứa trẻ đó là tương lai của đất nước này.”
Truyền bá tư tưởng thông qua giáo dục
Bà Van Fleet nhớ lại ngay từ khi còn học mẫu giáo, bà và những đứa trẻ ở Trung Quốc theo chủ nghĩa Mao đã được dạy rằng cha mẹ “chỉ là cha mẹ ruột, cha mẹ thật của họ là đảng và Mao Chủ tịch.”
“Nếu đứng giữa việc chọn cha mẹ hay chọn đảng, người ta nên luôn chọn đảng.”
Tại trường học ở Mỹ, trẻ em được dạy rằng các em nên “gặp những người lớn đáng tin cậy” chứ không phải cha mẹ của mình, bà Van Fleet nói. “Họ không nói đó là “đảng” nhưng ý tứ rất giống nhau. Họ muốn cắt đứt mối quan hệ giữa cha mẹ và đứa con” để kiểm soát trẻ em.
Điều được dạy đó khiến cho có vẻ như chính phủ mới là “người bảo vệ thực sự” cho trẻ em, bà Van Fleet nói. “Đó chính xác là những gì đã xảy ra ở Trung Quốc.”
Hồi tháng Tư, Tổng thống Joe Biden đã nói trong bài diễn văn vinh danh những giáo viên của năm ở cấp quốc gia và cấp tiểu bang rằng: “Trẻ em không phải là con của một ai đó. Trẻ em của đất nước chúng ta đều là con của chúng ta.”
Tuy nhiên, bà Van Fleet cho biết, vì ông Mao và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm quyền lực tuyệt đối ở Trung Quốc và kiểm soát hoàn toàn hệ thống giáo dục, nên họ quyết định những gì được dạy trong trường học, cho nên có sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục của Trung Quốc và hệ thống giáo dục của Mỹ quốc.
Cách mạng Văn hóa Trung Quốc được thực hiện bởi Hồng vệ binh, một nhóm học sinh trung học cơ sở được con cái của các cán bộ cấp cao của ĐCSTQ lãnh đạo.
Bà Van Fleet cho biết Hồng vệ binh đã bị tẩy não đến mức họ tin rằng mục đích sống của họ là làm theo chỉ thị của chủ tịch Mao để chủ tịch Mao có thể kiểm soát cuộc cách mạng này.
Bà Van Fleet cho biết, vụ sát nhân đầu tiên trong Cách mạng Văn hóa được thực hiện bởi một nhóm nữ sinh có độ tuổi từ 12-16. Họ đã tra tấn và đánh hiệu phó trường trung học của họ đến tử vong.
“[Vụ việc này] đã khích lệ Hồng vệ binh trở nên táo bạo hơn và bạo lực thực sự bắt đầu trở thành chuyện thường tình.”
Chỉ riêng ở quận Đại Hưng của Bắc Kinh, chỉ trong vòng 5 ngày cuối tháng 08/1966, đã có 325 người đã bị Hồng vệ binh cướp đi mạng sống, biến cố này được gọi là Tháng Tám Đỏ. Các nạn nhân trong vụ thảm sát này có độ tuổi khác nhau, từ một em bé một tháng tuổi đến người già 80 tuổi, và 22 gia đình đều bị xóa sổ hoàn toàn.
Lịch sử được viết lại
“Để kiểm soát trẻ em, lịch sử sẽ phải được viết lại”, bà Van Fleet cho biết, đồng thời trích dẫn câu nói nổi tiếng của nhà văn George Orwell trong cuốn tiểu thuyết “1984” của ông.
Ông Orwell đã viết trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của mình: “Ai kiểm soát quá khứ sẽ kiểm soát tương lai: ai kiểm soát hiện tại sẽ kiểm soát quá khứ.”
Bà Van Fleet nói rằng bà biết được rằng lịch sử ở Trung Quốc đã được viết lại hoàn toàn.
Bà Vân Fleet khẳng định lịch sử [Trung Quốc] mà học sinh học ở trường Mỹ đã bị tẩy trắng.
“Ở trường, các em được dạy về tội ác của Đức Quốc xã, tội ác của chế độ nô lệ, [nhưng] ít học sinh biết về tội ác được thực hiện dưới danh nghĩa chủ nghĩa cộng sản.
“Số người bị sát hạt dưới thời chủ nghĩa cộng sản lớn hơn rất nhiều nhưng các em lại được dạy rằng chủ nghĩa cộng sản là sự chia sẻ. Đó là cách viết lại lịch sử.”
Những người áp bức và những người bị áp bức
Lý thuyết bóc lột của Marx chia con người thành hai giai cấp đối lập nhau: giai cấp tư sản có tài sản và giai cấp vô sản không có tài sản.
Theo Marx, giai cấp “tư bản” bị coi là giai cấp áp bức vì giai cấp này bóc lột giai cấp vô sản để kiếm tiền, giai cấp vô sản bị coi là giai cấp bị áp bức, bị bóc lột nên có địa vị đạo đức cao.
Marx cho rằng muốn xóa bỏ sự bóc lột đó thì phải tiêu diệt toàn bộ xã hội tư bản – tức là giai cấp tư sản sẽ bị tiêu diệt và tài sản của họ bị tịch thu, còn đội quân tiên phong của đảng sẽ tập thể hóa tài sản và thiết lập chủ nghĩa cộng sản.
Bà Van Fleet cho biết, học thuyết chủ nghĩa Marx, phiên bản được áp dụng ở Trung Quốc, coi người giàu là nguyên nhân của mọi vấn đề mà Trung Quốc đang gặp phải. “Mục tiêu là loại bỏ người giàu” để có thể đạt được sự công bằng.
“Người giàu là những người thành đạt, trong đó có chính cha của ông Mao,” bà Van Fleet nói.
“Cha của ông Mao là một người làm nông thịnh vượng và giàu có,” bà Van Fleet cho biết: Ông Mao miêu tả cha mình là một người làm giàu nhờ chăm chỉ, thông minh, và đưa ra nhiều quyết định đúng đắn mà không bóc lột hay áp bức ai.
Tuy nhiên, “trong chủ nghĩa cộng sản, sự giàu có là tội lỗi nguyên thủy” và là nguyên nhân khiến mọi người khốn khổ, bà nói thêm.
Bản sắc chính trị
“Mọi người vẫn nghĩ chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là những hệ thống kinh tế,” bà Van Fleet nói với chương trình “Crossroads” (Giao Lộ) của Epoch TV. “Theo một cách nào đó, đúng là như vậy” vì hai hình thái xã hội này đang tìm cách xóa bỏ tài sản cá nhân và quyền sở hữu tư nhân.
“Nhưng hơn thế nữa, [những người cộng sản] thực sự muốn xóa bỏ những suy nghĩ riêng tư. Họ muốn cải tạo người ta; họ muốn kiểm soát suy nghĩ của người ta. Hiện tượng Hồng vệ binh là kết quả của quá trình truyền bá 17 năm.”
Bà Vân Fleet chỉ ra rằng chủ nghĩa cộng sản cố gắng chia rẽ nhân dân để kiểm soát tâm trí người dân và cai trị họ
Bà giải thích, chính trị bản sắc của ông Mao là phân chia người Trung Quốc theo giai cấp. Con người ở Trung Quốc dưới thời ông Mao được định danh bằng cách gắn nhãn người giàu, nông dân, địa chủ, và người nghèo.
Bà nói thêm: “Nếu một người bị phân loại vào tầng lớp đen, tức là tầng lớp sở hữu của cải, người đó là kẻ thù của chính quyền. Và danh tính hoặc việc bị gắn nhãn đó sẽ truyền đời đời.” Con và cháu của người đó sẽ cũng bị gắn nhãn đó.
Ở Mỹ, chính trị bản sắc sử dụng thuyết chủng tộc trọng yếu (CRT) để chia rẽ con người, bà Van Fleet cho biết. Bà tin rằng CRT là vũ khí mạnh nhất để chia rẽ con người, mạnh mẽ hơn nhiều so với thuyết giai cấp.
Bởi để xác định một người thuộc tầng lớp nào thì cần phải biết người đó làm công việc gì, sống ở đâu, trong khi đó chủng tộc là thứ mà con người luôn khoác trên mình, bà Van Fleet nói rõ.
Bà Van Fleet lưu ý, ngoài chủng tộc, giới tính, khuynh hướng tính dục, và thậm chí cả tình trạng chích ngừa trong đại dịch COVID-19 đều được dùng để chia rẽ con người.
Thuyết chủng tộc trọng yếu, một bộ phận của nhánh tư tưởng tân chủ nghĩa Marx, được phát triển bởi các học giả chủ nghĩa Marx của Trường Frankfurt liên kết với Đại học Columbia ở New York với mục tiêu lật đổ nền văn minh phương Tây và áp dụng chủ nghĩa Marx vào lĩnh vực văn hóa. Lý thuyết này áp dụng những xung đột hình mẫu của chủ nghĩa Marx giữa “kẻ áp bức” và “người bị áp bức” về mặt chủng tộc và giới tính thay vì giai cấp.
Do tính dễ dao động của giai cấp, những nỗ lực phân chia con người dựa trên giai cấp đã không thành công ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ hay Vương quốc Anh. Ví dụ, một thành viên của giai cấp vô sản không còn thuộc giai cấp vô sản nếu người đó mua cổ phần công trong một công ty hoặc mở doanh nghiệp riêng của mình.
Bà Van Fleet giải thích, trong Cách mạng Văn hóa, tiêu chí để chia rẽ con người dựa vào việc người đó chống hay ủng hộ chính quyền cộng sản, và những ai chống lại chế độ cộng sản thì bị gắn nhãn “phản cách mạng” và bị tố cáo.
Ở Mỹ, thuật ngữ này được thay thế bằng từ “người phân biệt chủng tộc” hoặc những thuật ngữ liên quan như “kẻ cố chấp” hay “kẻ cực đoan”, bà Van Fleet nói. Những thuật ngữ này được dùng để “tẩy chay người ta và đẩy [họ] vào phe kẻ thù.”
à Van Fleet cho biết, sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, người dân nhanh chóng học được rằng giàu có, trông giàu có, suy nghĩ như người giàu, hành động như trưởng giả – là xấu, vì vậy “mọi người đều muốn trông giống vô sản.”
Bà Van Fleet nói rằng, ở Mỹ, suy nghĩ như người da trắng và hành động như người da trắng bị coi là xấu, và minh họa quan điểm của mình bằng một ví dụ: “Nếu quý vị học hành chăm chỉ, và hành động như người da trắng, người đó sẽ bị bài trừ.”
Bình thường hóa bạo lực
Bà Van Fleet chia sẻ trên chương trình “Crossroads” của Epoch TV rằng hệ tư tưởng của chủ nghĩa Marx cho rằng bạo lực được biện minh vì bạo lực được sử dụng với mục đích đúng đắn, đặc biệt là hình thức bạo lực chống lại những kẻ áp bức.
Trong Cách mạng Văn hóa của ông Mao, mục đích đó là tiêu diệt hết kẻ thù nên những người bị tước đi mạng sống được xác định là giai cấp đen, chẳng hạn như địa chủ, bà Van Fleet, người sống sót sau cuộc cách mạng này cho biết.
Bà nói, đối với Hồng vệ binh, những kẻ áp bức trong mắt họ là các giáo viên và hiệu trưởng trường học, vì vậy sử dụng bạo lực đối với những người này không chỉ là chính đáng mà còn được tôn vinh và khuyến khích.
Bà Van Fleet cảnh báo: “[Ở Mỹ] chúng ta chưa chứng kiến bạo lực thực sự, nhưng điều đó sẽ đến.”
Ella Kietlinska, Jan Jekielek, và Joshua Philipp thực hiện
Vân Sa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times