Lời nói tiêu cực có tính sát thương mạnh, sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của trẻ
Nếu muốn nâng cao khả năng khẳng định bản thân và thành tích của con mình, thì một trái tim tràn đầy năng lượng tích cực của cha nẹ là điều không thể thiếu.
Những lời dưới đây nghe có vẻ rất quen thuộc phải không? Rõ ràng muốn nói lời tốt đẹp, nhưng khi mở miệng lại nhẫn nhịn không được và nói lời khó nghe? Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu đối phương nói với bạn điều đó? Hãy cùng nhau đặt ra giả thiết (tưởng tượng).
“Nấu cơm nhanh lên đi!”
“Quét dọn nhẹ nhàng một chút!”
“Tại sao không giặt áo quần hằng ngày? Lẽ nào để tôi mỗi ngày phải giặt sao?”
“Đừng dán chặt mắt vào tivi nữa, mau đi rửa chén đi”.
Nếu chồng hoặc vợ của bạn dùng giọng điệu “cao cao tại thượng”, hơn nữa lại tự cho mình là đúng, không chút kiên nhẫn mà nói những lời như vậy, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bạn có luôn vui vẻ đi làm hay không?
“Em đã nấu ăn xong rồi đấy!”
“Nhẹ nhàng thì sao làm được đây? Em đã làm xong rồi!”
“Mọi người đều như vậy ư? Em có tốc độ của mình vậy!”
“Ôi trời, em đã sắp xếp ổn rồi, xem phim xong rồi đi rửa bát!”
Bạn có thật là không hề tức giận như vậy không? Những lời nói của đối phương sẽ không những làm giảm động lực làm việc, mà dù sự việc không nghiêm trọng cũng rất khó có được trạng thái vui vẻ, đúng không?
Và trẻ em cũng giống như vậy.
Khi trẻ nghe thấy giọng điệu ra lệnh “cao cao tại thượng” của người lớn, nói câu nào cũng đều là lớn tiếng, đương nhiên cá con sẽ rất tức giận.
Mọi người hãy thử mô phỏng lại trạng huống này trong tâm trí.
Tôi tin rằng các bạn có thể lý giải được uy lực của những lời nói tiêu cực, đúng không? Chắc chắn rất nhiều bậc cha mẹ là không hiểu rõ tâm tình của con trẻ.
“Cơm tối hôm nay ngon quá!”
“Cảm ơn mẹ mỗi ngày đều dọn dẹp chăm chỉ”
“Thật vui vì lúc nào cũng có một chiếc khăn tắm mềm mại và sạch sẽ”.
Cha mẹ, con cái, vợ chồng vui mừng khi người khác không còn dùng những lời lẽ nặng nề, mà thay vào đó là lời lẽ an ủi, cảm ơn.
“Ngày mai cũng tiếp tục cố gắng nhé!” Bằng cách này, tâm trạng sẽ được cải thiện một cách tự nhiên và tinh thần sẽ tích cực hơn.
Nếu bạn muốn nâng cao ý thức khẳng định bản thân và thành tích của con mình, một trái tim tràn đầy năng lượng tích cực là điều không thể thiếu. Bởi vì khi tâm trí con người được thỏa mãn, ý nghĩ “thử một chút cũng không sao” có thể nảy sinh khi đối mặt với những điều bạn không muốn làm, và sẽ có một tâm lý bao dung “thay đổi trạng thái tư duy”.
Sức mạnh của lời nói có thể tạo ra hiệu quả tiêu cực hoặc tích cực như nhau.
Ngừng sử dụng những từ ngữ mắng mỏ để tăng cường sự khẳng định bản thân.
Tôi đã tận mắt chứng kiến vô số trường hợp chỉ cần cha mẹ thay đổi thói quen nói của họ, thì điểm số của con cái sẽ được cải thiện.
Lời nói đủ để thay đổi một con người
Không, có lẽ hiệu quả cao hơn thế nhiều. Thông qua kinh nghiệm giáo dục của mình và những lần tham gia diễn thuyết, tôi nhận thấy rằng lời nói là đủ để hình thành nên một con người và cuộc sống đằng sau người đó.
Trẻ con vốn rất đơn thuần, không biết chất vấn câu nói của cha mẹ, tự đáy lòng sẽ tiếp thu, tiếp thu.
Cách đây không lâu, một học sinh trong trường luyện thi thường nói: “Em học rất kém.” Kết quả là điểm số cũng tụt dốc thảm hại như thể khớp với câu nói này.
Tôi lo lắng đến gặp mẹ của học sinh này để trao đổi để trực tiếp, phát hiện người mẹ liên tục nói “vì đứa nhỏ này thực sự giống tôi, không giỏi việc học”, khiến tôi kinh ngạc không thôi.
Câu nói của người mẹ “thực sự học không giỏi” đã vô tình in sâu vào tâm hồn đứa trẻ và hình thành một hiện thực tương ứng.
Có thực chỉ đơn giản là một lời mắng mỏ?
“Những lời nói lặp đi lặp lại sẽ thành hiện thực”.
Lời nói lặp đi lặp lại sẽ hình thành gợi ý mạnh mẽ, có tác động đến cử chỉ, lời nói, tư duy, thậm chí ảnh hưởng đến cả ngoại hình và tính khí của con người.
Nhìn từ góc độ này, những gì ẩn giấu trong lời nói có thể là con người chân thật.
Trong lĩnh vực huấn luyện (Coaching), có một thuật ngữ gọi là “tự tiết” (Autocrine, ban đầu dùng để chỉ sự tự tiết của tế bào)”, có nghĩa là “sau khi nghe những gì bản thân nói, cũng sẽ ảnh hưởng đến nội tâm của bạn”.
Khi cha mẹ nói với con cái, tai và đầu của họ cũng sẽ xác nhận lại lời nói của chính họ, vì vậy tất nhiên bản thân người nói cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp này, những từ ngữ tiêu cực được áp dụng nhiều lần với trẻ cũng sẽ thâm nhập vào cơ thể cha mẹ từng từ một, vì vậy người nói sẽ tiếp nhận thông tin tiêu cực mà không hề hay biết.
“Mọi người đều thấy con là một đứa ngốc.” Khi bạn nói điều này, cả con trẻ và bạn sẽ cảm thấy bất an.
“Ngay cả việc nhỏ này cũng không thể làm được?” Khi bạn nói điều này, cả con trẻ và bạn sẽ trở nên vô năng.
“Con là đứa trẻ hư hỏng”. Lúc nói câu này ra, đứa trẻ và bạn đều sẽ trở thành người hư hỏng.
Như vậy vô tình, cha mẹ và con cái cùng rơi vào một phiên bản tiêu cực của việc ném một hòn đá giết chết hai con chim.
Trước hết hãy, chúng ta nên ghi nhớ rằng “ác hữu ác báo”, và hãy ngừng sử dụng những lời nguyền rủa.
Thường ngày cũng nên nhớ cố gắng nhiều nhất có thể, không sử dụng các từ ngữ tiêu cực.
Khoảnh khắc bạn ngừng nói lời mắng mỏ, lời mắng đó sẽ được giải trừ.
Tằng Trân biên tập
Thiên Lý biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ